Chương 3: Dòng điện trong các môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 24: Linh kiện bán dẫn (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu c1 (trang 121 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêU một thí nghiệm đơn giản để minh họa tính chất chỉnh lưu của một điôt bán dẫn.

Lời giải:

Mắc mạch điện như hình vẽ, Đ là bóng đèn loại 12V, đặt vào A, B hiệu điện thế xoay chiều 12V.

Đóng K1, mở K2 thì đèn sáng bình thường.

Đóng K2, mở K1 thì đèn sáng mờ hẳn.

+ Giả sử trong nửa chu kì đầu, điện thế VB > VA nên dòng điện qua đèn theo chiều từ B sang A.

+ Trong nửa chu kì sau điện thế VB < VA nên không có dòng điện qua đèn.

+ Như vậy dòng điện qua R là dòng chỉnh lưu theo một chiều từ B sang A trong 1/2 chu kì.

Câu c2 (trang 123 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Từ cấu tạo của tranzito như trên hình 24.5 có thể coi nó như là hai điôt mắc chung nhau ở một đầu được không ?

Lời giải:

Không thể coi tranzito như hai điôt mắc chung nhau ở một đầu được vì theo cấu tạo của tranzito, khu vực bán dẫn ở giữa có chiều dày rất nhỏ và có mật độ hạt tải điện thấp.

Câu 1 (trang 125 sgk Vật Lý 11 nâng cao): . Hãy nêu các linh kiện bán dẫn mà em biết.

Lời giải:

Ví dụ : điôt, transistor, photođiôt,…

Câu 2 (trang 125 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Quang điện trở và photođiôt đều có thể dùng làm cảm biến ánh sáng. Hãy so sánh hoạt động của hai loại cảm biến này.

Lời giải:

Quang điện trở: giá trị điện trở thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào nó.

Photôđiôt: có sự thay đổi cường độ dòng điện khi có ánh sáng cường độ biến thiên chiếu vào nó.

Câu 3 (trang 125 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu các linh kiện bán dẫn hoạt động trên cơ sở lớp chuyển tiếp p – n và giải thích hoạt động của chúng.

Lời giải:

• Điôt chỉnh lưu

Chỉ cho dòng điện đi qua điôt theo một chiều khi có sự phân cực thuận chuyển tiếp p – n .

• Phôtôđiôt

Khi ánh sáng chiếu vào chuyển tiếp p – n của Phôtôđiôt, có khả năng biến tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện, nên được dùng làm cảm biến ánh sáng.

• Pin mặt trời

Khi ánh sáng chiếu vào chuyển tiếp p – n của pin, các cặp electron – lỗ trống sinh ra. Điện trường trong của lớp chuyển tiếp có tác dụng đẩy các electron về phía bán dẫn loại n và lỗ trống về phía bán dẫn loại p ⇒ giữa hai đầu của lớp chuyển tiếp hình thành một hiệu điện thế ⇒ thành một nguồn điện

• Điôt phát quang

Khi cho một dòng điện thuận qua chuyển tiếp của điot phát quang thì nó có thể phát sáng.

Câu 4 (trang 125 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy vẽ sơ đồ mạch khuếch đại dùng tranzito n – p – n và giải thích tác dụng của nó.

Lời giải:

Sơ đồ hình 26.2 SGK trang 123

Bài 1 (trang 125 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn câu sai

A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng

B. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt

C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p – n của nó được chiều bằng ánh sáng thích hợp, khi hai cực của Phôtôđiôt được nối với một điện trở

D. Có thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p

Lời giải:

Không thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p ⇒ câu D sai

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 934

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống