Chương 8: Các nhóm thực vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 40: Hạt trần – Cây thông giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 40 trang 132: Quan sát và ghi lại đặc điểm của cành, lá thông

Lời giải:

– Cành thông mang 2 lá

– Lá thông nhỏ dài, hình kim

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 40 trang 132: – Hãy quan sát và ghi lại cấu tạo các nón đó, đối chiếu với các hình vẽ .

– Sau khi quan sát nón thông hãy dùng bảng dưới đây để so sánh cấu tạo của hoa và nón, điền dấu + (có) hay – (không) vào các vị trí thích hợp.

– Từ bảng trên cho biết: Có thể coi nón như một hoa được không?

– Quan sát một nón đã phát triển:

Tìm các hạt, hạt có đặc điểm gì? nằm ở đâu? Hãy so sánh nón đã phát triển với một quả của cây có hoa (quả bưởi) và tìm các điểm khác nhau cơ bản.

Từ những điều trên, ta có thể trả lời được câu hỏi ở phần đầu của bài.

Lời giải:

– Cấu tạo nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm

– Cấu tạo nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc.

Đặc điểm cấu tạo Lá đài Cánh hoa Nhị Nhụy
Chỉ nhị Bao hay túi phấn Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa + + + + + + + Trong bầu nhụy
Nón + Ở vảy

– Một nón không có đủ các bộ phận giống như 1 hoa nên không thể coi nón là một hoa được.

– Hạt nhỏ, dẹt, hạt có cánh. Hạt nằm ở trên vảy.

– Điểm khác nhau cơ bản giữa nón đã phát triển và quả của cây có hoa là về vị trí của hạt, ở nón đã phát triển thì hạt nằm ở lá noãn( vảy), còn ở quả của cây có hoa thì hạt nằm trong quả.

-Như vậy thông chưa có hoa, quả thật.

Bài 1 (trang 134 sgk Sinh học 6): Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?

Lời giải:

   + Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái.

   + Cấu tạo:

   – Nón đực:

      • Nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành.

      • Cấu tạo: 1 trục lớn nằm chính giữa, xung quanh trục là các vảy (nhị) mang túi phấn, trong túi phấn là hạt phấn.

   – Nón cái:

      • Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ thành từng chiếc.

      • Cấu tạo: 1 trục lớn ở giữa, xung quanh trục là các vảy (lá noãn) chứa noãn.

Bài 2 (trang 134 sgk Sinh học 6): So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Lời giải:

    Giống nhau:

      – Cấu tạo : Cơ thể gồm rễ, thân, lá thật

      – Sinh sản: Đã có cơ quan sinh sản

Cây thông Cây dương xỉ
Cấu tạo

– Là cây thân gỗ lớn

– Thân cây phân cành, các cành mang các lá

– Là cây thân rễ, thân bò ngang trên đất

– Từ thân mọc ra các lá dạng như lông chim

Sinh sản

– Cơ quan sinh sản là nón.

– Nón đực chứa hạt phấn, nón cái chứa noãn

– Sau khi hạt phấn và noãn thụ tinh sẽ phát triển thành cây con

– Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở mặt dưới lá. Bào tử sau khi phát tán sẽ nảy mầm thành nguyên tản

– Sau khi nguyên tản nảy mầm sẽ hình thành túi tinh (chứa tinh trùng) và túi trứng (chứa trứng)

– Trứng và tinh trùng kết hợp tạo hợp tử và phát trỉnh thành cây con

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 951

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống