Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 17 trang 47: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
Trả lời:
– Âm mưu của nhà Hán là xóa bỏ nước ta và biến nước ta trở thành một phần lãnh thổ của nhà Hán
– Các quan lại đứng đầu các châu, quận đều là người Hán, ở cấp huyện lạc tướng vẫn là người cai quan như cũ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 17 trang 47: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
Trả lời:
– Nhân dân Giao Châu phải nộp nhiều loại thuế như thuế muối, thuế sắt
– Hàng năm phải lên rừng xuống biển tìm sản vật quý hiếm để cống nộp
– Nhà Hán đưa người sang nhắm đồng hóa dân ta, bắt dân ta theo phong tục hán cho dễ cai trị
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 17 trang 48: Qua 4 câu thơ (Thiên nam ngữ lục, SGK, trang 48) , em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
Mục tiêu của khởi nghĩa là :
– Đánh đuổi xâm lược.
– Giành lại đất nước do vua Hùng để lại.
– Trả thù cho chồng.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 17 trang 48: Theo em việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Trả lời:
Nói lên sự căm phẫn của nhân dân với ách thống trị của nhà Hán, mong muốn đoàn kết với nhau để đánh đuổi quân xâm lược.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 17 trang 48: Dựa vào lược đồ (SGK, trang 49) , em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Trả lời:
– Khởi nghĩa bùng nổ ở Mê Linh dưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng.
– Quân ta tiến đánh và giành chiến thắng ở Cổ Loa và Luy Lâu.
– Khỏi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Bài 1 trang 49 Lịch Sử 6: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Trả lời:
– Nước Âu Lạc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
– Đứng đầu châu và quận là quan lại người Hán. Đứng đầu huyện vẫn là Lạc Tướng người Việt.
– Nhân dân ta bị bắt phải theo phong tục Hán. Phải nộp nhiều loại thế và hàng năm phải tìm sản vật để cống nạp.
Bài 2 trang 49 Lịch Sử 6: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu (SGK trang 49)
Trả lời:
Nhận xét của Lê Văn Hưu đã chứng tỏ cái quyền uy của Hai Bà Trưng lúc đó. Sức mạnh và sự đoàn kết của nhân dân khắp nơi đủ sức để đánh đuổi quân Hán, giành lại đất nước.