Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
A. Học theo SGK
I – TRỌNG LỰC LÀ GÌ?
1. Thí nghiệm
Câu C1 trang 31 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Lò xo có tác dụng vào quả nặng.
Lực đó có phương thẳng đứng và chiều ngược lại với chiều hướng vào Trái Đất. Quả nặng vẫn đứng yên vì lực kéo của lò xo tác dụng vào đã cân bằng với trọng lượng của vật.
Câu C2 trang 31 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Điều chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn làm viên phấn là lực hút của Trái Đất.
Lực đó có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới về phía Trái Đất.
Câu C3 trang 31 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
– Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng.
– Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.
II – PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC
1. Phương và chiều của trọng lực
Câu C4 trang 31-32 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của thẳng đứng, tức là phương dây dọi.
b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng từ trên xuống dưới.
2. Kết luận
Câu C5 trang 32 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.
IV –VẬN DỤNG
Câu C6 trang 32 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Phương thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang là vuông góc với nhau.
Ghi nhớ:
– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất.
– Trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.
– Đơn vị của lực là Niuton – viết tắt là N. Trọng lượng của quả cân là 100g là 1N.
B. Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 8.1 trang 32 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Một gàu nước được treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực kéo của dây gàu; lực thứ hai là trọng lực của gàu nước. Lực kéo do dây gàu tác dụng vào gàu. Trọng lượng do Trái Đất tác dụng vào gàu (H.8.1a).
b) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và trọng lực của quả chanh là hai lực cân bằng.
c) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, trọng lực của người và xe đã làm cho lò xo bị biến dạng.
Bài 8.2 trang 33 VBT Vật Lí 6: Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác
Lời giải:
Ví dụ quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
Bài 8.4* trang 33 VBT Vật Lí 6: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:
A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
B. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị treo lơ lửng trong con tàu.
C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bị cân bởi lực đẩy của động cơ.
D. Mặt Trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất. Vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở vào tình trạng như Mặt Trăng. Con tàu vũ trụ khi đã bay vào quỹ đạo thì cũng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm nó quay tròn quanh Trái Đất.
Lời giải:
Chọn D.
Chuyển động quay là chuyển động có hướng thay đổi. Muốn chuyển động thay đổi hướng phải có lực tác dụng).
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 8a trang 33 Vở bài tập Vật Lí 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Lời giải:
a) Một hộp phấn đặt nằm yên trên bàn. Hộp phấn chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực nâng của mặt bàn; lực thứ hai là trọng lượng của hộp phấn. Lực nâng do mặt bàn tác dụng vào hộp phấn. Trọng lượng do Trái Đất tác dụng tác dụng vào hộp phấn.
b) Một lực sĩ đang nâng một quả tạ trên tay. Lực nâng của lực sĩ lên phía trên và trọng lượng của quả tạ là hai lực cân bằng.
c) Đặt một quả nặng kên cân đĩa thì lò xo của cân bị nén lại, trọng lượng của quả nặng đã làm cho lò xo bị biến dạng.
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 8b trang 33 Vở bài tập Vật Lí 6: Một học sinh muốn cắm một cây gậy xuống đất theo phương thẳng đứng. Làm thế nào để thực hiện được việc này cho chính xác?
Lời giải:
Buộc một vật nặng vào sợi dây để làm dây dọi. Do trọng lượng tác dụng lên vật nặng và lực căng của sợi dây là hai lực cân bằng nên sợi dây có phương thẳng đứng.
Để dây dọi bên cạnh chiếc gậy và điều chỉnh sao cho chiếc gậy song song với sợi dây. Khi đó cây gậy đã được dựng theo phương thẳng đứng.
Báo cáo thực hành
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
Họ và tên:……………………………… Lớp:………………
1. Mục tiêu của bài
Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.
2. Tóm tắt lý thuyết
a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối một chất.
b) Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
3. Tóm tắt cách làm
Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:
a) Đo khối lượng của sỏi bằng: Cân đòn hoặc cân Rô-béc-van.
b) Đo thể tích của sỏi bằng: Bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3.
c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:
4. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi
Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là: