Chương 2: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Câu 1 trang 80 SBT Địa Lí 6: Quan sát hình 26.1, kết hợp với kiến thức được học, hãy cho biết:

    a) Tên của hai nhân tố chính thức tác động vào đá để hình thành đất.

    b) Quá trình hình thành đất của các nhân tố này diễn ra như thế nào.

    Lời giải:

    a) Đá mẹ và khí hậu

    b) Nhiệt độ và nước mưa thấm xuống làm đá mẹ bị nứt vỡ và dần dần bị phong hóa. Thực vật phân hủy chất hữu cơ và thúc đẩy quá trinh phong hóa. Kết quả là đất được hình thành.

    Câu 2 trang 81 SBT Địa Lí 6: Quan sát hình 26.2, hãy cho biết:

    a) Giữa sườn A và sườn B, sườn nào có lớp đất dày hơn.

    b) Vì sao lớp đất của hai sườn lại có sự dày mỏng khác nhau như vậy.

    Lời giải:

    a) Sườn B có lớp đất dày hơn.

    b) Do sự hai sườn có sự khác nhau về điều kiện khí hậu, thảm thực vật. Sườn A khí hậu khô hạn, khắc nghiệt hơn nên quá trình phong hóa diễn ra chậm. Sườn B có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quá trình phong hóa đất diễn ra nhanh.

    Câu 1 trang 81 SBT Địa Lí 6: Hãy đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng nhất.

    Hai thành phần chính của đất là:

    a) khoáng và nước
    b) chất hữu cơ và khoáng
    c) khoáng và không khí
    d) chất hữu cơ và nước
    e) chất hữu cơ và không khí

    Lời giải:

    a) khoáng và nước
    b) chất hữu cơ và khoáng X
    c) khoáng và không khí
    d) chất hữu cơ và nước
    e) chất hữu cơ và không khí

    Câu 2 trang 81 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.

    Các thành phần của đất gồm có:

    a) khoáng, chất hữu cơ, độ phì, nước.
    b) khoáng, nước, không khí, độ phì.
    c) khoáng, chất hữu cơ, không khí, độ phì.
    d) khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước.

    Lời giải:

    a) khoáng, chất hữu cơ, độ phì, nước.
    b) khoáng, nước, không khí, độ phì.
    c) khoáng, chất hữu cơ, không khí, độ phì.
    d) khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước. X

    Câu hỏi trang 82 SBT Địa Lí 6: Quan sát hình 26.3, hãy giải thích (trong điều kiện đá mẹ như nhau):

    a) Vì sao lớp đất ở hai sườn núi A có độ dày như nhau.

    b) Vì sao lớp đất ở phía Nam của sườn núi B lại dày hơn lớp đất ở sườn núi phía Bắc.

    Lời giải:

    a) Vì hai sườn có điều kiện hình thành đất giống nhau: cùng nằm ở vùng nội chí tuyến, trong năm đều nhận được lượng nhiệt lớn, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Vì vậy quá trình phong hóa hình thành đất diễn ra như nhau ở cả hai sườn.

    b) Sườn phía Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn sườn phía Bắc, góc chiếu ánh sáng mặt trời và lượng nhiệt nhận được trong năm lớn hơn sườn phía Bắc. Vì vậy quá trình phong hóa hình thành đất sườn phía Nam diễn ra mạnh mẽ hơn sườn Bắc.

    Câu hỏi trang 82 SBT Địa Lí 6: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

    Đá mẹ khác nhau không những hình thành những loại đất khác nhau, mà trong cùng một thời gian (cùng một quá trình) như nhau cũng sẽ tạo nên những lớp đất dày mỏng khác nhau.

    Lời giải:

    Đúng

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 925

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống