Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tiêu đề bài thơ cho thấy tác giả viết bài thơ một cách “ngẫu nhiên”, tình cảm quê hương bộc lộ ngay khi vừa trở về quê. Khác với hoàn cảnh xa quê trong Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch.
Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu đầu sử dụng phép tiểu đối (đối trong cùng một câu) thiếu-lão (trẻ-già), tiểu-đại (nhỏ-lớn), li-hồi (đi xa-trở về), hương âm-mấn mao (giọng quê-tóc mai), vô cải-tồi (không đổi-rụng).
Phép đối thể hiện sự khác biệt khi trẻ, lúc già có nhiều sự thay đổi tuy nhiên tấm lòng luôn hướng về quê hương.
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phương thức biểu đạt | Tự sự | Miêu tả | Biểu cảm | Biểu cảm qua tự sự | Biểu cảm qua miêu tả |
Câu 1 | x | x | x | ||
Câu 2 | x | x | x |
Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu đầu là cảm xúc nhắc lại sự thay đổi, có chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê trở về. Hai câu dưới lại mang giọng điệu hóm hỉnh, bi hài. Nhi đồng xuất hiện cũng là một thế hệ mới, càng khắc sâu tuổi già của người trở về, càng tạo nên sự bơ vơ, lạc lõng cho “khách”. Câu hỏi làm tác giả vừa vui vừa buồn.
So sánh hai bản dịch thơ :
– Giống : đều dịch theo thể lục bát và sát với bản dịch nghĩa.
– Khác : Bản của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiêu biểu (trẻ cười), còn bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mềm mại, hơi hụt hẫng.