Bài 3

Sách giải văn 7 bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích từng bài ca dao có thể thấy

– Bài 1

    + đây là lời của cha mẹ nói với con

    + dấu hiệu là tiếng gọi con ơi

– Bài 2

    + đây là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ hướng về quê mẹ

    + dấu hiệu đối tượng hướng đến quê mẹ. Trong ca dao ngõ sau và bến sông thường gắn với tâm trạng người phụ nữ

– Bài 3

    + lời của con cháu nói với ông bà hoặc người thân

    + dấu hiệu đối tượng của nỗi nhớ là ông bà , nuộc lạt, mái nhà hường gợi nhớ nững người thân thương

– Bài 4

    +lời của người lớn nói với người nhỏ trong gia đình

    + dấu hiệu nội dung câu hát là lời tâm sự

Câu 2 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Nội dung bài ca dao là muốn nói đến công lao to lớn của cha mẹ với con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái

– Cái hay của bài ca này là:

    + công lao của cha mẹ được cụ thể hóa bằng các hình ảnh to lớn vĩnh hằng: núi ngất trời, biển mênh mông

    + sử dụngcác hình ảnh biểu trưng lối nói truyền thống của người Việt cha là núi mẹ là biển

    + lời nhắc nhở được lồng vào bài hát dân gian dễ nhớ dễ thuộc dễ đi vào lòng người khiến người đọc nhận thức và suy ngẫm

– Sưu tầm các câu tương tự

    + Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

    + Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

Câu 3 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Tâm trạng của nhân vật trữ tình là tâm trạng người con gái lấ chồng xa quê. Cảnh tượng trong bài ca dao đã thể hiện điều đó , cụ thể

    + thời gian là buổi chiều , không phải một mà là nhiều chiều như thế. Chiều chiều gợi buồn gợi nhớ bởi đó là thời gian của đoàn tụ gia đình >< sự bơ vơ lạc lõng của người con gái

    + ngõ sau: vắng lặng heo hút → số phận người con gái trong gia đình nhà chồng, che giấu những giọt nước mắt tủi hờn

    + quê mẹ là hình ảnh quê nhà vơi những kỉ niệm đẹp ấm cúng tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 4 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Bài 3 diễn tả nỗi nhớ sự kính yêu ông bà

– Những tình cảm đó được diễn tả bằng các hình thức so sánh bao nhiêu …..bấy nhiêu

– Cái hay trong cách diễn đạt đó thể hiện ở chỗ

    + từ ngó lên thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà

    + hình ảnh nuộc lạt mái nhà thể hiện sự gắn bó bền chặt của những người trong gia đình và công lao ông bà khó nhọc cần cù gây dựng gia đình cho con cháu

    + cách so sánh bao nhiêu …bấy nhiêu đã cụ thể hóa nỗi nhớ công lao vốn trừu tượng của ông bà

    + hình thức thơ lục bát → nỗi nhớ da diết sâu đậm

Câu 5 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Trong bài 4 tình cảm anh em được diễn tả: khác với người xa, các từ cùng một. Anh em tuy hai mà một: cùng cha mẹ, cùng sướng khổ…

– Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh: như thể tay chân (dùng các bộ phận cơ thể bằ xương bằng thịt để so sánh với tình nghĩa anh em)

→ thể hiện sự gắn bó thiêng liêng, nhắc nhở anh em phải biết đùm bọc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau

Câu 6 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cả bốn bài:

    + thể thơ lục bát

    + các hình ảnh dân gian quen thuộc

    + thường có biện pháp so sánh

Luyện tập

Bài 1 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình

– Những tình cảm ấy thường kín đáo sâu lắng chân thành tiêu biểu cho tâm tình người lao động

Bài 2 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sưu tầm một số bài ca dao khác có nội dung tương tự

    + Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương

   

    + Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờm không dây

   

    + Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chũ hiếu mới là đạo con

   

    + Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1113

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống