- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài ôn tập phần tiếng việt (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài ôn tập phần tiếng việt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
Bài 1 (trang 183 Ngữ Văn 7 Tập 1): Vẽ sơ đồ
Bài 2 (trang 184 Ngữ Văn 7 Tập 1): Lập bảng sp sánh quan hệ từ với danh từ động từ tính từ về ý nghĩa và chức năng
Từ loại | Ý nghĩa và chức năng |
Quan hệ từ | Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa như quan hệ sở hữu , so sánh, nhân quả….giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong đọa |
Động từ |
– Là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật – Thường kết hợp với các từ đã , sẽ , đang,… ở phía trước và một số từ ở phía sau tạo thành cụm động từ – Làm vị ngữ trong câu |
Danh từ |
– Là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng , khái niệm – Thường kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ này, ấy , đó ở phia sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ – Làm chủ ngữ trong câu |
Tính từ |
– Là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động trạng thái – Có thể kết hợp với các từ đã sẽ đang cũng vẫn để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy chớ, đừng rất hạn chế – Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ |
Bài 3 (trang 184 Ngữ Văn 7 Tập 1): Giải nghĩa các từ Hán Việt đã học
– Bạch( bạch cầu): trắng
– Bán( bức tượng bán thân): nửa, một nửa
– Cô( cô độc): một mình
– Cư( cư trú): ở
– Cửu( cửu chương): chín
– Dạ( dạ hương dạ hội): đêm
– Đại ( đại lộ, đại thắng): lớn
– Điền( điền chủ, công điền): ruộng
– Hà( sơn hà): sông
– Hậu( hậu vệ): sau
– Hồi( hồi hương, thu hồi): trở về
– Hữu( hữu ích): có
– Lực( nhân lực): sức
– Mộc( thảo mộc): cây cỏ
– Nguyệt( nguyệt thực): trăng
– Nhật ( nhật kí): mặt trời , còn có nghĩa là ngày
– Quốc( quốc ca): nước
– Tam( tam giác): ba
– Tâm( yên tâm): lòng
– Thảo( thảo nguyên): cỏ
– Thiên( thiên niên kỉ): nghìn
– Thiết ( thiết giáp): sắt thép
– Thiếu( thiếu niên , thiếu thời): trẻ
– Thôn( thôn xã , thôn nữ): làng
– Thư( thư viện: sách
– Tiền( tiền đạo) trước, ở phía trước
– Tiểu( tiểu đội): nhỏ
– Tiếu ( tiếu lâm): cười
– Vấn ( vấn đáp) : hỏi