Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 21 trang 71: Quan sát hình 21, thảo luận rồi đánh dấu (X) và điền cụm từ gợi ý vào bảng 1 cho phù hợp:
Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm
STT | Nơi sống | Lối sống | Đặc điểm cơ thể | Khoang áo phát triển | ||||
1 | Trai sông | |||||||
2 | Sò | |||||||
3 | Ốc sên | |||||||
4 | Ốc vặn | |||||||
5 | Mực | |||||||
Cụm từ và kí hiệu gợi ý |
– Ở cạn, biển – Ở nước ngọt – Ở nước lợ |
– Vùi lấp – Bò chậm chạp – Bơi nhanh |
– 1 vỏ xoắn ốc – 2 mảnh vỏ – Vỏ tiêu giảm |
X | X | X | X |
– Thảo luận và rút ra đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Trả lời:
STT | Nơi sống | Lối sống | Kiểu vỏ đá vôi | Đặc điểm cơ thể | Khoang áo phát triển | |||
Thân mềm | Không phân đốt | Phân đốt | ||||||
1 | Trai sông | Ở nước ngọt, lợ | Vùi lấp | 2 mảnh vỏ | X | X | X | |
2 | Sò | Ở biển | Vùi lấp | 2 mảnh vỏ | X | X | X | |
3 | Ốc sên | Ở cạn | Bò chậm chạp | 1 vỏ xoắn ốc | X | X | X | |
4 | Ốc vặn | Ở nước ngọt | Bò chậm chạp | 1 vỏ xoắn ốc | X | X | X | |
5 | Mực | Ở biển | Bơi nhanh | Vỏ tiêu giảm | X | X | X | |
Cụm từ và kí hiệu gợi ý |
– Ở cạn, biển – Ở nước ngọt – Ở nước lợ |
– Vùi lấp – Bò chậm chạp – Bơi nhanh |
– 1 vỏ xoắn ốc – 2 mảnh vỏ – Vỏ tiêu giảm |
X | X | X | X |
– Đặc điểm chung của ngành Thân mềm: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 21 trang 72: Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để ghi vào bảng 2.
Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm
STT | Ý nghĩa thực tiễn | Tên đại diện thân mềm có ở địa phương |
1 | Làm thực phẩm cho con người | |
2 | Làm thức ăn cho động vật khác | |
3 | Làm đồ trang sức | |
4 | Làm vật trang trí | |
5 | Làm sạch môi trường nước | |
6 | Có hại cho cây trồng | |
7 | Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán | |
8 | Có giá trị xuất khẩu | |
9 | Có giá trị về mặt địa chất |
Trả lời:
STT | Ý nghĩa thực tiễn | Tên đại diện thân mềm có ở địa phương |
1 | Làm thực phẩm cho con người | Mực, sò, hến, nghêu, ốc |
2 | Làm thức ăn cho động vật khác | Sò, hến, ốc |
3 | Làm đồ trang sức | Trai (ngọc trai) |
4 | Làm vật trang trí | Xà cừ, vỏ ốc, vỏ sò |
5 | Làm sạch môi trường nước | Trai, sò, vẹm |
6 | Có hại cho cây trồng | Các loại ốc sên |
7 | Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán | Ốc ao, ốc tai |
8 | Có giá trị xuất khẩu | Mực, bào ngư, sò huyết |
9 | Có giá trị về mặt địa chất | Vỏ sò, vỏ ốc |
Câu 1 trang 73 Sinh học 7: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Trả lời:
Do cả 2 đều có đặc điểm giải phẫu chung của ngành thân mềm: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa.
Câu 2 trang 73 Sinh học 7: Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?
Trả lời:
– Làm thực phẩm cho con người: Mực, sò, hến, nghêu, ốc
– Có giá trị xuất khẩu: mực, bạch tuộc, sò huyết…
Câu 3 trang 73 Sinh học 7: Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?
Trả lời:
– Bảo vệ phần thân mềm bên trong của con vật.
– Có giá trị làm đồ trang trí hay trang sức.