Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 149: Hãy xác định trên hình 43.1 phạm vi lãnh thổ của miền này, chỉ rõ các khu vực Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trả lời:
Giới hạn từ dãy Bạch Mã đến mũi Cà Mau bao gồm Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 149: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía bắc?
Trả lời:
– Gió mùa đông bắc bị chặn lại hoàn toàn ở dãy Bạch Mã.
– Thuộc khu vực cận xích đạo, chịu tác động mạnh mẽ của gió tín phong và gió tây nam, chế độ nhiệt ổn định, nóng quanh năm.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 149: Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía bắc?
Trả lời:
Trong mùa khô có sự hoạt động của gió tín phong khô nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 150: Tìm trên hình 43.1 những đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Linh 2598m, Vọng Phu 2051m, Chư Y ang Sin 2405m) và các cao nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắc, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh).
Trả lời:
Học sinh dựa vào các kí hiệu bản đồ tìm trên hình các đỉnh núi và cao nguyên.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 150: So sánh với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có những nét khác biệt cơ bản nào?
Trả lời:
– Nguồn gốc:
+ ĐBS Hồng do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ ĐBS Cửu Long do hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.
– Địa hình:
+ Đồng bằng sông Hồng: cao trung bình 7 mét so với mực nước biển, có đê bao quanh, thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: cao trung bình 1 – 2 mét so với mực nước biển, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều ô trũng ngập nước.
– Đất:
+ Đồng bằng sông Hồng: đất trong đê không được bồi đắp phù sa, ngoài đê được bồi đắp hàng năm, chủ yếu là đất phù sa và phần nhỏ đất xám trên phù sa cổ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: đất được bồi tụ phù sa hàng năm, chủ yếu là đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 43 trang 150: Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả… ở miền Nam nước ta hiện nay và cho biết hoàn cảnh sinh thái tự nhiên của các vùng đó.
Trả lời:
– Các vùng chuyên canh lớn ở miền nam: lúa gạo (Đồng bằng sông Cửu Long), cà phê (Tây Nguyên), cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), cây ăn quả (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).
– Đặc điểm tự nhiên:
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
+ Đông Nam Bộ: địa hình thoải, đất ba dan và đất xám, khí hậu cận xích đạo, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
+ Tây Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng, đất ba dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, có sông lớn.
Bài 1 trang 151 Địa Lí 8: Đặc trưng khí hậu Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
Trả lời:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.
– Nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC, tổng lượng nhiệt lớn.
– Mùa khô nóng, kéo dài 6 tháng, mưa rất ít gây hạn hán và cháy rừng.
– Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3-7oC, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông.
Bài 2 trang 151 Địa Lí 8: Trình bày những tài nguyên chính của miền.
Trả lời:
– Đất: đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, đát xám ở Đông Nam Bộ.
– Rừng: có diện tích rộng, độ che phủ lớn ở Tây Nguyên.
– Dầu khí ở thềm lục địa Nam Bộ.
– Quặng bô xít ở Tây Nguyên.
Bài 3 trang 151 Địa Lí 8: Lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu sau:
Trả lời:
Miền | Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ | Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ | Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ |
Địa chất – địa hình |
– Miền nền cổ, núi thấp. – Hướng vòng cung |
– Miền địa máng, núi cao. – Hướng tây bắc – đông nam. |
– Miền nền cổ, núi và cao nguyên. – Hướng vòng cung và nhiều hướng khác. |
Khí hậu – thủy văn |
– Lạnh nhất cả nước. – 3 tháng mùa đông – Sông Hồng, sông Lô, sông Thương, sông Lục Nam,… – Mùa lũ từ tháng 6 – 10. |
– Lạnh do núi cao và gió mùa đông bắc. – Sông Đà, sông Mã, sông Cả,… – Mùa lũ ở Bắc Trung Bộ từ tháng 9 – 12. |
– Nóng quanh năm. – Chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.v – Sông Mê Công chia nhiều nhánh, lũ tháng 7 – 11, nhiều kênh rạch. |
Đất – Sinh vật |
– Đất feralit trên đá vôi, đất phù sa. – Rừng nhiệt đới gió mùa, một số sinh vật ôn đới và cận nhiệt. |
– Đất feralit trên đá vôi, đất mùn núi cao. – Rừng nhiệt đới gió mùa, một số sinh vật ôn đới và cận nhiệt |
– Đất feralit trên đá ba dan, đất xám, đất phù sa. – Rừng cận xích đạo, nhiệt đới. |
Bảo vệ môi trường |
– Trồng cây gây rừng, chống xói mòn. – Phòng chống thiên tai: lũ lụt, ngập úng, sạt lở đất,…v – Bảo vệ nguồn nước. |
– Trồng rừng đầu nguồn, chống xói mòn đất, thiên tai lũ quét và sạt lở đất. |
– Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng chống xâm nhập mặn ven biển.
– Xây dựng hồ chứa nước cho mùa khô. |