Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 8 – Tổng kết và ôn tập Phần 1 giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
Bài 1 trang 52 Công nghệ 8: Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?
Lời giải:
Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật.
Lời giải:
– Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
– Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong kĩ thuật sản xuất: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, điện lực, kiến trúc, quân sự, …
– Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong sản xuất và đời sống:
Trong sản xuất, muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu … Các nội dung này được trình bày theo các quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật. Sau đó người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công.
Trong đời sống, để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm do con người làm ra: đồ dùng điện tử, các loại máy, phương tiện đi lại một cách hiệu quả và an toàn, mỗi chiếc máy hoặc thiết bị phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời và hình (bản vẽ, sơ đồ …).
Lời giải:
– Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà trong đó các tia chiếu đi qua các điểm của vật thể và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
– Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
Lời giải:
– Khối đa diện.
– Hình hộp chữ nhật.
– Hình lăng trụ đều.
– Hình chóp đều.
– Hình trụ.
– Hình nón.
– Hình cầu.
Lời giải:
Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
Lời giải:
Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu đứng, bằng và cạnh. Mỗi hình chiếu thường có hình dạng là tam giác cân, hình chữ nhật, hình tròn.
Lời giải:
– Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể).
– Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch.
Lời giải:
– Có 2 loại ren thường dùng: ren ngoài và ren trong.
– Ren dùng để ghép nối các chi tiết, bộ phận, linh kiện của máy móc với nhau.
Lời giải:
– Ren nhìn thấy:
Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 vòng.
– Ren bị che khuất:
Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Lời giải:
– Bản vẽ các khối đa diện: đọc được hình dạng, thông số hình chiếu của các khối đa diện.
– Bản vẽ các khối xoay tròn: đọc được hình dạng, thông số của hình chiêu các khối xoay tròn.
– Bản vẽ kĩ thuật: trình bày thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc và thường vẽ theo tỉ lệ.
– Bản vẽ chi tiết: bao gồm các hình biểu diễn, kích thước và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết đó.
– Bản vẽ lắp: biểu diễn hình dạng, kết cấu của một san rphaamr và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
– Bản vẽ nhà: bao gồm các hình biểu diễn: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
Lời giải:
Lời giải:
Lời giải:
h.4a
Hình dạng khối | A | B | C |
Hình trụ | x | ||
Hình hộp | x | ||
Hình chóp cụt | x |
h.4b
Hình dạng khối | A | B | C |
Hình trụ | x | ||
Hình nón cụt | x | ||
Hình chỏm cầu | x |
Lời giải:
Lời giải: