Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Sách Bài Tập Sinh Học 8 – Bài tập có lời giải trang 5, 6, 7 SBT Sinh học 8 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài 1 trang 5 SBT Sinh học 8: Nói rằng tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo chung. Cho biết cấu tạo chung đó được thể hiện như thế nào ?
Lời giải:
Tế bào có cấu tạo gồm :
– Màng sinh chất còn gọi là màng tế bào.
– Chất tế bào có chứa các bào quan như : lưới nội chất (lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt), bộ máy Gôngi, ti thể, trung thể…
– Nhân : đây là phần quan trọng nhất vì đóng vai trò điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền ; nhân con tổng hợp ARN ribôxôm (rARN).
Bài 2 trang 5 SBT Sinh học 8: Khi nói về các hệ co quan trong cơ thể, cho biết:
a) Vai trò của các hệ co quan đó.
b) Vẽ so đổ thể hiện mối quan hệ giũa các hệ co quan trong cơ thể.
Lời giải:
a) Vai trò của các hệ cơ quan
– Hộ tiếu hoá : Tiếp nhận thức ăn, nước, muối khoáng ; biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng ; hấp thụ và thải chất bã.
– Hệ hồ hấp : Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường.
– Hệ tuần hoàn : Vận chuyển chất dinh dưỡng, Oo tới các tế bào, đồng thời vận chuyển các chất thải và dư thừa đến các cơ quan bài tiết.
– Hệ bài tiết : Lọc và thải các sản phẩm phân huỷ của tế bào và các sản phẩm dư thừa, độc hại.
– Hệ vận động (cơ, xương) : Vận động cơ thể.
– Hệ sinh dục : Có chức năng sinh sản.
– Hệ thần kinh : Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.
– Hệ nội tiết : Tiết hoocmôn điều hoà trao đổi chất và chuyển hoá trong tế bào cơ thể.
b) Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan
Bài 3 trang 6 SBT Sinh học 8: Mô tả cấu tạo của một noron điển hình. Chức năng cơ bản của nơron là gì ? Nơron gồm những loại nào ?
Lời giải:
– Cấu tạo :
+ Nơron là tế bào thần kinh có cấu tạo gồm : thân nơron chứa nhân lớn, nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một tua dài (sợi trục).
+ Phần lớn các tua dài được bao bọc bởi bao miêlin.
– Chức năng : Nơron có 2 chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
+ Cảm ứng : Nơron có khả năng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích.
Kích thích → Nơron → Xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định :
Từ sợi nhánh → Thân nơron → Sợi trục
– Có 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm nơron cảm giác) : Thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) : Nằm trong trung ương thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm nơron vận động) : Thân nằm trong trung ương thần kinh, truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
Bài 4 trang 7 SBT Sinh học 8: Máu thuộc loại mô gì ? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó ?
Lời giải:
Máu được xếp vào mô liên kết (thuộc loại mô liên kết lỏng) vì máu gồm huyết tương là dịch lỏng và các tế bào máu. Huyết tương của máu là chất nền (chất gian bào). Các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương.