Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 8 – Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào hình 28.1 “Lược đồ Địa hình Việt Nam” trong SGK, em hãy cho biết:
– Khu vực Đông Bắc có những hướng núi chính nào. Nêu tên các dãy núi thể hiện cho từng hướng.
– Khu vực Tây Bắc, hướng núi chính là hướng gì. Nhìn chung độ cao của khu vực này so với các khu vực khác như thế nào.
– Hướng núi của khu vực Trường Sơn Bắc. Mối quan hệ giữa các dãy núi và đồng bằng ở khu vực này như thế nào.
– Khu vực Trường Sơn Nam có những cao nguyên nào.
– Những vùng bờ biển bằng phẳng ở vùng đồng bằng phát triển như thế nào. Những vùng bờ biển khúc khuỷu là vùng có địa hình ven bờ như thế nào.
Lời giải:
– Khu vực Đông Bắc có những hướng núi chính: hướng vòng cung. Gồm các dãy núi: Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
– Hướng núi chính của khu vực Tây Bắc là hướng tây bắc – đông nam. Đây là khu vực có địa hình cao nhất nước ta.
– Khu vực Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam. Ở khu vực này có các nhánh núi nằm ngang chia cắt đông bằng duyên hải Trung Bộ như là: đèo Ngang, dãy Bạch Mã…
– Khu vực Trường Sơn Nam có những cao nguyên: CN. Kon Tum, CN. Plây Ku, CN. Đắk Lắk, CN. Lâm Viên, CN. Mơ Nông, CN. Di Linh.
– Những vùng bờ biển bằng phẳng ở vùng đồng bằng phát triển theo hai hướng: bồi tụ và mài mòn. Những vùng bờ biển khúc khuỷu là vùng có địa hình ven bờ có nhiêu vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
Bài 2 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8: Hãy kể tên hai đồng bằng lớn ở nước ta và nói rõ chúng do những hệ thống sông nào bồi đắp nên.
Lời giải:
– Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi sông Hồng và sông Thái Bình.
– Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi sông Tiền và sông Hậu.
Bài 3 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8: Nối ý ô bên trái với ý ô bên phải sao cho phù hợp và hoàn chỉnh:
Lời giải: