Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 9 VBT Lịch Sử 8: Em hãy phác họa nét nổi bật của tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.
Lời giải:
– Nông nghiệp:
+ Phương thức canh tác lạc hậu.
+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
+ Nạn đói, mất mùa thường xuyên xảy ra.
– Công – thương nghiệp:
+ Hình thức sản xuất CTTC chiếm ưu thế.
+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.
+ Thị trường buôn bán được mở rộng.
– Như vậy, tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng là: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề.
Lời giải:
Bức tranh “tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” đã diễn tả một cách cô đọc, súc tích nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp và nỗi thống khổ của người nông dân Pháp trước cách mạng. Qua bức tranh có thể thấy:
– Sự lạc hậu của nền nông nghiệp nước Pháp: điều này được thể hiện qua chi tiết “chiếc cuốc mòn vẹt” – công cụ lao động rất thô sơ, do đó, năng suất lao động rất thấp.
– Cuộc sống khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng:
+ Người nông dân phải chịu sự áp bức, bóc lột hết sức nặng nề của cả hai đẳng cấp Tăng lữ và quý tộc.
+ không những vậy, mùa màng còn thường xuyên bị các con vật như chim, chuột, thỏ phá hoại… điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân càng thêm khốn khó, cùng cực.
Xã hội nước Pháp trước cách mạng được phân chia thành những đẳng cấp nào?
a. Hai đẳng cấp – Tăng lữ và Quý tộc.
b. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
c. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quỹ tộc và bình dân thành thị.
d. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và nông dân.
Lời giải:
(b) Ba đẳng cấp – Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Lời giải:
Nhận xét:
– Tăng lữ và Quý tộc phong kiến là các đẳng cấp được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. hai tầng lớp này cấp kết với nhau trong việc áp bức, bóc lột đẳng cấp thứ ba.
– Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, như: nông dân, bình dân thành thị, giai cấp tư sản… Đẳng cấp thứ ba chịu nhiều ách áp bức, bóc lột nặng nề từ nhà nước phong kiến chuyên chế và giáo hội.
Lời giải:
– Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
+ Đầu thế kỉ XVIII, ở Pháp xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng, với các đại diện tiêu biểu là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô, nhóm Bách khoa toàn thư….
+ Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà tư tưởng tiến bộ đã: kịch liệt phê phán sự thối nát, lạc hậu của nhà nước phong kiến chuyên chế và giáo hội; đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
+ Những quan điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng trong trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến; Động viên quần chúng về mặt tư tưởng, dọn đường cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội sắp sửa diễn ra.
– Ba nhà tư tưởng nổi tiếng của giai cấp tư sản thời đó là:
+ Mông-te-xki-ơ
+ Vôn-te
+ Ru-xô
Hãy khoanh tròn chữ cái chỉ nội dung em cho là đúng.
a. Số nợ mà triều đình phong kiến – đứng đầu là vua Lu-i XVI, vay của tư sản đến năm 1789 là rất lớn.
b. Để trả nợ số tiền nhà nước vay của tư sản, nhà vua đã huy động thu nhiều loại thuế làm cho các tầng lớp nhân dân rất bất bình.
c. Để phản đối các chính sách của nhà vua, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.
d. nhà vua huy động quân đội đàn áp nhân dân, làm cho các cuộc đấu tranh nổ ra ngày một nhiều.
đ. Năm 1789 là năm có nhiều cuộc nổi dậy nhất của nông dân và bình dân thành thị.
e. cách mạng bùng nổ vì mâu thuẫn giữ phong kiến quý tộc và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.
Lời giải:
a. Số nợ mà triều đình phong kiến – đứng đầu là vua Lu-i XVI vay của giai cấp tư sản đến năm 1789 là rất lớn.
b. Để trả số nợ vay của tư sản, nhà vua đã huy động thu nhiều loại thuế làm cho các tầng lớp nhân dân rất bất bình.
c. Để phản đối các chính sách của nhà vua, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.
d. Năm 1789 là năm có nhiều cuộc nổi dậy nhất của nông dân và bình dân thành thị.
e. Cách mạng bùng nổ vì mâu thuẫn giữa phong kiến quý tộc và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt.
Lời giải:
Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập, khai mạc ngày 5/5/1789 tại cung điện Véc-xai. Những người được tham dự hội nghị là các đại biểu Tăng lữ, Quý tộc và đại biểu của Đẳng cấp thứ ba. Hội nghị diễn ra rất căng thẳng vì đại biểu Quý tộc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu của Đẳng cấp thứ ba thì kịch liệt phản đối chủ trương này.
Bất bình với hai đẳng cấp trên, ngày 17 – 6 các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp, thành lập Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Trước tình hình đó, nhà vua và quý tộc đã dùng quân đội để uy hiếp Quốc hội. Trong khi ấy, quần chúng lao động và các nhà tư sản cách mạng cũng tự vũ trang cho mình để chống lại nhà vua. Nhiều binh lính cũng ủng hộ quần chúng cách mạng. Ngày 14/7/1789 cuộc tấn công vào ngục Ba-xti bắt đầu. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
Lời giải:
– Cuộc tấn công của quần chúng cách mạng vào pháo đài Ba-xti: rất sôi nổi, quyết liệt. Thể hiện quyết tâm của quần chúng nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hà khắc, phản động để giành quyền tự do, bình đẳng và dân chủ.
– Ý nghĩa của sự kiện 14/7/1789:
+ Phá tan ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. → Báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp.
+ Khơi nguồn cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Lời giải:
– Giai đoạn 1: chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 – 10/8/1792)
+ Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân Pari nổi dậy tấn công ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Ngày 26/8/1789, “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.
+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
+ Năm 1792, liên quân Áo – Phổ cấu kết với lực lượng phản động trong nước Pháp để tấn công nước Pháp cách mạng.
+ 10/8/1792, Nhân dân Pháp nổi dậy đấu tranh lật đổ sự thống trị của phái Lập Hiến, xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến.
– Giai đoạn 2: Nền cộng hòa (21/9/1792 – 2/6/1793)
+ 21/9/1792, nền Cộng hòa được thiết lập.
+ 21/1/1793, vua Luis XVI bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc.
+ Mùa xuân năm 1793, nước Anh liên kết với các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Trong bối cảnh “tổ quốc lâm nguy”, phái Gi-rông-đanh không lo chống thù trong giặc ngoài mà chỉ thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi của mình → quần chúng nhân dân mâu thuẫn với phái Gi-rông-đanh.
+ 2/6/1793, Nhân dân Pháp lật đổ sự thống trị của phái Gi-rông-đanh.
– Giai đoạn 3: chính quyền Gia-cô-banh (2/6/1793 – 27/7/1794)
+ 2/6/1793, chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh. Cách mạng lên tới đỉnh cao.
+ Chính quyền Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ, ví dụ: chia ruộng đất cho dân nghèo, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo….
+ 26/6/1794, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, nhân dân Pháp đánh tan quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
+ 27/2/1794, lực lượng tư sản phản động tiến hành đảo chính, nền chính dân chủ Gia-cô-banh bị lật đổ.
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
1789 | – Khai mạc hội nghị ba đẳng cấp |
14/7/1789 | – Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti. Cách mạng bùng nổ. |
26/8/1789 | – Quốc hội thông qua Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền. |
Tháng 9/1791 | – Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. |
Tháng 8/1792 | – 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp. |
10/8/1792 | – nhân dân Pa-ri đứng lên lật đổ sự thống trị của Đại tư sản |
21/9/1792 | – Nền Cộng hòa đầu tiên được thành lập |
21/1/1793 | – Vua Lu-i XVI bị đưa lên đoạn đầu đài. |
Đầu năm 1793 | – Quân Anh và các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. |
2/6/1793 | – Rô-be-spie lãnh đạo nhân dân Pa-ri lật đổ phái Gi-rông-đanh và giành thắng lợi. |
26/6/1794 | Liên minh chống Pháp bị đánh bại và bắt đầu tan rã. |
27/7/1794 | – Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử. |
Lời giải:
– Mặt tiến bộ:
+ Phản ánh ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một xã hội mà ở đó: con người được hưởng mọi quyền tự do, bình đẳng; một xã hội tràn ngập tình yêu thương giữ con người với con người.
+ Đề cao tư tưởng: chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.
→ Như vậy, có thể thấy, bản tuyên ngôn này đã thể hiện rất rõ tính chất tiến bộ và tính thời đại sâu sắc.
– Mặt hạn chế:
+ Thừa nhận quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng, bất khả xâm phạm → đồng nghĩa với việc: phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thật sự giữa con người với con người; hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.
Lời giải:
– Luật sư Rô-be-spie (1789 – 1794) là nhà cách mạng cánh tả trong cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia-co-banh.
– Rô-be-spie lag người có tài hùng biện, có tinh thần cách mạng kiên cường và nổi tiếng với đức tính chính trực, liêm khiết.
– Dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spi e, quần chúng nhân dân Pháp đã đánh bại thù trong giặc ngoài, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và nền chuyên chính dân chủ cách mạng.
– Rô-be-spie bị lực lượng tư sản phản cách mạng bắt giữ trong cuộc đảo chính ngày 27/7/1789. Tới ngày 28/7/1789, ông cùng các bạn chiến đấu của mình bị xử tử.
Lời giải:
Các câu trả lời đúng là:
[X] Tịch thu ruộng đât của giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài, chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân.
[X] xây dựng quân đội cách mạng hùng hậu để đối phó với bên ngoài.
[X] Thành lập ủy ban cứu nước, trưng thu lúa mì bán cho dân nghèo.
[X] Quy định mức lương cho công nhân.
Lời giải:
Vai trò của quần chúng nhân dân:
– Là động lực chính, lực lượng tham gia đông đảo nhất của cách mạng.
– Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với tinh thần cách mạng triệt đã đưa đến thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.
b. Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
c. Hạn chế của cách mạng tư sản Pháp là
Lời giải:
a. – Ý nghĩa trong nước:
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế đã từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ; đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
+ Thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của CNTB ở Pháp (thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, tạo điều kiện thuận lơi cho sự phát triển của công – thương nghiệp…)
– Đối với thế giới:
+ Làm lung lay chế độ phong kiến ở khắp châu Âu.
+ Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của CNTB ở các nước tiên tiến lúc bấy giờ.
b. – Vì: cuộc cách mạng này không chỉ hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản (lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của CNTB); mà trong quá trình cách mạng, một số quyền lợi của nhân dân lao động cũng được giai cấp tư sản quan tâm giải quyết (vấn đề ruộng đất, quy định giá cả tối đa các mặt hàng bán cho dân nghèo….)
c. – Duy trì chế độ tư hữu tài sản, hợp thức hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.
– Sự phân hóa trong nội bộ lực lưỡng lãnh đạo – giai cấp tư sản thành các bộ phận, các phe phái với những yêu cầu về lợi ích khác nhau → chi phối sâu sắc tới tiến trình cách mạng, khiến cho cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra lâu dài, phức tạp.