Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 66 VBT Lịch Sử 8: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mè em cho là đúng.
[ ] Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với thuộc địa.
[ ] Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.
[ ] Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
[ ] Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
[ ] Sự bất mãn về vấn đề thuộc địa giữa Anh, Pháp và Mĩ.
Lời giải:
Các câu trả lời đúng là:
[X] Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.
[X] Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
– Đức, Italia, Nhật Bản > <…………………………….
– Liên Xô > < ………………………..
Lời giải:
– Đức, Italia, Nhật Bản > < Anh, Pháp, Mĩ.
– Liên Xô > < Khối các nước đế quốc (Anh – Pháp – Mĩ) và Khối các nước phát xít (Đức – Italia- Nhật Bản).
Lời giải:
Liên xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai vì:
– Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc (Khối Trục phát xít do Đức – Italia- Nhật Bản cầm đầu) với Khối đế quốc do Anh – Pháp – Mĩ cầm đầu) về vấn đề thị trường, thuộc địa đã lên tới đỉnh điểm → Khó có thể giải quyết thông qua con đường hòa bình.
– Thứ hai: Thái độ thỏa hiệp, dung dưỡng của các cường quốc tư bản (Anh – Pháp – Mĩ) đối với chủ nghĩa phát xít nhằm chống lại Liên Xô và đàn áp phong trào cách mạng thế giới. → Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Phát xít bành trướng thế lực.
– Thứ ba: Các nước Phát xít và các cường quốc tư bản (Anh – Pháp – Mĩ) tuy mâu thuẫn nhau về vấn đề thuộc địa, song đều thống nhất với nhau trong mục tiêu chống lại Liên Xô → Liên Xô không đủ sức mạnh để chống lại cùng một lúc cả kẻ thù.
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện lịch sử chính |
1/9/1939 | Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. |
9/1940 | – Quân Italia tấn công Ai Cập. |
– Nhật Bản xâm lược Việt Nam rồi tràn vào các nước Đông Dương. | |
22/6/1941 | – Đức tấn công Liên Xô. |
7/12/1941 | – Nhật Bản tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu cảng. |
1/1942 | – Mặt trận Đồng minh chống Phát xít được hình thành. |
2/2/1943 | – Chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô. |
6/6/1944 | – Quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai tại Noóc-măng-đi (miền Bắc nước Pháp). |
9/5/1945 | – Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện. chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. |
6/8/1945 | – Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) |
9/8/1945 | – Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) |
15/8/1945 | – Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. |
Lời giải:
Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai:
– Từ tháng 9/1939 – 22/6/1941: là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các cường quốc tư bản với các nước phát xít nhằm mục đích: tranh giành thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới.
– Từ 22/6/1941 đến 15/8/1945: với sự tham chiến của Liên Xô và sự ra đời của Mặt trận Đồng minh chống phát xít, tính chất của cuộc chiến tranh đã có sự thay đổi, trở thành cuộc đấu tranh chính nghĩa, nhằm: chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Lời giải:
Nội dung | Chiến tranh thế giới thứ nhất | Chiến tranh thế giới thứ hai |
Thời gian | 1914 – 1918 | 1939 – 1945 |
Nguyên nhân sâu xa | – Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa. | – Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa |
Nguyên nhân trực tiếp | – 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi. | – Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 → sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít. |
– Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp của các cường quốc tư bản (Anh – Pháp – Mĩ) đối với chủ nghĩa phát xít nhằm chống lại Liên Xô. | ||
Tính chất | – chiến tranh phi nghĩa. | – 1/9/1939 – 22/6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa. |
– 22/6/1941 – 15/8/1945: chiến tranh chính nghĩa. | ||
Hậu quả | ||
– 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. | – 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. | |
– Thiệt hại về vật chất lên đến 85 tỉ USD. | – Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất. |