Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 87 VBT GDCD 8): Tài sản nào dưới đây là tài sản nhà nước?
A. Vốn của cá nhân góp trong doanh nghiệp nhà nước
B. Nhà ở của dân
C. Khoáng sản trong lòng đất
D. Tiền lương, tiền thưởng phát cho công nhân
Trả lời:
Chọn đáp án C
Câu 2 (trang 87 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Hành vi, việc làm | Thực hiện | Vi phạm |
A. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng | X | |
B. Sử dụng lãng phí tài sản nhà nước khi được giao bảo quản, sử dụng | X | |
C. Tiết kiệm tài nguyên vật liệu sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước | X | |
D. Nhập khẩu trang thiết bị, phế thải | X | |
E. Tham ô tài sản nhà nước | X | |
F. Sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân | X | |
G. Xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lí xuống sông | X | |
H. Lấn chiếm đất công, các công trình công cộng | X | |
I. Tố cáo những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng | X |
Câu 3 (trang 88 VBT GDCD 8): Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích cộng đồng?
A. Làm mất, hư hỏng tài sản nhà nước được trông giữ, bảo quản
B. Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, tiết kiệm
C. Sử dụng thoải mái, lãng phí điện, nước của cơ quan
D. Tranh thủ sử dụng tài sản nhà nước giao quản lí vào mục đích cá nhân
Trả lời:
Chọn đáp án B
Câu 4 (trang 88 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một số tài sản nhà nước và lợi ích công cộng: Rừng núi, ao hồ, sông ngòi, đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, các đồ dung của tập thể, nguồn tài nguyên trong lòng đất, thềm lục địa,…
Câu 5 (trang 88 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một số hành vi xâm hại tài sản nhà nước, lợi ích công cộng: Khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên, xả rác ra ao hồ sông ngòi, phá hoạt tài sản chung, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên,…
Câu 6 (trang 88 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ tài sản nhà nước thể hiện qua những việc làm:
– Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…
– Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…).
– Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng
– Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước
– Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Câu 7 (trang 88 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Em không tán thành với cách làm của Hùng. Tại vì cách làm đó sẽ làm phá hoại môi trường công cộng, gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường công cộng
Câu 8 (trang 89 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Hành vi của Bình và Minh thể hiện sự vô trách nhiệm, tắc trách trong công việc là ảnh hưởng đến lợi ích công công, phá hoại tài sản chung gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản.
Câu 9 (trang 89 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một số bạn nhảy lên bàn ghế để nghịch, vẽ, viết bậy ra bàn, bẻ cây trong trường là những hành vi phá hoại toàn sản công cộng, là hành động đáng bị lên án, phê phán.
Em sẽ khuyên các bạn nên dừng lại ngay những hành vi, hành động phá hoại hành động tài sản chung của lớp không chỉ ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của tập thể mà đó còn là biểu hiện đánh giá ý thức của các bạn
Câu 10 (trang 89 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Nếu có người xâm phạm tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng, trong phạm vi có thể em sẽ trực tiếp ngăn cản, hoặc sẽ báo cáo với chính quyền để có biện pháp xử lí
Tại vì: Chính quyền là đơn vị có thẩm quyền, có thể đưa ra những biện pháp sử lí thích đáng
Câu 11 (trang 90 VBT GDCD 8):
Trả lời:
– Việc làm tốt: Giữ gìn tài sản chung của trường, lớp như bàn ghế, bóng đèn, quạt,…, thực hiện nghiêm túc các quy định nơi công cộng (thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim), không bứt lá bẻ cành, không xả rác ra môi trường, vứt rác ra nơi công cộng,…
– Việc làm chưa tốt: Đôi khi do thói quen, còn chưa biết sử dụng tiết kiệm điện nước
– Biện pháp khắc phục: Tự nhắc nhở, kiểm điểm bản thân, tập cho mình thói quen tiết kiệm điện nước.
III. Truyện đọc, thông tin
Những người bảo vệ rừng trong câu chuyện trên là những người dũng cảm, có trách nhiệm cao, chiến đấu hết mình, quả cảm vì màu xanh của đất nước, vì những cánh rừng xanh, vì tài sản chung của cộng đồng, đất nước. Những hành động đó thật đáng biểu dương, ngưỡng mộ, khâm phục.