Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 19: Quyền tự do ngôn luận giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 96 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách:
– Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố lớp..) trên các phương tiện thông tin đại chúng
– Qua quyền tự do báo chí.
– Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc với cử tri, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.
Câu 2 (trang 96 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Để thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận, công dân phải:
– Nắm được rõ về luật
– Thể hiện tiếng nói của bản thân đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh
– Không lạm dụng quyền tự do ngôn luận để nói xấu người khác, bôi nhọ danh dự của người khác
– Quyền tự do ngôn luận nhưng phải phù hợp với pháp luật với thuần phong mĩ tục của dân tộc
Câu 3 (trang 96 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Ví dụ trường hợp sử dụng không đúng quyền tự do ngôn luận: Nam và Quang vốn ganh ghét nhau trong lớp, tuy nhiên ở trên lớp có thầy cô nên hai bạn không dám to tiếng với nhau. Tuy nhiên, khi về nhà, hai bạn lại lên facebook nói với nhau những lời khiếm nhã, làm mất đi danh dự, phẩm chất của nhau. Khi được các bạn trong lớp khuyên các bạn nên gỡ bài trên facebook xuống, hai bạn đều nói mang xã hội là nơi chúng tôi thích nói gì thì nói, không ai có quyền can thiệp.
Câu 4 (trang 96 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện:
– Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin theo quy định của pháp luật
– Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở trên phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, đóng góp dự thảo pháp luật
Câu 5 (trang 96 VBT GDCD 8):
Trả lời:
– Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt lớn bé, già trẻ.
– Học sinh thực hiện quyền ngôn luận bằng cách: Phát biểu ý kiến của mình trong các tiết học, nói lên ý kiến bản thân trong các cuộc họp lớp, họp Đoàn,…
Câu 6 (trang 97 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Bản thân em và các bạn trong lớp trong trường đang sử dụng rất tốt quyền tự do ngôn luận của mình, bằng quyền đó, mỗi người có thể thoải mái đưa ra những ý kiến, những ý tưởng cho việc xây dựng phong trào trường lớp, được phép phản hồi những ý kiến trái chiều nhau trong một tiết học, một cuộc họp. Chúng em cũng rất được tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mình.
Câu 7 (trang 97 VBT GDCD 8): Ý kiến nào dưới đây về quyền tự do ngôn luận là đúng?
A. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì
B. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mà mình muốn
C. Công dân có quyền tham gia thảo luận, bàn bạc đóng góp ý kiến với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội
D. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không có bất cứ một sự ràng buộc nào
Trả lời:
Chọn đáp án C
Câu 8 (trang 97 VBT GDCD 8): Quyền tự do ngôn luận là quyền của ai?
A. Tự do ngôn luận là quyền của cán bộ công chức nhà nước
B. Tự do ngôn luận là quyền của mọi công dân
C. Tự do ngôn luận là quyền của những người từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Tự do ngôn luận là quyền của nhà văn, nhà báo
Trả lời:
Chọn đáp án B
Câu 9 (trang 97 VBT GDCD 8): Những việc làm nào dưới đây thể hiện sự tự do ngôn luận của công dân?
A. Viết bài đăng báo phản ánh tình hình ô nhiễm môi trường địa phương
B. Góp ý trực tiếp cho hàng xóm về việc bày hàng hóa tràn ra vỉa hè, gây cản trở giao thông
C. Làm đơn tố cáo một cán bộ nhà nước có biểu hiện tham nhũng
D. Phê bình người có hành vi lấn chiếm lối đi chung của khu dân cư trong cuộc họp tổ dân phố
E. Xem bình luận bóng đá trên ti vi
F. Chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân trong các cuộc họp tiếp xúc với cử tri
G. Học sinh tham gia xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của lớp
H. Tụ tập để bàn luận về những tin đồn
I. Góp ý kiến vào dự thảo văn bản Luật
J. Làm đơn kiện để đòi quyền thừa kế
Trả lời:
Chọn đáp án: A. B, C, D, F, G, I
Câu 10 (trang 98 VBT GDCD 8):
Trả lời:
a. Việc làm của Huy và Tú là lợi dụng quyền tự do ngôn luận để nói sai sự thật đánh giá, bôi nhọ danh dự người khác. Đó là hành động đáng trách, đáng phê phán
b. Em sẽ góp ý cho hai bạn: Cá bạn nên phản ánh một cách chân thực, khách quan, đúng sự thực, đừng vì cảm xúc cá nhân mà có những đánh giá lệch lạc.
Câu 11 (trang 98 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Việc làm của cán bộ xã B là sai vì đã không làm tròn trách nhiệm của bản thân, không có lời giải đáp thích đáng cho người dân, không tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân, thay vào đó là hành vi đe dọa
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 99 VBT GDCD 8):
Trả lời:
Một số chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, phản ánh nguyện vọng của mình:
– Hộp thư truyền hình
– Bạn của nhà nông
– Nhịp cầu tuổi thơ
– An toàn giao thông
– Với khán giả VTV3
Câu 2 (trang 99 VBT GDCD 8):
Trả lời:
– Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo đúng quy định của pháp luật tại vì có nhiều người lợi dụng quyền của mình để có những phát ngôn sai sự thật , nói xấu, bôi nhọ danh dự của cá nhân, tập thể, tổ chức, vì thế việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo đúng quy định của pháp luật vừa để đảm bảo quyền lợi cá nhân, vừa đảm bảo quyền lợi tập thể.
– Nếu không tuân thủ quy định của pháp luật, những phát ngôn sẽ không được kiểm soát, dễ gây ra những hành vi sai trái, phạm tội