Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 31 SBT GDCD 8: Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Hãy nêu một số ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

    Lời giải:

    Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

    Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

    Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao…

    Câu 2 trang 31 SBT GDCD 8: Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

    Lời giải:

    – Điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh , phong phú.

    – Giữ trật tự an ninh.

    – Vệ sinh môi trường.

    Câu 3 trang 31 SBT GDCD 8: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

    Lời giải:

    Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường…

    Câu 4 trang 31 SBT GDCD 8: Hãy liên hệ bản thân xem em đã làm được những gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

    Lời giải:

    Em đã góp phần xây dựng cộng đồng dân cư như:

       – Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

       – Tránh xa những tệ nạn xã hội.

       – Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

       – Vệ sinh đường phố.

    Câu 5 trang 31 SBT GDCD 8: Hành vi nào sau đây góp phần xây diừig nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

    A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn

    B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc

    C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận

    D. Vứt rác bừa bãi

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A

    Câu 6 trang 32 SBT GDCD 8: Câu thành ngữ nào dưới đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

    A. Lá lành đùm lá rách

    B. Tương thân tương ái

    C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo

    D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 7 trang 32 SBT GDCD 8: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

    A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

    B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi.

    C. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng.

    D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: B

    Câu 8 trang 32 SBT GDCD 8: Hành vi nào sau đây nói đầy đủ nhất về ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

    A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

    B. Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp.

    C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

    D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 9 trang 32 SBT GDCD 8: Vừa bước vào lớp, Lan đã thấy Huyền đang khóc thút thít. Hỏi ra mới biết mấy bữa nay bố bạn ấy thua lô đề, cờ bạc nên chủ nợ kéo đến nhà đòi nợ ráo riết. Huyền còn buồn hơn khi thấy bố Huyền chuẩn bị cho chị gái mới 16 tuổi đi lấy chồng để có chút tiền trả nợ. Cả nhóm bỗng xôn xao :

    – Thế là tảo hôn đấy.

    – Ngày xưa mẹ tớ cũng 16 tuổi lấy chồng đấy, có sao đâu. Nhà nước cũng không cấm. Vì đấy là quyền tự do hôn nhân mà – Dũng xen vào.

    Câu hỏi :

    1/ Theo em, bạn Dũng nói như thế đúng hay sai ?

    2/ Nếu em là người chứng kiến cuộc trò chuyện đỏ, em sẽ nói với Dũng như thế nào ?

    3/ Theo em, những ai có thể giúp cho Huyền và chị gái của Huyền thoát khói hoàn cảnh đó ?

    Lời giải:

    1/ Theo em, bạn Dũng đã sai khi nói như vậy.

    2/ Em sẽ nói Dũng biết, suy nghĩ vậy là sai; chỉ khi nào đủ 18 tuổi trở lên, công việc ổn định mới nên lấy chồng.

    3/ Gia đình có thể giúp Huyền thoát khỏi hoàn cảnh này.

    Câu 10 trang 33 SBT GDCD 8: Vài năm gần đây, các cửa hàng internet, game online mọc lên như nấm sau mưa trong các khu dân cư. Nhiều thanh thiếu niên suốt ngày la cà chơi điện tử dẫn đến tình trạng lười học, lười lao động, tiêu phí thời gian vô ích và còn có cả hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp đế có tiền chơi, thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.

    Câu hỏi:

    1/ Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?

    2/ Theo em, các cơ quan chức năng địa phương cần làm gì để hạn chế những tệ nạn đó ?

    Lời giải:

    1/ Hiện tượng trên hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển nhân cách của thanh thiếu niên.

    2/ Các cơ quan chức năng nên nào cuộc, để hạn chế sự tác động tiêu cực của các cửa hàng này.

    Câu 11 trang 33 SBT GDCD 8: Bác Tổ trưởng dân phố đi từng nhà thông báo :

    – Sáng thứ 7 tuần này mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ nhé.

    Sáng thứ 7, tất cả mọi người trong tổ mang dụng cụ lao động ra làm vệ sinh. Chi có gia đình ông Bảy là không có ai ra lao động. Ông Bảy còn báo : “Rỗi hơi, làm vệ sinh là công việc của lao công, công nhân môi trường đô thị. Các ông các bà quét làm gì ? về nhà nghỉ đi”.

    Mọi người…… ???

    Câu hỏi :

    1 / Em có suy nghĩ gì về câu nói cứa ông Bảy ?

    2/ Nếu em là bác Tổ trưởng tổ dân phố, em sẽ nói với ông Bảy như thế nào?

    3/ Em hãy đề xuất một hoạt động để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở.

    Lời giải:

    1/ Câu nói của ông Bảy hoàn toàn sai, đáng phê phán.

    2/ Em sẽ giải thích cho ông hiểu về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường chung.

    3/ Em sẽ vận động, tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về an toàn giao thông, môi trường, chất lượng dân cư, kế hoạch hóa gia đình…

    Câu 12 trang 33 SBT GDCD 8: Em hãy nhận xét hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở xã (phường) em. Em có tích cực tham gia các hoạt động ấy không ? Em có cảm nghĩ gì khi tham gia các hoạt động ấy?

    Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư không? Vì sao?

    Lời giải:

    Em nghĩ hoạt động ấy là một hoạt động bổ ích. Không những có thể giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà mọi người trong khu dân cư có thể gắn bó với nhau hơn.

    Câu 13 trang 33 SBT GDCD 8: Em đã làm gì và dự định sẽ làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở ?

    Lời giải:

    – Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

    – Không tụ tập, ồn ào.

    – Tham gia các buổi tập huấn về phòng cháy chữ cháy.

    Trả lời câu hỏi trang 35 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

    1/ Trong câu chuyện này, em thấy bạn Loan băn khoăn, buồn rầu về vấn đề gì ? Ở địa phương em có những vấn đề tương tự như vậy không ?

    2/ Theo em, nguyên nhân nào khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển ?

    3/ Em có thể làm gì để góp phần xoá bỏ những hủ tục đó ?

    Lời giải:

    1/ Khi ông nội Loan vừa mất, cả nhà đã lo làm cỗ tưng bừng, Một bên thì buồn rầu, một bên thì lo đi ăn cỗ như trẩy hội. Hai hoàn cảnh đối lập nhau. Đó là hủ tục khiến Loan suy nghĩ.

    2/ Do thiếu hiểu biết, sự cổ súy và tư tưởng lạc hậu.

    3/ Em có thể lên án, báo cáo tình hình này cho chính quyền, thuyết phục và giải thích cho mọi người hiểu.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1000

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống