Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 49 Bài tập tình huống GDCD 8: Tài sản nhà nước bao gồm
Trả lời:
Tài nguyên thiên nhiên | Vốn và tài sản | Tài sản khác |
Đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. |
a) Hệ thống các công trình giao thông vận tải; b) Hệ thống các công trình thủy lợi; c) Hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước; d) Các công trình văn hoá; đ) Các công trình kết cấu hạ tầng khác. |
a) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quĩ Nhà nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật; b) Tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác theo qui định của pháp luật là tài sản nhà nước; c) Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp |
Bài 2 trang 50 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy cho biết từ nào sau đây thuộc lợi ích công cộng (đánh dấu X vào ô trống)
Trả lời:
Công viên | X | Đường | |
Bệnh viện | x | Ao cá hợp tác xã | x |
Trường học | x | Vườn cây ăn quả | |
Cầu |
Bài 3 trang 50 Bài tập tình huống GDCD 8: Có quan điểm cho rằng cơ sở vật chất xã hội bao gồm (đánh dấu x vào ô trống dưới đây)
Trả lời:
Tài sản nhà nước | |
Lợi ích công cộng | x |
Cả hai ý kiến trên |
Bài 4 trang 50 Bài tập tình huống GDCD 8: Những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ai định đoạt, ai sử dụng?
Trả lời:
Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Bài 5 trang 50 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy cho biết ý kiến đúng về trách nhiệm quản lí tài sản nhà nước sau (đánh dấu x vào ô trống)
Trả lời:
Tuyên truyền giáo dục | x |
Bảo vệ tài sản | |
Tăng cường quản lí | x |
Bảo vệ lợi ích công cộng | |
Chống lãng phí | x |
Chống tham ô, tham nhũng | x |
Yêu cầu mọi người tự giác |
Bài 6 trang 50 Bài tập tình huống GDCD 8: Nêu nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?
Trả lời:
Không lấn chiếm, phá hoại, sử dụng vào mục đích cá nhân.
Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lý tài sản nhà nước.
Bài 7 trang 51 Bài tập tình huống GDCD 8: Ông A chủ tịch xã H đã lợi dụng chức quyền tự ý bán đất canh tác của hợp tác xã để lấy tiền. Câu hỏi:
– Ông A đã vi phạm như thế nào?
– Pháp luật phải xử lí việc làm sai trái của ông A như thế nào?
Trả lời:
– Ông A đã lợi dụng chức quyền làm điều trái pháp luật.
– Pháp luật sẽ xử lí ông A với án phạt của tội phạm về việc lấn chiếm tài sản nhà nước chuộc lợi cá nhân.
Bài 8 trang 51 Bài tập tình huống GDCD 8: Tại mỏ than Quảng Ninh có rất nhiều cơ quan, công ti, doanh nghiệp, ca nhân, tập thể… khai thác than. Vì tình hình khai thác quá phức tạp đã gây nên sự cạn kiệt than và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Câu hỏi:
Nhà nước có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng trên?
Trả lời:
Nhà nước cần có lộ trình khai thác than cho hợp lí, tuyên truyền giáo dục và xử lí nghiêm minh hành vi gây mất an toàn và ổn định xã hội.
Bài 9 trang 51 Bài tập tình huống GDCD 8: Cô H làm việc văn phòng của một trường. Cô được giao sử dụng máy vi tính của trường. Ngoài công việc được giao, cô còn nhận đánh thuê cho các cơ quan khác hoặc cho học sinh để kiếm thêm tiền. Câu hỏi:
– Việc làm của cô H đúng hay sai?
– Nhà trường phải xử lí việc làm của cô H như thế nào?
Trả lời:
– Việc làm của cô H là sai.
– Nhà trường cần phạt cảnh cáo, kỉ luật cô H. Nếu cô vẫn tiếp tục vi phạm với tính chất và mức độ quan trọng hơn thì cần giao cho cơ quan nhà nước xử lí.
Bài 10 trang 51 Bài tập tình huống GDCD 8: Lớp 8A và lớp 8B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, các em hai lớp nô đùa, xô xẩy nhau ngoài hành lang. Em H ở lớp 8A đẩy mạnh em M lớp 8B ngã vào cánh cửa. Cánh cửa bị vỡ, hai em bỏ chạy và không ai nhận lỗi về mình. Câu hỏi:
– Hai anh em H và M đã vi phạm gì?
– Nhà trường xử lí hành vi đó đối với H và M như thế nào?
Trả lời:
– Hai anh em H và M đã vi phạm về làm hỏng tài sản của nhà trường.
– Nhà trường cần xử lí kỉ luật với hai trường hợp trên, sau đó mời bố và mẹ của 2 em trên lên bồi thường.
Bài 11 trang 51 Bài tập tình huống GDCD 8: Những việc làm nào sau đây vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (đánh dấu x vào ô trống)
Trả lời:
Chặt phá rừng | x |
Buôn bán đất trái phép | x |
Khai thác gỗ quý | x |
Lấy tiền nhà nước cho vay lãi | x |
Kinh doanh thua lỗ nên nợ tiền ngân hàng | |
Lãng phí điện, nước tập thể | x |
Làm hàng giả | x |
Bài 12 trang 52 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy cho biết ý kiến đúng về nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh (đánh dấu X vào ô trống)
Trả lời:
Bảo vệ, giữ gìn bàn ghế | x |
Không lãng phí điện, nước | x |
Không hái hoa trong công viên | x |
Bảo vệ tài sản của người khác | |
Câu cá của hợp tác xã | |
Bảo vệ môi trường | x |
Tiết kiệm, giản dị |