Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 19: Quyền tự do ngôn luận giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Quyền tự do ngôn luận được hiểu là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
VD: Viết thư gửi Quốc hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ nguyện vọng của mình.
Bài 2 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Công dân có quyền tự do ngôn luận như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
– Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
– Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.
Bài 3 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng trên cơ sở của pháp luật, mục đích của tự do ngôn luận là thể hiện sự tự do nhưng trên khuôn khổ của pháp luật.
Bài 4 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Có người cho rằng: Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân thủ theo pháp luật. Hãy đánh dấu X vào ô trống dưới đây mà theo em là đúng
Trả lời:
Tích vào ô đúng.
Bài 5 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Tại sao phải có trình độ văn hóa mới sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận?
Trả lời:
Có trình độ văn hóa mới sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận. Bởi vì, khi có trình độ mới phân biệt được những nơi, những điều được quyền nói, được tự do ngôn luận.
Bài 6 trang 56 Bài tập tình huống GDCD 8: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí qua các mục sau (đánh dấu x vào ô trống)
Trả lời:
Đánh dấu | |
Thư em đọc | |
Ý kiến nhân dân | x |
Diễn đàn nhân dân | x |
Trả lời bạn nghe đài | |
Hộp thư truyền hình | x |
Ý kiến người xây dựng | x |
Đường dây nóng | x |
Dịch vụ điện thoại 1080 | x |
Ý kiến bạn đọc | x |
Người xây dựng | |
Chuyên mục “gương người tốt, việc tốt” |
Bài 7 trang 57 Bài tập tình huống GDCD 8: Tìm những hành vi để phân biệt các khái niệm sau
Trả lời:
Tự do ngôn luận | Phát ngôn tự do, trái pháp luật |
Bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan. Trực tiếp phát biểu ý kiến. |
Không dám phát biểu. Xúi giục, phát biểu sai sự thật. |
Bài 8 trang 57 Bài tập tình huống GDCD 8: Những hành vi vào sau đây thể hiện công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận
– Ông A góp ý với Chủ tịch xã H hành vi ông H xâm phạm tài sản hợp tác xã.
– Bố em viết báo cáo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm của Sở Giao thông công chính để lại các hố ga không có nắp gây tai nạn giao thông cho người dân.
– Giáo viên trường THCS A góp ý về Luật Giáo dục.
– Các đại biểu quốc hội chất vấn các Bộ trưởng trong kì họp Quốc hội.
– Vận động nông dân biểu tình chống lại việc làm sai trái của cán bộ huyện
Trả lời:
Đáp án đúng là:
Bố em viết báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm của sở Giao thông công chính đã để lại các hố ga không có nắp gây tai nạn giao thông cho người dân.
Bài 9 trang 57 Bài tập tình huống GDCD 8: Hiện nay có một số tờ báo của người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài. Nội dung các tờ báo này xuyên tạc công cuộc đổi mới về chế độ XHCN nước ta. Theo em, những tờ báo trên có vi phạm pháp luật Việt Nam không?
Trả lời:
Nội dung các tờ báo trên vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể vi phạm quyền tự do ngôn luận, họ đã lợi dụng quyền này để xuyên tạc sự thật.