Sự Phân Hóa Lãnh Thổ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 76: Căn cứ vào hình 21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

    Từ năm 1995 đến năm 2002 tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng trong cơ cấu GDP của vùng có xu hướng tăng tư 26,6% lê 36,0%.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 77: Dựa vào hình 21.2, cho biết địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm.

Trả lời:

Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng:

   – Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên…

   – Sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định.

   – Sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình.

   – Công nghệp cơ khí: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 77: Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Trả lời:

   – Đồng bằng sông Hồng luôn có năng xuất cao hơn năng xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Năm 2002 năng xuất lúa của vùng đồng bằng sông Hồng là 56,4 tạ/ha trong khi đó năng xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước lần lượt là 46,2 tạ/ha và 45,9 tạ/ha.

   – Năng xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ngày càng tăng, nhưng Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 78: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông hồng đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế:

   – Tăng thêm giá trị kinh tế, có đống góp đáng kể vào nền nông nghiệp của vùng.

   – Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa.

   – Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị

   – Tăng thêm thu nhập cho người dân.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 78: Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế – xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.

Trả lời:

    Cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài có ý nghãi quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước cũng như nước ngoài.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 21 trang 79: Xác định trên hình vị trí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trả lời:

    Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.

Bài 1 trang 79 Địa Lí 9: Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kì 1995-2002.

Trả lời:

   – Từ năm 1995 đến năm 2002 tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng trong cơ cấu GDP của vùng có xu hướng tăng tư 26,6% lê 36,0%.

   – Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (năm 2002), chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước.

   – Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

   – Sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng.

Bài 2 trang 79 Địa Lí 9: Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực.

Trả lời:

a) Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

   + Cung cấp lương thực cho vùng và các vùng khác trong cả nước.

   + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

   + Cung cấp nguyên liệu co ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm.

   + Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu: Lúa gạo.

b) Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực:

– Thuận lợi:

   + Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ

   + Khí hậu nóng ẩm có thể tăng vụ 2-3 vụ/năm

   + Nguồn nước dồi dào

   + Dân cư đông nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

   + Thị trường tiêu thu rộng lớn

   + Cơ sỏ vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất …

– Khó khăn:

   + Các hiện tượng thời tiết cực đoan, diễn biến thất thường: bão, lũ lụt, hạn hán,…

   + Sâu bệnh hạn ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn đến năng xuất.

Bài 3 trang 79 Địa Lí 9: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch:

   – Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút khác du lịch: Tam Cốc Bích Động- Tràng An (Ninh Bình), Chùa Hương, Lăng Bác, Thiên Sơn Suối Ngà, Hồ Gươm (Hà Nội), Đảo Cát Bà, Đồ Sơn (Hà Phòng),…

   – Cơ sở vật chất phụ vụ cho ngành du lịch như các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ngày càng hoàn thiện đáp ướng nhu cầu của du khác.

   – Có Hà Nội và Hải Phòng đồng thơi là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng cũng như miền Bắc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1120

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống