Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Ghi lại phần vần của những tiếng:
Trả lời:
a) Trạng: ang, nguyên: uyên, Nguyễn: uyên, Hiền: iên, khoa: oa, thi: i.
b) Làng: ang , Mộ: ộ, Trạch: ạch, huyện: uyên, Bình: inh, Giang: ang.
Bài 2: Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình dưới đây:
Trả lời:
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
trạng | …… | a | ng |
nguyên | u | yê | n |
Nguyễn | u | yê | n |
Hiển | …… | iê | n |
khoa | o | a | …… |
thi | …… | i | …… |
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
làng | …… | a | ng |
Mộ | …… | ô | …… |
Trạch | …… | a | ch |
huyện | u | yê | n |
Bình | …… | i | nh |
Giang | …… | a | ng |
Bài 1: Tìm trong bài Thư gửi các học sinh (Tiếng Việt 5, tập một, trang 4-5) hoặc bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 6) những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc :
Trả lời:
a) Thư gửi các học sinh
b) Việt Nam thân yêu
– nước nhà, non sông,
– đất nước, quê hương
Bài 2: Tìm thêm và ghi lại những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:
Trả lời:
đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
Bài 3: Những từ chứa tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc:
Trả lời:
Ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ; quốc phòng, quốc tế, quốc tịch, quốc sử, quốc dân.
Bài 4: Đặt câu với một trong những từ dưới đây:
Trả lời:
a) Quê hương : Quê hương em ở Thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ :
– Quê mẹ em ở Quảng Ngãi.
– Quảng Ngãi là quê mẹ em.
c) Quê cha đất tổ : Cho dù đi đâu, về đâu, chúng ta cũng phải nhớ về quê cha đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn : Cha tôi luôn ao ước được một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Bài 1: Ghi lại những hình ảnh em thích trong các bài văn Rừng trưa và Chiều tối (Tiếng Việt 5, tập một, trang 21 – 22):
Trả lời:
Rừng trưa :
– Ánh mặt trời vàng óng.
– Những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
– Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
Chiều tối :
– Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.
– Một vài tiếng dế gáy sớm.
– Có đôi cánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ.
Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Trả lời:
Lưu ý:
– Đối với dàn ý đã lập ở tiết trước có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng ở bài tập này học sinh chỉ cần viết một đoạn trong thân bài.
– Ở bài văn mẫu có đầu đủ 3 phần nhưng chỉ mang tính chất tham khảo.
Nhà em ở Thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố vô cùng náo nhiệt, thế nhưng con đường nhỏ nơi em sinh sống lại rất yên tĩnh, nhất là mỗi buổi sáng sớm.
Mùa hè, em thường dậy sớm để cùng ông nội đi bộ tập thể dục, vừa đi hai ông cháu vừa trò chuyện. Trên hè phố, vài quán cà phê nhỏ, chỉ mở cửa vào buổi sáng, mọi người vừa đọc báo vừa trò chuyện. Gió sớm mai mát rượi. Hai hàng dầu già nua bên đường thỉnh thoảng rơi xuống vài chiếc lá, chao nghiêng rồi đậu trên hè phố. Hình như lũ chim trên cành vô ỷ làm rơi vài chiếc lá nên rộ lên ríu rít… Ông thường dừng lại trước cổng nhà đợi chú giao báo. Chú vội lắm, chỉ thoáng qua đưa ông tờ báo rồi thoắt một cái đã đi mất. Vài tia nắng sớm lọt qua kẽ lá nhảy nhót trên sân. Hai bên đường, các cửa hàng, cửa hiệu lục đục mở cửa. Mọi người bắt đầu đi làm, nhưng dường như cái âm thanh ồn ào ngoài phố chỉ lọt được một phần rất nhỏ vào đây thì phải…
Em chỉ nghe tiếng của lũ chim, tiếng nói cười vang lên. Tiếng của một ngày mới yên lành…
Em yêu con phố vô cùng…
Bài 1: Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau :
Trả lời:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Bài 2: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa :
Trả lời:
Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng. Lấp lánh, hiu hắt, thênh thang
a) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
b) lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
c) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài 3: Viết một đoạn văn tả cảnh từ 3 đến 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
Trả lời:
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng có vẻ như nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường, bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi : một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật hiu quạnh… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già. Vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rơi xuống giọt sương vương trên ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh. (5 câu).
Thống kê số học sinh từng tổ trong lớp theo những yêu cầu sau :
Tổ | Số học sinh | Học sinh nữ | Học sinh nam | Học sinh giỏi, tiên tiến |
Tổ 1 | 10 | 6 | 4 | 8 |
Tổ 2 | 12 | 5 | 7 | 11 |
Tổ 3 | 12 | 5 | 7 | 9 |
Tổ 4 | 10 | 4 | 6 | 8 |
Tổng số học sinh trong lớp | 44 | 20 | 24 | 36 |