Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Trả lời Gợi ý Bài 4 trang 14 sgk GDCD 9
a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên ?
Trả lời:
Nhìn vào những bức ảnh, chúng ta thấy:
+ Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến con người và đời sống của xã hội;
+ Giá trị của cuộc sông hoà bình không có chiến tranh;
+ Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào ?
Trả lời:
– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã làm 10 triệu người chết.
– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.
c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình ?
Trả lời:
– Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnxi tật, thiếu ăn, không được học hành…
– Nếu hoà bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
– Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hoà bình.
d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
Trả lời:
– Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:
+ Đi bộ vì hoà bình;
+ Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình…
+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
+ Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.
Bài 1 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?
a) Biết lắng nghe người khác ;
b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;
c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân ;
d) Học hỏi những điều hay của người khác ;
đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình ;
e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;
g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc ;
h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;
i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Lời giải:
Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
Bài 2 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Lời giải:
Em tán thành với ý kiến (a), (c).
Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.
Bài 3 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.
Lời giải:
– Phong trào đi bộ vì hoà bình;
– Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;
– Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;
– Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;
– Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;
– Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;
– Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.
Bài 4 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ : biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế ; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế ; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).
Lời giải:
Học sinh lên kế hoạch cùng các bạn trong nhóm thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình: biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế..