Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
Trả lời:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ỏ mãi phía chân trời.
a) Gạch dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.
b) Ghi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4) :
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Bài 2: Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết :
Trả lời:
a) Tên người :
– Tên một bạn nam trong lớp: Nguyễn Ngọc Duy
– Tên một bạn nữ trong lớp: Nguyễn Thị Hương Nhiên
– Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Lê Văn Tám, Kim Đồng, Võ Thị Sáu
b) Tên địa lí:
– Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo): Cửu Long, Hương, Mã, Đáy, Bạch Đằng, Sài Gòn
– Tên một xã (hoặc phường): xã Tân Kiên, phường Đa Kao, phường Trúc Bạch
1. Nhận xét:
Cách nối và sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép dưới đây có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :
Trả lời:
Câu ghép | Cách nối các vế câu | Cách sắp xếp các vế câu |
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm. | Nối bằng cặp QHT “nếu thì” thể hiện quan hệ điều kiện kết quả. |
-Vế 1 chỉ điều kiện. – Vế 2 chỉ kết quả |
b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét. | Nối bằng một QHT “nếu” thể hiện quan hệ điều kiện kết quả. |
-Vế 1 chỉ kết quả. – Vế 2 chỉ điều kiện. |
2. Luyện tập:
Bài 1: Đọc các câu ghép sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.
Trả lời:
– Gạch một gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả.
– Khoanh tròn các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.
Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả :
Trả lời:
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Bài 3: Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả :
Trả lời:
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó mà thành công được.
c) Nếu chịu khó trong học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, em hãy trả lời các câu hỏi sau :
Trả lời:
a) Thế nào là kể chuyện ?
– Là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.
b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
– Hành động của nhân vật.
– Lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
– Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
– Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
– Diễn biến truyện (thân bài).
– Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).
Bài 2: Đọc câu chuyện Ai giỏi nhất ? (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 42 – 43), trả lời các câu hỏi bằng cách ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất .
Trả lời:
a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
1. Nhận xét:
Bài 1: Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.
– Gạch dưới câu ghép trong hai đoạn văn.
– Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép.
Trả lời:
Bài 2: Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản.
Trả lời:
– Vì Nam dậy muộn nên Nam đến trường trễ.
– Nếu Xuyến chăm chỉ lên một chút thì kết quả học tập của Xuyến đã tiến bộ hơn nhiều rồi.
2. Nhận xét:
Bài 1: Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới.
– Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.
– Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.
– Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.
Trả lời:
Bài 2: Viết thêm một vẽ câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản :
Trả lời:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng người dân quê em không hề lo lắng.
b) Mặc dù trời rét đậm nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.
a) Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu của câu ghép trong mẩu chuyện trên.
b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.
c) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.
Trả lời:
Chủ ngữ ở đâu ?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép :
Rồi cô hỏi :
– Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ?
Hùng nhanh nhảu :
– Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau:
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Trả lời:
Học sinh tham khảo cách lập dàn ý sau :
Đề số 3: Kể lại một cảu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Kể lại câu chuyện “Cây khế” theo lời chim Phượng Hoàng.
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài : Giới thiệu câu chuyện (theo giọng điệu của chim Phượng Hoàng)
2. Thân bài :
* Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho em cây khế và góc vườn.
– Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Có những ai ? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào ?
– Tính cách của người anh ra sao ? Người em tính tình như thế nào ?
– Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao ? (Chia cho em cây khế ở góc vườn.)
– Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em ? (Chim Phượng Hoàng đến ăn khế – chở đi lấy vàng).
– Cuối cùng người em nhận được những gì ? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)
– Biết chuyện người anh đã hành động ra sao ? (đến gạ đổi cây khế với em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng).
– Kết cục của người anh như thế nào ? (Vì quá tham lam, chim không chở nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết).
3. Kết luận
Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?