Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1, tr. 41, SGK

Trả lời:

– Bố cục của văn bản

+ Phần một (từ đầu đến tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten

+ Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

– Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông

– Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể

→ Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 2, tr. 41, SGK

Trả lời:

– Nhà khoa học Buy- phông viết về loài sói và loài cừu từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy các chi tiết giống như đời thực

– Ông không nói đến sự thân thương của loài cừu cũng như nỗi bất hạnh của loài sói bởi nó không phải là những đặc điểm tiêu biểu của chúng, đó là những điểm nhân hóa loài vật không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu khoa học

Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ LaPhông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này đồng thời có những sáng tạo gì? Đối chiếu với những nhận xét về loài cừu của nhà khoa học Buy- phông thì có gì giống và khác ?

Trả lời:

– Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực của loài vật này: đặt chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt : đối mặt với chó sói bên dòng suối để làm nổi bật tính chất hiền lành, nhút nhát – cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu đây là điểm giống nhau giữa nhà thơ và các nhà khoa học khác

– Đồng thời có những sáng tạo: nhân cách hóa con cừu, miêu tả chó sói và cừu như những con người cụ thể, trong một xã hội mạnh được yếu thua rất cụ thể

Câu 4 tr. 41, SGK

Trả lời:

– Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm

+ Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

+ Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm lại đến người khác

– Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau :

+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…)

+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn

Câu 5: 5. Loài vật trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được nhân cách hóa. Các phương tiện nghệ thuật nào đã được nhà thơ sử dụng để nhân cách hóa hình tượng chó sói và cừu trong bài thơ Chó sói và cừu non? Ý nghĩa tác dụng của biện pháp nhân hóa ấy?

Trả lời:

– Các phương tiện nghệ thuật đã được nhà thơ sử dụng để nhân cách hóa hình tượng chó sói và cừu trong bài thơ Chó sói và cừu non: cách đặt tên, lập luận, lời nói, diễn tả ý nghĩ, hành động,…. của các loài vật này đều mang những nét chung của loài cừu nhưng nhà văn lại lại có cái nhìn khác thấy chúng giống như con người

– Ý nghĩa tác dụng

+ cừu tượng trưng cho kẻ yếu thế nhút nhát trong xã hội

+ sói tượng trưng cho kẻ mạnh

→ đúc kết ra quy luật trong xã hội: mạnh được yếu thua

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 933

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống