Bài 25

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Bài tập 2, tr. 92, SGK

Trả lời:

– Hàm ý của câu đó là: nhờ chắt nước giùm để cơm khỏi nhão

– Em bé không nói thẳng ý của mình mà phải dùng hàm ý vì: lần trước đã nói thẳng rồi mà không hiệu quả, vì vậy bực mình, thời gian lúc này lại bức bách hơn

– Về thành công, trong tình huống truyện, việc dùng hàm ý là không hiệu quả

– Bởi vì người nghe vẫn ngồi im, không cộng tác, vờ như không hiểu, không nghe thấy

Câu 2: Bài tập 3, tr. 92, SGK

Trả lời:

– Có thể trả lời như sau: Ngày kia mình có bài kiểm tra, Nhưng mai mình còn phải đi thăm người ốm,…

Câu 3: Đọc truyện vui sau đây và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ông chồng đang xem truyền hình trực tiếp bóng đá, bỗng xuýt xoa:

– Chà ! Tiếc thật, cậu này không có chân trái!

Bà vợ nghe thấy liền tặc lưỡi:

– Rõ khổ! Có một chân mà còn ham mê bóng đá!

Câu hỏi:

a. Câu của ông chồng có hàm ý gì?

b. Bà vợ có hiểu đúng hàm ý của ông chồng không hay lại hiểu sang một ý nghĩa khác?

Trả lời:

a. Câu của ông chồng có hàm ý là: nếu cầu thủ này có chân trái cậu sẽ làm nên những pha bóng tuyệt vời chỉ có trên lí thuyết, làm nức lòng người hâm mộ

b. Câu nói của bà vợ chứng tỏ ba hiểu theo nghĩa khác đó là: cầu thủ này bị cụt một chân mà vẫn ham mê chơi bóng

Câu 4: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi ở dưới

Bố: B ơi! Có tiếng chuông cửa dưới tầng một kìa

Con trai: Con đang tắm bố ạ

Bố: Thế thì để bố xuống mở của vậy

Câu hỏi:

a. Câu đầu của bố có hàm ý gì?

b. Người con có hiểu được hàm ý của bố không? Câu trả lời của người con có hàm ý gì?

c. Câu thứ hai của người bố chứng tỏ ông có hiểu hàm ý của người con không?

Trả lời:

a. Câu đầu của người bố thông báo một sự việc nhưng mục đích là sai con

Do đó nó có hàm ý là bảo con xuống mở của đi

b. Câu trả lời của người con chứng tỏ cậu ta hiểu hàm ý trong câu nói của bố

Câu trả lời của người con cũng có hàm ý: con đang tắm nên không xuống mở cửa được, bố mở giùm con

c. Câu thứ hai của người bố chứng tỏ ông đã hiểu ý con

Câu 5: Hãy dùng cách lảng tránh ở vị trí của B với hàm ý trả lời phủ định đối với câu hỏi của A sau đây:

A: Cậu thấy thằng X chơi bóng đá thế nào?

B:…………………………………….

A: Thế là rõ rồi

Trả lời:

Có thể trả lời bằng một trong các cách sau

– Trong đội của thằng X thằng Y chơi hay nhất

– Nó mặc áo cầu thủ rất đẹp

– Hình như nó không có chân trái

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 895

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống