Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Câu 1: Tìm hiểu và phân tích các đề nêu trong SGK, tr. 99
Trả lời:
(1) Mỗi đề nêu lên vấn đề nghị luận ở tác phẩm:
– Đề 1: nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ
– Đề 2: số phận tính cách nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên
– Đề 3: tình đời trong chiếc lá qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
– Đề 4: vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa của bài thơ Mây và sóng
– Đề 5: nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó
– Đề 6: nội dung nghệ thuật khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng
– Đề 7: hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
(2) Hình thức của mỗi đề khác nhau ở chỗ có đề là đề mở như đề 3, 5, 7
(3) Cần chú ý các yêu cầu khi viết bài tập làm văn số 7
– Bám sát vào nội dung tránh lạc đề
– Bài viết cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc
– Cần nêu được những cảm nhận cảm thụ riêng của bản thân
(4) Đề văn hay em muốn viết thành bài văn là đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Câu 2: Lập dàn ý cho đề văn em chọn
Trả lời:
A, Mở bài: giới thiệu hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
B, Thân bài:
– Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
+ Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam
+ Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện
+ Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm rất mộng mị và ảo mộng
+ Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ
– Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:
+ ấp iu, nồng đượm
+ niềm yêu thương
+ bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu
+ bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng
C, Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa