Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
B- SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Câu 1: Việc phân chia thể loại văn học dựa trên những căn cứ nào? Phân biệt hai khái niệm loại ( loại hình) và thể (thể loại)
Trả lời:
a. Những căn cứ để phân chia thể loại văn học: những đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn
b. Phân biệt loại và thể
+ loại: chỉ loại nội dung của tác phẩm bao gồ tự sự, trữ tình và kịch
+ thể: dạng thức tồn tại của tác phẩm, mỗi loại bao gồm nhiều thể
Câu 2: Câu 1, tr. 200, SGK
Trả lời:
– Truyền thuyết : là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh gía của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Truyện cổ tích : Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật, thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công.
– Truyện cười : là loại truyện kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
– Truyện ngụ ngôn : là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
Câu 3: Câu 3, tr. 200, SGK
Trả lời:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | |
1 | Bước | tới | Đèo | Ngang | bóng | xế | tà |
T | T | B | B | T | T | B | |
2 | Cỏ | cây | chen | đá | lá | chen | hoa |
T | B | B | T | T | B | B | |
3 | Lom | khom | dưới | núi | tiều | vài | chú |
B | B | T | T | B | B | T | |
4 | Lác | đác | bên | sông | chợ | mấy | nhà |
T | T | B | B | T | T | B | |
5 | Nhớ | nước | đau | lòng | con | quốc | quốc |
T | T | B | B | B | T | T | |
6 | Thương | nhà | mỏi | miệng | cái | gia | gia |
B | B | T | T | T | B | B | |
7 | Dừng | chân | đứng | lại | trời | non | nước |
B | B | T | T | B | B | T | |
8 | Một | mảnh | tình | riêng | ta | với | ta |
T | T | B | B | B | T | B |
– Câu 1 và 2 đối nhau về thanh điệu.(khác nhau về bằng trắc ở các chữ thứ 2,4,6)
– Câu 3 và 3 niêm với nhau ( giống nhau về bằng, trắc ở các chữ thứ 2,4,6)
– Cặp câu 3 và 4, 5 và 6 đối nhau về âm thanh và hình ảnh.
– Các vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
Câu 4, tr. 200, SGK
Trả lời:
– Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên:
Lục Vân Tiên là tên của nhân vật chính trong truyện. Vốn là một chàng học trò văn võ song toàn, Lục Vân Tiên đã đính ước với con gái Võ Công là Võ Thể Loan. Trên đường lên kinh ứng thí, chàng đã cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Đang chuẩn bị thi, Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất liền bỏ thi về nhà chịu tang mẹ. Trên đường về nhà, chàng khóc nhiều quá nên mù cả hai mắt. Chàng bị Võ Công từ hôn, lại bị hai người bạn là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm hãm hại, nhưng lần nào chàng cũng được cứu thoát. Chàng được tiên ông cho thuốc và đôi mắt sáng trở lại. Lục Vân Tiên đi thi và đỗ Trạng nguyên. Chàng được cử đi đánh giặc Ô Qua. Còn về phần Kiều Nguyệt Nga, sau khi được Lục Vân Tiên cứu thoát, đã vẽ bức hình chàng và ngày đêm mang theo mình bức hình ấy. Bị cha con nhà Thái sư hãm hại, Kiều Nguyệt Nga bị đem đi cống giặc Ô Qua. Nàng đã nhảy xuống sông tự vẫn nhưng lại được cứu sống. Lục Vân Tiên đi lạc, vô tình thấy bức hình, chàng đã nhận ra Kiều Nguyệt Nga. Hai người đã sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.
– Tóm tắt truyện Kiều:
+ Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
+ Gia biến và lưu lạc: Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của TS đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
+ Đoàn tụ: Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện ” duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
– Nhận xét:
+ cốt truyện của hai truyện thơ Nôm trên đây có sự tương đồng. Nhân vật chính của truyện đều là những “trai tài gái sắc”, vừa có tài năng, vừa có đức hạnh, nhưng họ luôn luôn phải chịu một cuộc đời nhiều sóng gió, trắc trở, gian truân, họ thường bị nhiều kẻ xấu hãm hại nhưng sau đó lại được nhiều người tốt che chở, giúp đỡ
+ kết thúc rất có hậu: kẻ xấu thì bị trừng phạt, người tốt được hạnh phúc, báo đáp xứng đáng → phản ánh quy luật cuộc sống mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết: ở hiền gặp lành, còn gieo gió thì gặp bão
Câu 5, tr. 200, SGK
Trả lời:
– Ví dụ về bài ca dao
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những đất cùng tro
Ta đi múc nước tắm cho con mình.
→ bài ca dao mang cấy trúc như một truyện ngắn vì có các nhân vật có tình huống, có cách ứng xử khá bất ngờ của người phát hiện ra sự thật
– Ví dụ về thơ
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
→ đoạn thơ là tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích
Câu 6, tr. 201, SGK
Trả lời:
– Sự khác nhau trong:
+ cách trần thuật của truyện
• Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là cách trần thuật theo kiểu hành trạng ; tên tuổi, các việc làm, con cháu kế tục như thế nào.
• Lão Hạc biến hoá, đa dạng: châm đóm hút thuốc, rồi chuyện băn khoăn bán chó, rồi mới đến hoàn cảnh gia đình lão, rồi cách lão lo liệu để chuẩn bị chết
+ Lời lẽ của các nhân vật trong truyện
• Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng đều là lời thuật lại.
• Lão Hạc là đối thoại có tính trực tiếp
+ Việc miêu tả trong truyện
• Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng hầu như rất giản lược, chỉ là kể sự việc.
• Lão Hạc lại rất kĩ, nhất là miêu tả hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ để thê hiện tính cách
+ Nhân vật trong
• Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng quan hệ với nhân vật khác bằng giải quyết tình huống, không được miêu tả về ngoại hình, đặc điểm ngôn ngữ.
• Lão Hạc, nhân vật quan hệ với các nhân vật khác bằng hành động cụ thể, bằng thái độ, bằng cách biểu lộ tình cảm: việc nhường hút thuốc, việc khóc hu hu, việc rân rấn nước mắt, việc cười và ho sòng sọc,…
+ Điểm nhìn trần thuật của truyện
• Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng chỉ là tác giả.
• Lão Hạc là cái nhìn của một nhân vật (ông giáo) nhưng có khi là điểm nhìn của lão Hạc.