Chương 2: Nhiễm sắc thể

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập tự luận trang 24, 25, 26, 27 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 24 SBT Sinh học 9: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài.

Lời giải:

Bộ NST của loài A có 2n = 16.

Bài 2 trang 24 SBT Sinh học 9: Ở loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24.

Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Xác định số đợt nguyên phân từ tế bào trên.

Lời giải:

3 đợt phân bào.

Bài 3 trang 25 SBT Sinh học 9: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24.

Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc được diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở.

1. Kì giữa thì có bao nhiêu crômatit và tâm động ?

2. Kì sau thì có bao nhiêu NST ?

Lời giải:

1. có 384 crômatit ; 192 tâm động.

2. có 384 NST đơn.

Bài 4 trang 25 SBT Sinh học 9: Cho rằng một loài có bộ NST 2n = 40 chu kì nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3.

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại các thời điểm :

– 32 giờ

– 43 giờ 15 phút

– 54 giờ 25 phút

– 65 giờ 40 phút

– 76 giờ 45 phút

Biết rằng chu kì nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Lời giải:

4 tế bào với 160 NST kép.

8 tế bào với 320 NST kép.

16 tế bào với 640 NST kép.

32 tế bào với 2560 NST đơn.

64 tế bào với 5120 NST đơn.

Bài 5 trang 25 SBT Sinh học 9: Ở người có bộ NST 2n = 46.

Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của người là 62.

Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi.

Lời giải:

1472 NSTđơn.

Bài 6 trang 25 SBT Sinh học 9: Một tế bào sinh dục mang 1 cặp NST tương đồng kí hiệu là A và a, khi hoàn tất quá trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu.?

2. Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử ?

3. Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b ; D ~ d, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu ?

Lời giải:

1. Cho 2 loại giao tử A và a, mỗi loại chiếm tỉ lệ là 1/2

2. Cho 4 loại giao tử là : AB, Ab, aB, ab và mỗi loại chiếm tỉ lệ 1/4

3. Cho 8 loại giao tử là : ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

Tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/8

Bài 7 trang 25 SBT Sinh học 9: 1. Tế bào lưỡng bội của một loài mang 1 cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp sắp xếp như sau : AB/ab. Qua giảm phân, tế bào của loài đó cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử là bao nhiêu ?

2. Tế bào lưỡng bội của một loài mang 2 cặp NST tương đồng. Cặp I mang 1 cặp gen Aa. Cặp II mang 2 cặp gen dị hợp kí hiệu BD/bd. Qua giảm phân tế bào này cho mấy loại giao tử và tỉ lệ của mỗi loài là bao nhiêu?

Biết rằng, quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

Lời giải:

1. Cho 2 loại giao tử là ABab , mỗi loại chiếm tỉ lệ 1/2

2. Cho 4 loại giao tử là : ABD, Abd, aBD, abd và tỉ lệ mỗi loại là 1/4

Bài 8 trang 26 SBT Sinh học 9: Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38

Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi vé số lượng, trạng thái đơn và kép.

Xác định số NST theo trạng thái của nó trong :

1. Kì giữa I.

2. Kì cuối I khi 2 tế bào con được tạo thành.

3. Kì giữa II.

4. Kì sau II.

5. Kì cuối II khi quá trình phân bào kết thúc.

Lời giải:

1. 38 NST kép.

2. 19 NST kép.

3. 19 NST kép.

4. 38 NST đơn.

5. 19 NST đơn.

Bài 9 trang 26 SBT Sinh học 9: Ở trâu, có bộ NST lưỡng bội 2n = 50.

1. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp.

– Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân ?

– Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

2. Nhóm tế bào trâu thứ hai cũng đang giảm phân có 800 NST đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo.

– Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân ?

– Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

3. Nhóm tế bào trâu thứ ba cũng đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.

– Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân ?

– Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

– Nếu nhóm tế bào trên hoàn tất quá trình giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?

Cho biết, mọi diễn biến của các tế bào trong 1 nhóm đều giống nhau.

Lời giải:

1. Kì đầu lần phân bào I : 8 tế bào.

2. Kì giữa lần phân bào I hoặc kì giữa lần phân bào II :

16 tế bào ở kì giữa lần I.

32 tế bào ở kì giữa lần II.

3. Kì sau lần phân bào II:

32 tế bào.

64 tế bào (kết thúc giảm phân).

Bài 10 trang 26 SBT Sinh học 9: Ở người, bộ NST 2n = 46.

1. Xác định số tổ hợp giao tử và số kiểu hợp tử khác nhau được tạo thành.

2. Xác định khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST, trong đó có 1 từ ông nội, còn 1 từ bà ngoại.

3. Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 NST của ông ngoại.

4. Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 cặp NST trong đó có 23 NST từ ông nội và 23 NST từ ông ngoại.

Lời giải:

1. – Số tổ hợp giao tử là 423

– Số kiêu tố hợp giao tử khác nhau (hợp tử) là 323 .

2. Khả năng sinh ra đứa trẻ là 1/4

3. Tỉ lệ sinh ra đứa trẻ là 1/223

4. Tỉ lê sinh ra đứa trẻ là 1/246

Bài 11 trang 27 SBT Sinh học 9: Ở một loài thực vật, khi lai hai cây hoa thuần chủng thì được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. F1 tiếp tục thụ phấn với nhau cho F2 có tỉ lệ sau : 3 cây hoa kép, đỏ : 1 hoa đơn, trắng.

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2

Lời giải:

Quy ước : A – hoa kép ; a – hoa đơn : B – hoa đỏ ; b – hoa trắng.

P : AB/AB x ab/ab; ; F1: AB/ab (100% kép, đỏ); học sinh tự viết sơ đồ lai đến F2.

Bài 12 trang 27 SBT Sinh học 9: Ở đậu, gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn, gen B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn.

Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.

Cho cây đậu hạt trơn, không có tua cuốn thụ phấn với cây hạt nhăn, có tua cuốn thu được F1 . Khi F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào ?

Lời giải:

1 hạt trơn, không tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 962

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống