Chương 4: Bảo vệ môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập trắc nghiệm trang 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

Bài 1 trang 131 SBT Sinh học 9: Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 2 trang 131 SBT Sinh học 9: Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Không thuộc loại nào nêu trên.

Đáp án A

Bài 3 trang 131 SBT Sinh học 9: Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Cả A, B và C.

Đáp án B

Bài 4 trang 131 SBT Sinh học 9: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Cả A và B.

Đáp án C

Bài 5 trang 131 SBT Sinh học 9: Để bảo vệ đất, cần

A. chống xói mòn đất, chống khô hạn và sa mạc hoá, chống ngập úng và ngập mặn…

B. sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng trọt.

C. bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đất trống, đồi trọc… là những việc làm có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ đất.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 6 trang 132 SBT Sinh học 9: Để bảo vệ tài nguỵên nước, cần làm gì ?

A. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước đúng mục đích và tiết kiệm.

B. Xử lí nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt hợp lí.

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các nguồn nước, trồng cây, gây rừng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 7 trang 132 SBT Sinh học 9: Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh ?

A. Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầù mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên…

B. Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.

C. Dạng tài nguyên được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

D. Năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều để thay thế các nguồn năng lượng đang bị cạn kiệt dần và gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án A

Bài 8 trang 132 SBT Sinh học 9: Khi có thực vật bao phủ, đất sẽ

A. không bị khô hạn.

B. không bị xói mòn.

C. tăng độ màu mỡ.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 9 trang 132 SBT Sinh học 9: Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ tài nguyên nước ?

A. Tăng lượng nước bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.

B. Duy trì và giữ lượng nước ngầm.

C. Hạn chế dòng chảy khi mưa to.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 10 trang 132 SBT Sinh học 9: Tài nguyên thiên nhiên là

A. nguồn sống của con người.

B. vật chất đang tồn tại trong tự nhiên.

C. nguồn vật chất có sẵn và vô hạn trong tự nhiên.

D. nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được trong cuộc sống.

Đáp án D

Bài 11 trang 133 SBT Sinh học 9: Rừng thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Không thuộc loại nào nêu trên.

Đáp án A

Bài 12 trang 133 SBT Sinh học 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là

A. chỉ sử dụng tài ngụyên tái sinh.

B. chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh.

C. chỉ sử dụng năng lượng sạch.

D. sử dụng tiết kiệm và hợp lí để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại, đồng thời duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Đáp án D

Bài 13 trang 133 SBT Sinh học 9: Câu nào không có liên quan khi nói về tài nguyên sinh vật ?

A. Tài nguyên sinh vật là tài nguyên tái sinh.

B. Săn bắt động vật hoang dã là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là góp phần tăng thêm nơi sống của nhiều loài động vật.

D. Đồng, chì, nhôm, sắt và nhiều loại khoáng sản khác là tài nguyên thiên nhiên mà con người đã khai thác từ lâu.

Đáp án D

Bài 14 trang 133 SBT Sinh học 9: Nhận xét câu sau : Sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước.

A. Đúng.

B. Sai.

C. Không có ý kiến gì.

D. Đúng một phần.

Đáp án A

Bài 15 trang 133 SBT Sinh học 9: Nguyên nhân nào là chủ yếu gây nên hạn hán và lũ lụt ?

A. Sử dụng quá nhiều nước.

B. Trồng cây, gây rừng.

C. Làm thuỷ điện.

D. Phá rừng.

Đáp án D

Bài 16 trang 134 SBT Sinh học 9: Các biện pháp bảổ vệ tài nguyên sinh vật là

A. bảo vệ rừng.

B. trồng cây, gây rừng ; không săn bắt động vật hoang dã.

C. xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia ; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 17 trang 134 SBT Sinh học 9: Thảm thực vật có tác dụng

A. chống xói mòn đất, lũ lụt, sạt lở đất.

B. giữ ám cho đất; điêu hoà khí hậu và duy trì cân bằng sinh thái.

C. là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 18 trang 134 SBT Sinh học 9: Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là cơ sở để

A. duy trì cân bằng sinh thái.

B. tránh ô nhiễm môi trường.

C. tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 19 trang 134 SBT Sinh học 9: Bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ

A. tài nguyên đất.

B. tài nguyên nước.

C. tài nguyên sinh vật.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 20 trang 134 SBT Sinh học 9: Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng không hợp lí các khoáng sản sẽ

A. làm mất đất, mất rừng.

B. gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

C. làm mất cân bằng sinh thái.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 21 trang 134 SBT Sinh học 9: Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật ?

A. Đồng, chì, sắt, kẽm.

B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên.

C. Cát, sỏi, đá.

D. Năng lượng vĩnh cửu.

Đáp án B

Bài 22 trang 135 SBT Sinh học 9: Việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã là mối quan tâm của

A. các nhà khoa học, các chuyên gia về môi trường và mọi người dân.

B. của các nước nghèo.

C. của các nước giàu.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 23 trang 135 SBT Sinh học 9: Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh có tác dụng gì ?

A. Tăng độ màu mỡ cho đất.

B. Tăng năng suất cây trồng.

C. Không gây bệnh cho người và động vật.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 24 trang 135 SBT Sinh học 9: Tài nguyên nào sau đây được bảo vệ sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác ?

A. Động vật.     B. Rừng.

C. Khoáng sản     D. Không phải A và B.

Đáp án B

Bài 25 trang 135 SBT Sinh học 9: Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là như thế nào ?

A. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại.

B. Duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

C. Không gây ô nhiễm môi trường, duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 26 trang 135 SBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác biệt nhau bởi

A. đặc tính vật lí.     B. đặc tính hoá học.     C. đặc tính sinh học.     D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 27 trang 135 SBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái trên cạn gồm

A. các hệ sinh thái rừng.

B. các hệ sinh thái thảo nguyên, hoang mạc, núi đá vôi.

C. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 28 trang 136 SBT Sinh học 9: Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp ?

A. Các hệ sinh thái thảo nguyên.

B. Các hệ sinh thái nước mặn.

C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

D. Các hệ sinh thái nước ngọt.

Đáp án C

Bài 29 trang 136 SBT Sinh học 9: Ao, hồ, sông, suối là

A. các hệ sinh thái nước ngọt.

B. các hệ sinh thái trên cạn.

C. các hệ sinh thái nước chảy.

D. các hệ sinh thái vùng ven bờ.

Đáp án A

Bài 30 trang 136 SBT Sinh học 9: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng là góp phần

A. bảo vệ các loài sinh vật.

B. điều hoà khí hậu.

C. giữ cân bằng sinh thái trên Trái Đất.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 31 trang 136 SBT Sinh học 9: Để bảo vệ các hộ sinh thái biển, cần

A. có kế hoạch khai thác tài nguyên biển hợp lí.

B. bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

C. chống ô nhiễm môi trường biển.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 32 trang 136 SBT Sinh học 9: Để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp, cần

A. duy trì các hệ sinh thải nông nghiệp chủ yếu.

B. chống ô nhiễm môi trường đất, nước.

C. cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 33 trang 136 SBT Sinh học 9: Trái Đất của chúng ta được chia ra nhiều vùng với các kiểu hệ sinh thái khác nhau là

A. kết quả cho sự đa dạng các loài sinh vật.

B. cơ sở cho sự đa dạng các loài sinh vật.

C. nội dung cho sự đa dạng các loài sinh vật.

D. hình thức cho sự đa dạng các loài sinh vật.

Đáp án B

Bài 34 trang 137 SBT Sinh học 9: Ngày nay, việc bảo vệ môi trường là

A. nhiệm vụ cấp bách của tất cả các nước.

B. nhiệm vụ của chỉ các nước giàu.

C. nhiệm vụ của chỉ các nước nghèo.

D. không của ai cả.

Đáp án A

Bài 35 trang 137 SBT Sinh học 9: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm

A. ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

B. khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.

C. điều chỉnh việc khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần của môi trường.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 36 trang 137 SBT Sinh học 9: Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm

A. khai thác rừng bừa bãi.

B. săn bắt động vật hoang dã.

C. đổ chất thải độc hại ra môi trường.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 37 trang 137 SBT Sinh học 9: Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần

A. bảo vộ sức khoẻ con người.

B. phát triển bền vững.

C. bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 38 trang 137 SBT Sinh học 9: Chương II của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây ?

A. Phòng chống suy thoái môi trường.

B. Phòng chống ô nhiễm môi trường.

C. Phòng chống sự cố môi trường.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 39 trang 138 SBT Sinh học 9: Chương III của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây ?

A. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.

B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường.

C. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường.

D. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.

Đáp án D

Bài 40 trang 138 SBT Sinh học 9: Câu nào sai trong các câu sau :

A. Luật Bảo vệ môi trường có quy định cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam

B. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp để không gây ô nhiễm môi trường.

C. Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của học sinh.

D. Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững.

Đáp án C

Bài 41 trang 138 SBT Sinh học 9: Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết có liên quan đến các vấn đề về

A. xã hội.     B. kinh tế.

C. giáo dục.     D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 42 trang 138 SBT Sinh học 9: Câu nào sai trong các câu sau ?

A. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ; khai thác và dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

B. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

C. Mọi người có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.

D. Học sinh còn đang đi học nên không có trách nhiệm góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án D

Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Bài 43 trang 138 SBT Sinh học 9: – Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị …………(1) ………. (than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên…).

– Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng …………(2)…………sẽ có điều kiện phát triển phục hối (đất, nước, sinh vật).

Đáp án 1. cạn kiệt, 2. hợp lí

Bài 44 trang 139 SBT Sinh học 9: – Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây, gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm………. (1)….. và…………..(2)…….. môi trường đang bị suy thoái.

– ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và lai tạo các giống sinh vật có năng suất cao, phẩm chất tốt là việc làm cần thiết và có hiệu quả để ……….(3)……… thiên nhiên.

Đáp án 1 và 3. bảo vệ; 2. khôi phục

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 995

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống