Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 5 SBT Địa Lí 9:

Lời giải: Dựa vào bảng 1 em hãy cho biết:

a) Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ nào.

b) Các dân tộc nào cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc em.

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc em (theo trình tự, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…)

a) Dân tộc em là dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường.

b) Các dân tộc cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc em: Mường, Thổ, Chứt.

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc em

Dân tộc Kinh hay còn gọi là dân tộc Việt Số dân đông nhất, chiếm 86% dân số cả nước phân bố rộng rãi khắp cả nước đặc biệt khu vực đồng bằng. Dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc Mường, Thổ, Chứt. Trang phục: Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá. Dân tộc Kinh sống ở cả thành thị và nông thôn, ở nông thôn sống theo làng mạc, thôn xóm.

Phong tục tập quán của dân tộc Kinh nổi bật là thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung. Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng.

Bài 2 trang 6 SBT Địa Lí 9: Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm các dan tộc ở Việt Nam.

1. Dân tộc Việt (Kinh).

2. Dân tộc ít người.

3. Người Việt định cư ở nước ngoài.

a) Có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

b) Có dân số và trình độ phát triển khác nhau.

c) Có kinh nghiệm riêng như: Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.

d) Đều tham gia các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.

e) Có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo…

g) Số dân đông nhất, chiếm 86% dân số cả nước.

h) Lực lượng lao động đông đảo trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, khoa học- kĩ thuật.

i) Một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

– Nối 1 với e,g,h.

– Nối 2 với b, c.

– Nối 3 với a, i.

Bài 3 trang 7 SBT Địa Lí 9: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, em có nhận xét về cội nguồn cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, đoàn kết, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ thời các vua Hùng dựng nước và trải qua các cuộc chống quân xâm lược phương bắc và các nước thực dân, đế quốc phương tây. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, ngôn ngữ, tảng phục, hong tục tập quán khác nhau hòa quyện thành nền văn háo Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Bài 4 trang 7 SBT Địa Lí 9: Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

1. Dân tộc Việt (Kinh)

2. Dân tộc ít ngươi

3. Các dân tộc ở Trung du miền núi Bắc Bộ.

4. Các dân tộc ít người ở Trường Sơn – Tây Nguyên.

5. Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

a) Cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt (các dân tộc Chăm, Khơ- me), chủ yếu ở đô thị, nhất là TP. Hồ Chí Minh (người Hoa).

b) Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt.

c) Trên 30 dân tộc cư trú xen kẽ, có sự khác biệt giữa các vùng thấp, vùng giữa và vùng cao.

d) Chiếm 13, 8% dân số, chủ yếu phân bố ở miền núi và trung du.e) Phân bố rông khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

Lời giải:

Nối 1-e, 2- d, 3- c, 4- b, 5- a.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1163

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống