Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 29: Cấu trúc của các loại virut giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 29 trang 117: – Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B?

– Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh?

– Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn không?

– Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ “có” hoặc “không” vào bảng dưới đây:

Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN hoặc ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập

Lời giải:

– Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.

– Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.

– So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:

Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào không
Chỉ chứa ADN hoặc ARN không
Chứa cả ADN và ARN không
Chứa ribôxôm không
Sinh sản độc lập không

Bài 1 (trang 118 sgk Sinh học 10): Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.

Lời giải:

   – Capsit : là protein bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucleic.

   – Capsôme: là tập hợp của các capsit bao bọc bên ngoài bảo vệ lõi axit nucleic.

   – Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.

   – Vỏ ngoài: là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glycôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.

Bài 2 (trang 118 sgk Sinh học 10): Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.

Lời giải:

 Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:

   – Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.

   – Kí sinh nội bào bắt buộc.

   – Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.

Bài 3 (trang 118 sgk Sinh học 10): Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

   – Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).

   – Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

   → Kết luận : mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1071

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống