Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 17: Tế bào nhân thực (tiếp theo) (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 17 trang 60: Dựa vào hình 17.1, hãy cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?
Lời giải:
Màng sinh chất được cấu tạo từ:
– Lớp phôpholipit kép.
– Prôtêin.
– Côlestêrôn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 17 trang 61: Thành tế bào thực vật và thành tế bào vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Lời giải:
– Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ.
– Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
Bài 1 trang 62 sgk Sinh học 10 nâng cao: Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng của những thành phần tham gia cấu trúc màng.
Lời giải:
* Sơ đồ cấu trúc màng:
* Chức năng của những thành phần cấu trúc màng:
– Tầng kép phôtpholipit làm hàng rào thấm đối với prôtêin.
– Prôtêin xuyên qua màng:
+ Chất vận chuyển: Vận chuyển các phân tử qua màng ngược građien nồng độ.
+ Các kênh: Dẫn truyền các phân tử qua màng.
+ Thụ quan: Dẫn truyền thông tin vào tế bào.
+ Mạng lưới prôtêin bên trong: Xác định hình dạng tế bào, neo giữ các prôtêin nhất định vào các vị trí riêng.
Bài 2 trang 62 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn, màng kép.
Lời giải:
– Các bào quan có màng đơn: mạng lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm, không bào.
– Các bào quan có màng kép: nhân tế bào, ti thể, lục lạp.
Bài 3 trang 62 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn phương án đúng. Màng sinh chất có cấu tạo:
a) Gồm hai lớp, phía trên có các lỗ nhỏ
b) Gồm ba lớp : hai lớp prôtêin và lớp lipit ở giữa
c) Cấu tạo chính là lớp kép phôtpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin, ngoài ra còn một lượng nhỏ pôlisaccarit
d) Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin
Lời giải:
Đáp án: c) Cấu tạo chính là lớp kép phôtpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin, ngoài ra còn một lượng nhỏ pôlisaccarit.
Bài 4 trang 62 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn phương án đúng. Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất:
a) Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng
b) Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất
c) Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit
d) Là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào
Lời giải:
Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất:
a) Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng
b) Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất
c) Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit
d) Là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Giải thích thí nghiệm
– Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào.
– Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích thí nghiệm.
Lời giải:
– Cấu trúc tế bào thài lài tía:
Tế bào bình thường
Tế bào co nguyên sinh
– Giải thích thí nghiệm:
+ Thí nghiệm co nguyên sinh:
Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước thấm từ tế bào ra ngoài ⇒ tế bào mất nước ⇒ tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào ⇒ hiện tượng co nguyên sinh ⇒ khí khổng đóng.
+ Thí nghiệm phản co nguyên sinh:
Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) ⇒ khí khổng mở.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Kết luận
Lời giải:
Co và phản co nguyên sinh là những hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta biết tế bào còn sống hay đã chết.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 20 trang 70: 1. Trả lời các câu hỏi sau (đối với thí nghiệm 1)
– Mức dung dịch đường trong cốc B thay đổi như thế nào?
– Mức dung dịch đường trong cốc C có thay đổi không?
– Trong cốc A có thấy một ít nước không? Từ đó rút ra kết luận gì?
Lời giải:
– Phần khoai trong cốc B: mực nước dung dịch đường dâng cao.
– Phần khoai trong cốc C: mực dung dịch đường hạ thấp.
– Phần khoai trong cốc A: không có nước.
Giải thích:
– Ở phần khoai B: Các tế bào sống tác động như một màng thẩm thấu có chọn lọc. Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn dung dịch đường chứa trong tế bào củ khoai. Nước đã vào củ khoai, vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm cho mực nước dung dịch đường dâng cao.
– Các tế bào của củ khoai C đã bị giết chết do bị đun sôi. Chúng không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra (chúng trở nên thấm một cách tự do). Một lượng dung dịch đường khuếch tán ra ngoài. Kết quả là mức dung dịch đường trong khoang củ khoai hạ thấp.
– Trong khoang của củ khoai A vẫn không có nước. Điều đó chứng tỏ sự thẩm thấu không xảy ra khi không có sự sai khác về nồng độ giữa hai mặt của các mô sống.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 20 trang 70: – Giải thích tại sao phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút?
– Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi không đun cách thủy với các lát phôi đun cách thủy lấy có gì khác nhau về màu sắc? Tại sao có sự khác nhau đó?
– Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra kết luận gì?
Lời giải:
– Để tạo ra các tế bào chết.
– Lát phôi sống không nhuộm màu. Lát phôi đun cách thủy (chết) bắt màu sẫm.
Phôi sống không nhuộm màu là do màng tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho những chất chất cần thiết qua màng vào trong tế bào.
Phôi bị đun sôi (chết) màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu.
– Chỉ có màng sống mới có khả năng thấm chọn lọc.