Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 43: Cấu trúc các loại virut (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 143 : Từ cách phát hiện ra virut, có nhận xét gì về đặc điểm chung của virut ? ( kích thước, cấu tạo, cách dinh dưỡng)

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 145 : Dựa vào những thông tin trên hình 43 hãy điền vào bảng sau:

Lời giải:

Bài 1 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Virut có được coi là một cơ thể sinh vật không? Vì sao?

Lời giải:

Virut chưa được coi là một cơ thể mà chỉ là một dạng sống, vì có cấu tạo rất đơn giản: không có cấu trúc tế bào, không có đặc điểm cơ bản của một cơ thể sống… thường kí sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ.

Bài 2 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày khái niệm và cấu trúc của virut.

Lời giải:

– Virut là một dạng sống rất đơn giản, không có cấu trúc tế bào, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin.

– Cấu tạo: Mỗi loại virut chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN). Vỏ prôtêin (capsit), được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái (capsôme), kích thước virut càng lớn thì số lượng capsôme càng nhiều. Virut có thể ở dạng trần và dạng có vỏ bọc ngoài.

Bài 3 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Phân biệt các nhóm virut ở người, động vật, thực vật và vi khuẩn.

Lời giải:

TT Các loại virut Đặc điểm
1 Virut ở người và động vật

– Chứa ADN hoặc ARN.

– Gồm nhiều nhóm khác nhau tùy theo cấu trúc của axit nuclêic và tính chất, mức độ gây bệnh…

2 Virut ở thực vật

– Hầu hết mang ARN.

– Gây bệnh cho nhiều loại cây trồng (thuốc lá, dưa chuột, đậu đỏ…), một số tồn tại ở dạng tinh thể.

3 Virut ở vi sinh vật (phagơ)

– Thường mang ADN (xoắn đơn hoặc xoắn kép), một số mang ARN xoắn đơn.

– Được ứng dụng lớn trong kĩ thuật di truyền.

Bài 4 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy chọn phương án đúng nhất :

4.1. Virut là:

a) Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào

b) Chỉ có vỏ là Prôtêin và lõi là axit nuclêic

c) Sống kí sinh bắt buộc

d) Cả a, b và c

4.2. Virut ở người và động vật có bộ gen:

a) Chỉ là ADN

b) Chỉ là ARN

c) ADN hoặc ARN

d) Đa số là ADN hoặc ARN

4.3. Virut có cấu tạo:

a) Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài

b) Có vỏ prôtêin và ADN

c) Có vỏ prôtêin và ARN

d) Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài

Lời giải:

4.1. Virut là:

a) Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào

b) Chỉ có vỏ là Prôtêin và lõi là axit nuclêic

c) Sống kí sinh bắt buộc

d) Cả a, b và c

4.2. Virut ở người và động vật có bộ gen:

a) Chỉ là ADN

b) Chỉ là ARN

c) ADN hoặc ARN

d) Đa số là ADN hoặc ARN

4.3. Virut có cấu tạo:

a) Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài

b) Có vỏ prôtêin và ADN

c) Có vỏ prôtêin và ARN

d) Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 158 : Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47

Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung Lây truyền qua đường quan hệ tình dục

– Giữ vệ sinh

– Thực hiện tình dục an toàn

Bệnh viêm gan B (Virut HIV)
Bệnh dại (Virut Rhabdo)

Lời giải:

Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung Lây truyền qua đường quan hệ tình dục

– Giữ vệ sinh

– Thực hiện tình dục an toàn

Bệnh viêm gan B (Virut HIV) Vàng da, sưng gan, có thể bị xơ gan, ung thư gan. Lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường tiêu hóa.

– Thực hiện an toàn tình dục.

– Không tiêm chích ma túy.

– Thực hiện truyền máu an toàn.

– Vệ sinh ăn uống.

Bệnh dại (Virut Rhabdo) Người bị chó (mèo) dại cắn tùy theo vết thương nông, sâu, gần hay xa thần kinh trung ương mà phát bệnh nhanh hay chậm. Có thể sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết. Bệnh dại cho chó. Do bị chó (mèo) dại cắn phải. – Tiêm phòng khi bị chó cắn phải phải tiêm ngừa và theo dõi con chó. Nếu chó phát dại thì tiêm đủ liều.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 159 : Báo cáo trước lớp

Lời giải:

Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày ngắn gọn trước lớp bản báo cáo của mình. Cả lớp thảo luận, bổ sung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống