Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 45 trang 152: Hãy kể tên những bệnh do virut gây ra ở thực vật?

Lời giải:

– Bệnh khảm thuốc lá.

– Bệnh xoăn lá khoai tây.

– Bệnh vàng lùn ở lúa.

– …

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 45 trang 153: Hãy cho biết những dịch bệnh lớn nào do virut gây ra ở người và động vật?

Lời giải:

– HIV/AIDS.

– Đậu mùa.

– Viêm gan B.

– Viêm gan C.

– Bệnh dại.

– Bệnh lở mồm long móng…

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 45 trang 153: Từ những kiến thức về virut kí sinh ở côn trùng, hãy đề xuất phương pháp sử dụng virut để diệt côn trùng có hại?

Lời giải:

– Virut viêm não ngựa.

– Virut Đengi gây bệnh sốt xuất huyết.

– Virut Baculo sống kí sinh ở nhiều sâu bọ ăn lá cây…

⇒ Biện pháp khắc phục: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh…

Bài 1 trang 154 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật.

Lời giải:

Tác hại của virut gây ra đối với thực vật là: gây tắc mạch làm cho hình thái lá thay đổi (đốm chấm, xoăn, rụng), gây nhiều thiệt hại cho cây trồng (khảm thuốc lá, khoai tây, súp lơ, dưa chuột…), làm thân cây bị lùn, còi cọc (cà chua )…

Bài 2 trang 154 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày tác hại của virut gây ra đối với con người, động vật.

Lời giải:

Tác hại của virut gây ra đối với người và động vật: gây ung thư, viêm não Nhật Bản, bệnh dại…, nhiều bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sản xuất như đau mắt đỏ, sởi, quai bị, sốt xuất huyết… Tùy theo loại virut gây bệnh mà chúng có cách lây nhiễm và gây hại ở các mức độ khác nhau.

Bài 3 trang 154 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày những ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và môi trường.

Lời giải:

Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả các bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe dọa trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên.

Bài 4 trang 154 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao nhờ kĩ thuật di truyền mà người ta đã cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường?

Lời giải:

Insulin là hoocmon tuyến tụy làm nhiệm vụ điều hòa lượng đường trong máu, nếu thiếu sẽ bị tiểu đường. Người mắc bệnh này phải thường xuyên tiêm insulin. Việc sản xuất insulin rất khó khăn, sản lượng rất ít, giá thành cao, vì chỉ có thể chiết xuất từ tụy của người. Tuy nhiên, nhờ kĩ thuật chuyên ghép gen cho phép người ta có thể sản xuất insulin với số lượng lớn, giá thành hạ. Do vậy, nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã được cứu sống.

Bài 5 trang 154 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy chọn phương án đúng. Virut thường không thể tự xâm nhập cơ thể thực vật vì:

a) Thành tế bào thực vật rất bển vững

b) Không có thụ thể thích hợp

c) Kích thước virut thường lớn hơn

d) Bộ gen của virut thường là ARN mạch đơn rất dài

Lời giải:

Virut thường không thể tự xâm nhập cơ thể thực vật vì:

a) Thành tế bào thực vật rất bển vững

b) Không có thụ thể thích hợp

c) Kích thước virut thường lớn hơn

d) Bộ gen của virut thường là ARN mạch đơn rất dài

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 158 : Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47

Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung Lây truyền qua đường quan hệ tình dục

– Giữ vệ sinh

– Thực hiện tình dục an toàn

Bệnh viêm gan B (Virut HIV)
Bệnh dại (Virut Rhabdo)

Lời giải:

Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung Lây truyền qua đường quan hệ tình dục

– Giữ vệ sinh

– Thực hiện tình dục an toàn

Bệnh viêm gan B (Virut HIV) Vàng da, sưng gan, có thể bị xơ gan, ung thư gan. Lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường tiêu hóa.

– Thực hiện an toàn tình dục.

– Không tiêm chích ma túy.

– Thực hiện truyền máu an toàn.

– Vệ sinh ăn uống.

Bệnh dại (Virut Rhabdo) Người bị chó (mèo) dại cắn tùy theo vết thương nông, sâu, gần hay xa thần kinh trung ương mà phát bệnh nhanh hay chậm. Có thể sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết. Bệnh dại cho chó. Do bị chó (mèo) dại cắn phải. – Tiêm phòng khi bị chó cắn phải phải tiêm ngừa và theo dõi con chó. Nếu chó phát dại thì tiêm đủ liều.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 159 : Báo cáo trước lớp

Lời giải:

Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày ngắn gọn trước lớp bản báo cáo của mình. Cả lớp thảo luận, bổ sung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1162

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống