Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Lịch Sử Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 10
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 10
Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 10 sgk Lịch Sử 10): – Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?
Trả lời:
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là thị tộc và bộ lạc
(trang 10 sgk Lịch Sử 10): – Thế nào là thị tộc, bộ lạc?
Trả lời:
– Thị tộc:
+ Là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu
+ Quan hệ trong thị tộc : công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
– Bộ lạc:
+ Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.
+ Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
(trang 10 sgk Lịch Sử 10): – Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Con người đã khai phá được những vừng đất mà trước đây chưa khai phá nổi.
– Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên để nuôi sống mình.
– Con người có óc sáng tạo, họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
– Con người biết dùng đồ trang sức: vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai …
(trang sgk Lịch Sử 10): – Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?
Trả lời:
– Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” vì lúc này chưa có sản phẩm dư thừa.
– Đến thời đại kim khí, của cải làm ra không chủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
– Những người có chức phận đã chiếm đoạt của dư thừa biến thành của riêng mình. Thế là tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
– Gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông làm các công việc nặng nhọc và giữ cai trò trụ cột gia đình, con cái theo họ cha → gia đình phụ hệ xuất hiện
– Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo. Kẻ giàu, người nghèo, người có quyền, kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện. Từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp
Câu 1 (trang 11 sgk Sử 10):Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc?
Lời giải:
– Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.
– Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.
– Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.
– Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.
Câu 2 (trang 11 sgk Sử 10):Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
Lời giải:
Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:
– Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ
– Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
– Thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo
– Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại có giai cấp có nhà nước.