Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 18.1 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố

A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch

B. Sự tương tác của sắt và clo

C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch H2SO4 loãng

D. Sự phân hủy kali pemanganat khi đun nóng

Lời giải:

Đáp án A

Bài 18.2 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phản ứng:

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, ion Cu2+ trong đồng (II) clorua

A. bị oxi hóa

B. bị khử

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

D. không bị oxi hóa, không bị khử

Lời giải:

Đáp án B

Bài 18.3 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hoá ?

A. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2

B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

C. 2NH3 + H2O2+ MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4

D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

Lời giải:

Đáp án A

Bài 18.4 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử ?

A. 4Na + O2 → 2Na2O

B. Na2O + H2O → 2NaOH

C. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

D. Na2CO3 + HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Lời giải:

Đáp án A

Bài 18.5 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá – khử ?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

C. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Lời giải:

Đáp án B

Bài 18.6 trang 45 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phản ứng : Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O phân tử clo

A. bị oxi hoá. C. không bị oxi hoá, không bị khử.

B. bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 18.7 trang 45 Sách bài tập Hóa học 10: Số oxi hoá của clo trong axit pecloric HClO4

A. +3. B.+5.

C.+7. D.-1.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 18.8 trang 44 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa – khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên

A. Cl2 + 2Na → 2NaCl

B. Cl2 + H2 → 2HCl

C. Cl2 + H2O → HCl + HClO

D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Lời giải:

Đáp án C

Bài 18.9 trang 45 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HC1 vừa đủ thu được 3,136 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối thu được.

Lời giải:

Nhận thấy : nHCl = 2nH2 = 2 x 3,136/22,4 = 0,28 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng có :

Khối lượng muối = 5,1 + 0,28.36,5 – 0,14.2 = 15,04 (gam)

Bài 18.10 trang 45 Sách bài tập Hóa học 10: Cho một lượng kim loại R hoá trị n tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Xác định kim loại R.

Lời giải:

Xét 1 mol kim loại ứng với R (gam) tham gia phản ứng.

Vậy R=24 (Mg)

Bài 18.11 trang 45 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 1,35 gam hôn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 moi NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.

Lời giải:

Đặt x, y, z lần lượt là số mol Cu, Mg, Al.

Quá trình nhường e :

Cu → Cu2+ + 2e

x → x → 2x

Mg → Mg2+ + 2e

y → y → 2y

Al → Al3+ + 3e

z → z → 3z

Quá trình thu e :

Ta có : 2x + 2y + 3z = 0,03 + 0,04 = 0,07 và 0,07 cũng chính là số mol NO3 tạo muối.

Khối lượng muối nitrat là : 1,35 + 62 × 0,07 = 5,69 (gam).

Bài 18.12 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Cho hỗn hợp X gồm AI và Mg tác dụng vừa đủ với 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm O2 và Cl2. dY/H2 = 27,375 . Sau phản ứng thu được 5,055 gam chất rắn. Tính khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

– Từ giả thiết tính được : nCl2 = 0,035 mol; nO2 = 0,025 mol

Theo ĐLBT khối lượng :

Từ (3) và (4)

Phản ứng không oxi hoá – khử

Bài 18.13 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Sục hết V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 2M và Na2CO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 24,3 gam chất tan. Xác định giá trị của V.

Lời giải:

Khi sục khí CO2 vào dung dịch chứa NaOH, Na2CO3 thì dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có 2 trường hợp :

Trường hợp 1: Dung dịch thu được chứa NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol)

+ Khối lượng hỗn hợp : 84x + 106y = 24,3 (1)

+ ĐLBTKL áp dụng với Na : x + 2y = 2.0,1 + 2.1.0,1 = 0,4 (2)

+ ĐLBTKL áp dụng với C : V/22,4 + 0,1 = x + y (3)

Giải hệ (1), (2), (3) được V = 3,36 lít.

Trường hợp 2 : Dung dịch thu được chứa NaOH (a mol) và Na2CO3 (b mol)

+ Khối lượng hỗn hợp : 40a + 106b = 24,3 (4)

+ ĐLBTKL áp dụng với Na : a + 2b = 0,4 (5)

+ ĐLBTKL áp dụng với C: V/22,4 + 0,1 = b

Giải hệ (4), (5) và (6) thấy không có nghiệm.

Bài 18.14 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 ác dụng với dung dịch HC1 dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc) Tính thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp.

Lời giải:

Bài 18.15 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HC1 dư thấy thoát ra

V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 5,1 gam muối khan. Xác định giá trị của V.

Lời giải:

1 mol muối cacbonat chuyển thành 1 mol muối clorua tạo ra 1 mol CO2 và khối lượng muối tăng : (M + 71) – ( M + 60) = 11g.

Theo đề bài, khối lượng muối tăng : 5,1 – 4 = 1,1 (g) sẽ có 0,1 mol CO2 thoát ra.

Vậy V = 2,24 lít.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 967

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống