Văn mẫu lớp 11 Học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

I. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm: Một Nho sĩ toàn tài có đóng góp to lớn, tích cực cho triều đại Tây Sơn

– Chiếu cầu hiền là tác phẩm được sáng tác nằm mục đích kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước

II. Thân bài

1. Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

– Mở đâu là một hình ảnh so sánh: “Người hiền như sao sáng trên trời”: nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền

– “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: quy luật tự nhiên ⇒ khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời.

– Khẳng định:“Nếu như che mất … người hiền vậy”: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi

⇒ Hiền tài như sao sáng, cần phải ra sức giúp thiên tử trị vì, nếu không là trái quy luật, đạo trời

⇒ Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục

2. Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

a.Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà :

– Khi thời thế suy vi:

    + Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng

    + Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng

    + Một số “ra biển vào sông”: ẩn đi mỗi người một phương

⇒ Sử dụng hình ảnh lấy từ kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng: Tạo cách nói tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng; thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền

– Khi thời thế đã ổn định: “chưa thấy có ai tìm đến” ⇒ Tâm trạng của vua Quang Trung, niềm khắc khoải mong chờ người hiền ra giúp nước

– Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Hay trẫm ít đức…vương hầu chăng”: Thôi thúc, khiến người nghe tự suy ngẫm

⇒ Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của các hiền tài buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử

b. Thực trạng và nhu cầu của thời đại

– Tình hình đất nước hiện tại:

    + Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định

    + Biên ải chưa yên

    + Dân chưa hồi sức sau chiến tranh

    + Đức của vua chưa nhuần thấm khắp nơi

⇒ Cái nhìn toàn diện sâu sắc: triều đại mới tạo lập, mọi việc đang bắt đầu nên còn nhiều khó khăn

– Nhu cầu thời đại: hiền tài phải ra trợ giúp nhà vua

    + Sử dụng hình ảnh cụ thể “Một cái cột…trị bình”: Đề cao và khẳng định vai trò của hiền tài

    + Dẫn lời Khổng Tử “Suy đi tính lại…hay sao”: Khẳng định sự tồn tại của nhân tài trong nước

⇒ Đưa ra kết luận người hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

⇒ Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ. Lời lẽ: khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao

3. Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước:

– Cách tiến cử những người hiền tài:

    + Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước

    + Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ.

    + Những người ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử.

⇒ Biện pháp cầu hiền đúng đắn, thiết thực và dễ thực hiện

– “Những ai … tôn vinh”: lời kêu gọi, động viên mọi người tài đức ra giúp nước:

⇒ Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ

4. Nghệ thuật

– Cách nói sùng cổ

– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết đủ lí đủ tình

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản

– Tác phẩm thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn trong việc cầu hiền tài phục vục ho sự nghiệp dựng nước

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu Cầu Hiền của Ngô Thì Nhậm để thấy tài nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Quang Trung đối với đất nước.

   Sau khi dẹp xong giặc và loạn lạc ở miền Bắc, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất.

   Để viết được những tác phẩm chiếu, yêu cầu người viết phải am hiểu sâu sắc hoàn cảnh lịch sử xã hội, nắm được những đòi hỏi của đất nước lúc bấy giờ để qua đó tập hợp lại sức lực vì vận mệnh quốc gia. Đối với Ngô Thì Nhậm, ngoài những yêu cầu trên ông còn là một người sắc sảo trong nghệ thuật thuyết phục. Có thể nói bài Chiếu cầu hiền đã thể hiện một tài năng xuất sắc của tác giả vì cách lập luận chặt chẽ, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.

   Mở đầu tác phẩm, tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử nhằm tạo dấu ấn mạnh đối với các nho sĩ:

    “Từng nghe: Người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (ý này của Khổng Tử trong sách Luận ngữ), người hiền tất phải do thiên tử sử dụng”.

   Đoạn mở đầu muốn khẳng định người hiền tài là những tài sản quí giá của đất nước, giống “như sao sáng trên trời”, mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng với “ý trời” đã sinh ra. Cách so sánh đầy sáng tạo của tác giả đã làm tăng thêm ý nghĩa thuyết phục của bài Chiều. Hình ảnh “sao sáng trên trời” tượng trưng cho sự tinh anh, khiến nhà vua rất lấy làm trân trọng.

   Sang đoạn tiếp theo, tác giả lại đưa ra những khó khăn trong việc thu phục người tài ra giúp nước. Điều đó làm trăn trở nhà vua vì phí hoài nhân tài một cách vô ích đó. “Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám nói năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”. Nhà vua có ý muốn trách những người tài của đất nước. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để quốc gia được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố ý giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những người cũng ra giúp vua nhưng không tận tâm trong công việc. Tác giả viết: “Cũng có người giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết”. Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nghị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.

   Việc tập hợp người hiền tài giúp nước là công việc gấp gáp và quan trọng hơn lúc nào hết. Vì vậy, nhà vua luôn “sớm hôm mong mỏi”.

   Vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của người dân. Trong thực tế lịch sử sau khi đất nước đã hòa bình, yên ổn thì “dân khổ chưa hồi sức” nên đặt ra nhiều vấn đề lớn để ổn định và phát triển triều đại. “Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chổng nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không dựng được thái bình”. Đoạn vă chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.

   Đoạn thứ ba của bài chiếu cho thấy thầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung là xuất chúng, thể hiện rõ tình yêu nước thương dân nồng nàn của một nhà lãnh đạo tài ba. Để hợp sức dân lại xây dựng cơ nghiệp đất nước, nhà vua không loại trừ một tầng lớp xã hội nào, miễn là công dân trong nước có tài và đức đủ để gánh vác chuyện quốc gia đều được lựa chọn vào trong triều giúp vua gây dựng đất nước. “Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc”.

   Có thể nói ở đây, tính dân chủ đã được hình thành và phát huy cao độ. Điều đó nói lên tính cấp thiết của đất nước trong việc trọng dụn người tài vào nắm giữ các chức vụ khác nhau trong triều đình mới.

   Trong lịch sử ít có một nhà vua nào đề cao tối đa tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài giúp nước như vua Quang Trung. Cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, đã thấy được tương lai sau này của đất nước. Sự tiên tri đó nói lên tài phán đoán, tiên tri của một vị vua anh minh đối với quốc gia, dân tộc, bởi vì trong sâu thẳm tấm lòng nhà vua luôn nung nấu một khát vọng làm sao cho dân no ấm, hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đó cũng chính là mơ ước của người dân nhằm canh tân nước nhà.

   Bài Chiếu cầu hiền là tấm lòng của vua Quang Trung đối với dân với nước, tấm lòng đó là niềm mong muốn được cống hiến vì sự phồn vinh của nước nhà mà vua Quang Trung đã từng nung nấu. Qua bài chiếu này ta có thể thấy, tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trun và tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất.

   Quang Trung xứng đáng đi vào lịch sử như một nhân vật tài ba nhất trong lịch sử trung đại nước nhà.

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

    Ngô Thì Nhậm là một người hiền tài, được vua Quang Trung hết lòng trọng dụng. Viết chiếu cầu hiền là một nét văn hóa đặc biệt của phương Đông. Trong buổi đầu dựng nước, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, Ngô Thì Nhậm đã viết Chiếu cầu hiền dưới sự yêu cầu của vua Quang Trung. Tác phẩm vừa thể hiện chiến lược đứng đắn vừa là một áng văn xuất sắc.

    Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền vào khoảng năm 1788 – 1789, bài chiếu được viết nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ – nhà Lê ra giúp sức cho triều đại mới – nhà Tây Sơn. Tác phẩm có bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau: phần 1 nêu lên vai trò, sứ mệnh của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước; phần 2 đưa ra những trăn trở của vua Quang Trung nhằm kêu gọi người tài ra giúp nước; phần còn lại đưa ra hình thức, con đường để người hiền tài ra giúp đỡ đất nước. Với bố cục mạch lạc, chặt chẽ Ngô Thì Nhậm đã thực hiện thành công mục đích viết chiếu của mình.

    Điều đầu tiên tác giả đề cập đến chính là vai trò to lớn của người hiền tài đối với sự hưng thịnh, suy vong của một đất nước. Ông sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc và hết sức chính xác: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” câu văn đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của người hiền đối với quốc gia dân tộc, đây đồng thời cũng như sự tôn vinh, khen ngợi đối với họ. Không dừng lại ở đó, Ngô Thì Nhậm tiếp tục khẳng định: “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. Với cách so sánh đầy sáng tạo, tác giả khẳng định sự trân trọng người hiền tài khi so sánh họ như những vì tinh tú trên trời, họ là kết tinh của sự tinh anh và tài hoa bởi vậy phải đem tài năng của mình ra phục vụ đất nước. Với lập luận hết sức chặt chẽ, tác giả đã bước đầu thuyết phục được người hiền tài.

    Nhưng để bài chiếu có sức thuyết phục cao hơn nữa, phần tiếp theo của tác phẩm, Ngô Thì Nhậm nêu lên những khó khăn trong hành trình thu phục người hiền tài ra giúp nước. “Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám nói năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”. Nếu như trong buổi suy vi, những nhà Nho thường lánh đời, bỏ chỗ đục tìm về chỗ trong để giữ trọn khí tiết thanh cao của mình là điều dễ hiểu, nhưng nay đã sang một thời đại mới vì sao vẫn mãi “lẩn tránh” câu văn như một lời trách cứ vừa nhẹ nhàng vừa đanh thép với kẻ sĩ lúc bấy giờ. “Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng”. Câu văn vừa thể hiện sở nguyện tha thiết, chân thành, “ghé chiếu” để mời người hiền tài ra giúp nước. Nhưng đồng thời thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng mà thâm thúy qua hai câu hỏi tu từ ở phía sau. Đánh động vào suy nghĩ, nhận thức của những kẻ hiền tài vẫn chưa chịu ra giúp đời, giúp triều đại mới.

    Buổi đầu dựng nước gặp phải biết bao khó khăn: “kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan” không chỉ vậy, đời sống người dân chưa ổn định “dân còn nhọc mệt chưa lại sức” sau những năm dài chinh chiến. Bởi vậy, càng nhận thấy rõ hơn sự góp sức của người tài có ý nghĩa quan trọng nhường nào đối với đất nước: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Câu văn thể hiện thái độ trân thành của vua Quang Trung, ông một lòng muốn mời người hiền ra giúp nước cũng là bởi lo cho đời sống nhân dân, lo cho sự an nguy, độc lập của đất nước. Đó là những lời tâm huyết và chân thành xuất phát từ trái tim yêu nước thương dân mãnh liệt. Tấm lòng đó quả đáng trân trọng và đáng tự hào biết bao.

    Đoạn văn tiếp theo cho thấy rõ tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Để hợp sức toàn dân, đồng lòng xây dựng triều đại mới ông ban chiếu để mời gọi người hiền ra giúp nước. Hình thức vô cùng đa dạng: “cất nhắc không kể thức bậc”, “không vì lời nói sơ suất mà vu khoát, bắt tội”, “được tiến cử” “tự tiến cử”,… cốt sao để người hiền tài có được những điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể đem sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của nước nhà.

    Với những lời lẽ chân thành, tha thiết ta có thể thấy tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung trong tiến trình tái tạo và xây dựng một triều đại mới. Triều đại đó nếu chỉ hùng cường về quân sự thôi chưa đủ mà còn phải hùng mạnh về người tài, bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vua Quang Trung là một người lãnh đạo có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành và một lòng lo lắng cho sự nghiệp dựng nước. Trong toàn bộ bài chiếu ta không hề thấy ông một lần nhắc đến những sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với nhà Tây Sơn. Điều đó cho thấy lối ứng xử khéo léo, khiêm nhường và chỉ duy nhất hướng đến mục đích kêu gọi sự hợp tác của người hiền tài.

    Tác phẩm sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học giúp cho việc trình bày tư tưởng quan điểm trở nên súc tích, rõ ràng. Ngoài ra, lớp ngôn từ ông sử dụng chủ yếu nói về nhân dân, đất nước, triều đại, … tạo nên lớp ngôn từ mang không khí trang nghiêm, nhấn mạnh vào sự thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang mong mỏi sự giúp sức của người hiền tài. Nghệ thuật lập luận tài tình, chặt chẽ, logic, hợp lí tạo sức thuyết phục cao đối với người đọc.

    Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện tư tưởng sáng suốt của triều Tây Sơn khi kêu gọi người hiền tài ra giúp sức trong buổi đầu của triều đại mới. Đồng thời cũng thấy được sự khiêm nhường, tấm lòng chân thành và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung nhận thấy vai trò quan trọng của người tài đối với quá trình xây dựng đất nước.

Đề bài: Phân tích bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm

Với thể loại chiếu nếu như ở chương tình Ngữ văn lớp 8 ta được biết đến với tác phẩm “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn thì sang lớp 11 tìm hiểu tác phẩm cùng thể loại là “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm. Ông đã từng làm quan dưới triều Lê- Trịnh, sau phục vụ cho triều đại Tây Sơn có nhiều đóng góp và được trọng dụng. Ông được vua Quang Trung giao nhiệm vụ viết bài “Chiếu cầu hiền” trong hoàn cảnh triều đại mới được gây dựng, đất nước gặp nhiều khó khăn, người tài còn vắng bóng với mục đích nhằm động viên sĩ phu Bắc Hà và những người hiền tài ra phò vua giúp nước. Văn kiện thể hiện chủ trương đúng đắn và tầm nhìn ra trông rộng của một vị vua anh minh, lỗi lạc.

Chiếu là văn kiện chính trị thuộc loại văn học chức năng, còn có tên gọi khác là “Chiếu thư”, “Chiếu chí”, “Chiếu bản”. Đó là văn cáo mà thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần thuộc. Dù là trực tiếp nhà vua viết hay do người khác vâng theo mệnh lệnh mà viết thì cũng đều phải thể hiện được tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh của đất nước.

Theo như lời khuyên của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các nhà báo: “Trước khi cầm bút mỗi người cần trả lời ba câu hỏi: Ta viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” Chỉ với mười hai từ ngắn gọn đã thâu tóm được quan điểm và nội dung của bài viết. Đối với bài văn nghị luận sâu sắc như “Chiếu cầu hiền”, khi phân tích tôi chọn cho mình điểm nhìn đứng ở vị thế của người viết. Chúng ta giải đáp từng câu hỏi để làm sáng tỏ cái hay cái đẹp của tác phẩm.

Trước tiên “Ta viết cho ai?” tức đối tượng bài chiếu hướng đến là ai? Trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng quyền lấn át vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”, thừa thắng đánh tan hai mưới vạn quân Thanh xâm lược, thù trong giặc ngoài được loại bỏ, thống nhất non sông về một mối, lập nên triều đại mới_triều đại Tây Sơn của vua Quang Trung_Nguyễn Huệ. Một số người với quan niệm bảo thủ không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh của vị vua mới đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí nổi dậy chống lại triều đình Tây Sơn. Nhà vua đã cho viết bài chiếu trước là để thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà có thái độ đúng đắn, hiểu được vận mệnh dân tộc và mở rộng ra là hiền tài còn ẩn mình hãy đem tài năng ra giúp nước. Chính sách chiêu hiền không giới hạn phạm vi đối tượng “các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng thứ dân trăm họ” tất cả mọi người ai cũng có quyền, có trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Viết để làm gì? Đúng như tên nhan đề là cầu hiền và cũng như phân tích ở trên để chiêu mộ nhân tài_những con người vừa có đức vừa có tài có tâm ra phụng sự cho dân cho nước. Mục đích ấy cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ và vai trò to lớn của người hiền tài đối với vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng đó đã được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa qua lời dạy nhi đồng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Bởi các em chính là thế hệ tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc Việt. Ngày nay chủ trương chiêu mộ nhân tài luôn luôn được chính quyền Trung ương Đảng đề ra và thực hiện bằng các chính sách cụ thể thiết thực về “Đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nhân lực”.

Sau khi xác định rõ được đối tượng và mục đích điều quan trọng là phải viết như thế nào để thể hiện được mong muốn của tác giả. Ngô Thì Nhậm là người dùi mài kinh sử học rộng tài cao nên ông am hiểu tâm lí của các sĩ phu. Bởi theo quan niệm chính thống của tầng lớp Nho sĩ người xuất thân từ dòng dõi đế vương hoặc quý tộc mới xứng nối nghiệp tiên vương, mới có khả năng làm Thiên tử. Nguyễn Huệ lại xuất thân là nông dân nên ít nhiều Nho sĩ Bắc Hà không những không phục mà con tỏ vẻ khinh miệt, coi thường. Ông nắm được suy nghĩ ấy nên mở đầu tác phẩm đã dùng lời dạy của Khổng Tử để đặt vấn đề và đưa ra cách ứng xử thuyết phục đối với Nho sĩ Bắc Hà. Ông chỉ ra quy luật xuất xử của các bậc hiền tài: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. Tác giả chỉ ra quy luật của vũ trụ “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” để khẳng định người hiền tài phải phụng sự cho dân cho nước, phải có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc mà trước tiên là “làm sứ giả cho thiên tử” tức phục vụ cho vua là lẽ tất yếu. Nếu làm trái là không theo ý trời. Hình ảnh so sánh rất tiêu biểu, cụ thể phù hợp với tâm lí của những con người xuất thân nơi “Cửa Khổng sân Trình”.

Tiếp đó tác giả nói đến tình cảm của kẻ sĩ dành cho triều đại mới bấy giờ: một số người tài đức thì “ở ẩn trong khe núi, trốn tránh việc đời”, những người tinh anh thì sợ hãi im lặng “kiêng dè không dám lên tiếng” hoặc làm việc nửa chừng thì bỏ dở “gõ mõ canh cửa” hay người bị chết đuối trên cạn, thậm chí có cả những người tự tử để giữ lòng trung với vua Lê_cái tôi trung thành đến mù quáng. Tác giả không nói thẳng mà dùng lối nói hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng vừa đả kích nhẹ nhàng, vừa tế nhị sâu kín lại tỏ ra là người có học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, có tài văn chương khiến cho người nghe không những không chạnh lòng, tự ái mà hiểu ra vấn đề, tự cười tự trách bản thân mình vì có thái độ chưa đúng đắn.

Sau khi chỉ ra những thái độ tiêu cực của sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung bày tỏ tâm sự, lòng chân thành của mình bằng cách đặt ra các câu hỏi khiến cho người đọc, người nghe phải suy ngẫm, trăn trở: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” Nhà vua tha thiết mong mỏi những người hiền tài có thể ra giúp vua giúp nước nhưng vì lí do gì mà vẫn vắng bóng. Phải chăng Quang Trung đang tự trách mình “Ít đức”, hay vì họ viện cớ cho thời đại đổ nát. Thực sự những điều đó không đúng với hoàn cảnh thực tế bấy giờ. Nếu ít đức sao ông có thể làm nên nghiệp lớn xây dựng cơ đồ, thời đại đổ nát chẳng phải vì giặc giã phương Bắc đã dẹp, non sông quy về một mối, triều đại mới vừa được tạo dựng… và còn biết bao điều cần hơn nữa người tài giúp nước.

Thái độ chiêu hiền của nhà vua rất chân thành, ông luôn khiêm tốn, nhún nhường. Nhà vua chỉ ra tính chất của thời đại, nhu cầu của đất nước và không ngần ngại nhận khiếm khuyết bản thân và sự bất cập của triều đình mới đồng thời khẳng định sự cần của người tài với đất nước. Công việc ngày càng nhiều, trọng trách ngày càng lớn một người không thể gánh vác mà cần sự chung tay góp sức của mọi người. Hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn và mưu lược của một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Điều đó cho thấy quan điểm “lấy dân làm gốc” thật đúng đắn thể hiện một tầm nhìn chiến lược của Quang Trung. Tư tưởng ấy bao đời này vẫn được gìn giữ và tiếp nối bởi “nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền…lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước” là vậy. Kết thúc đoạn văn tác giả dùng lối viết trích dẫn lại lời Khổng Tử để khẳng định người hiền tài trong nước ta còn rất nhiều, vậy “Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò vua giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” câu hỏi đó khiến cho biết bao người tài còn ở ẩn phải trăn trở, phải suy ngẫm về thái độ của mình.

Tác phẩm là bài văn nghị luận mẫu mực, từng câu chữ, lí lẽ, dẫn chứng đều rất khéo léo và có tính thuyết phục cao. Các điển cố được sử dụng tài tình cho thấy sự am hiểu về văn học, kiến thức sâu rộng của tác giả.

Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, cái tâm, cái tài của một vị vua tài ba, lỗi lạc. Chính sách cầu hiền luôn là một điều tất yếu cần có của mỗi triều đại dù trong bất kì hoàn cảnh, thời gian nào bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, đất nước càng phát triển càng cần có nhiều nhân tài cống hiến tài năng. Ngô Thì Nhậm đã thể hiện quan điểm, tư tưởng, chủ trương của vua Quang Trung về chính sách chiêu hiền thật xuất sắc trong tác phẩm. Những chính sách đó luôn được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp nối và không ngừng đổi mới để Việt Nam ngày càng tiến xa hơn nữa trên con đường hội nhập quốc tế.

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu Cầu Hiền của Ngô Thì Nhậm để thấy tài nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Quang Trung đối với đất nước.

I. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm: Một Nho sĩ toàn tài có đóng góp to lớn, tích cực cho triều đại Tây Sơn

– Chiếu cầu hiền là tác phẩm được sáng tác nằm mục đích kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước

II. Thân bài

1. Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

– Mở đâu là một hình ảnh so sánh: “Người hiền như sao sáng trên trời”: nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền

– “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: quy luật tự nhiên ⇒ khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời.

– Khẳng định:“Nếu như che mất … người hiền vậy”: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi

⇒ Hiền tài như sao sáng, cần phải ra sức giúp thiên tử trị vì, nếu không là trái quy luật, đạo trời

⇒ Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục

2. Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

   a.Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà :

– Khi thời thế suy vi:

    + Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng

    + Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng

    + Một số “ra biển vào sông”: ẩn đi mỗi người một phương

⇒ Sử dụng hình ảnh lấy từ kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng: Tạo cách nói tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng; thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền

– Khi thời thế đã ổn định: “chưa thấy có ai tìm đến” ⇒ Tâm trạng của vua Quang Trung, niềm khắc khoải mong chờ người hiền ra giúp nước

– Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Hay trẫm ít đức…vương hầu chăng”: Thôi thúc, khiến người nghe tự suy ngẫm

⇒ Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của các hiền tài buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử

   b. Thực trạng và nhu cầu của thời đại

– Tình hình đất nước hiện tại:

    + Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định

    + Biên ải chưa yên

    + Dân chưa hồi sức sau chiến tranh

    + Đức của vua chưa nhuần thấm khắp nơi

⇒ Cái nhìn toàn diện sâu sắc: triều đại mới tạo lập, mọi việc đang bắt đầu nên còn nhiều khó khăn

– Nhu cầu thời đại: hiền tài phải ra trợ giúp nhà vua + Sử dụng hình ảnh cụ thể “Một cái cột…trị bình”: Đề cao và khẳng định vai trò của hiền tài + Dẫn lời Khổng Tử “Suy đi tính lại…hay sao”: Khẳng định sự tồn tại của nhân tài trong nước

⇒ Đưa ra kết luận người hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

⇒ Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ. Lời lẽ: khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao

3. Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước:

– Cách tiến cử những người hiền tài:

    + Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước

    + Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ.

    + Những người ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử.

⇒ Biện pháp cầu hiền đúng đắn, thiết thực và dễ thực hiện

– “Những ai … tôn vinh”: lời kêu gọi, động viên mọi người tài đức ra giúp nước:

⇒ Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ

4. Nghệ thuật

– Cách nói sùng cổ

– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết đủ lí đủ tình

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản

– Tác phẩm thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn trong việc cầu hiền tài phục vục ho sự nghiệp dựng nước

   Sau khi dẹp xong giặc và loạn lạc ở miền Bắc, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất.

    Để viết được những tác phẩm chiếu, yêu cầu người viết phải am hiểu sâu sắc hoàn cảnh lịch sử xã hội, nắm được những đòi hỏi của đất nước lúc bấy giờ để qua đó tập hợp lại sức lực vì vận mệnh quốc gia. Đối với Ngô Thì Nhậm, ngoài những yêu cầu trên ông còn là một người sắc sảo trong nghệ thuật thuyết phục. Có thể nói bài Chiếu cầu hiền đã thể hiện một tài năng xuất sắc của tác giả vì cách lập luận chặt chẽ, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.

    Mở đầu tác phẩm, tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử nhằm tạo dấu ấn mạnh đối với các nho sĩ:

    “Từng nghe: Người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (ý này của Khổng Tử trong sách Luận ngữ), người hiền tất phải do thiên tử sử dụng”.

    Đoạn mở đầu muốn khẳng định người hiền tài là những tài sản quí giá của đất nước, giống “như sao sáng trên trời”, mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng với “ý trời” đã sinh ra. Cách so sánh đầy sáng tạo của tác giả đã làm tăng thêm ý nghĩa thuyết phục của bài Chiều. Hình ảnh “sao sáng trên trời” tượng trưng cho sự tinh anh, khiến nhà vua rất lấy làm trân trọng.

    Sang đoạn tiếp theo, tác giả lại đưa ra những khó khăn trong việc thu phục người tài ra giúp nước. Điều đó làm trăn trở nhà vua vì phí hoài nhân tài một cách vô ích đó. “Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám nói năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”. Nhà vua có ý muốn trách những người tài của đất nước. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để quốc gia được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố ý giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những người cũng ra giúp vua nhưng không tận tâm trong công việc. Tác giả viết: “Cũng có người giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết”. Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nghị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.

    Việc tập hợp người hiền tài giúp nước là công việc gấp gáp và quan trọng hơn lúc nào hết. Vì vậy, nhà vua luôn “sớm hôm mong mỏi”.

    Vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của người dân. Trong thực tế lịch sử sau khi đất nước đã hòa bình, yên ổn thì “dân khổ chưa hồi sức” nên đặt ra nhiều vấn đề lớn để ổn định và phát triển triều đại. “Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chổng nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không dựng được thái bình”. Đoạn vă chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.

    Đoạn thứ ba của bài chiếu cho thấy thầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung là xuất chúng, thể hiện rõ tình yêu nước thương dân nồng nàn của một nhà lãnh đạo tài ba. Để hợp sức dân lại xây dựng cơ nghiệp đất nước, nhà vua không loại trừ một tầng lớp xã hội nào, miễn là công dân trong nước có tài và đức đủ để gánh vác chuyện quốc gia đều được lựa chọn vào trong triều giúp vua gây dựng đất nước. “Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc”.

    Có thể nói ở đây, tính dân chủ đã được hình thành và phát huy cao độ. Điều đó nói lên tính cấp thiết của đất nước trong việc trọng dụn người tài vào nắm giữ các chức vụ khác nhau trong triều đình mới.

    Trong lịch sử ít có một nhà vua nào đề cao tối đa tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài giúp nước như vua Quang Trung. Cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, đã thấy được tương lai sau này của đất nước. Sự tiên tri đó nói lên tài phán đoán, tiên tri của một vị vua anh minh đối với quốc gia, dân tộc, bởi vì trong sâu thẳm tấm lòng nhà vua luôn nung nấu một khát vọng làm sao cho dân no ấm, hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đó cũng chính là mơ ước của người dân nhằm canh tân nước nhà.

    Bài Chiếu cầu hiền là tấm lòng của vua Quang Trung đối với dân với nước, tấm lòng đó là niềm mong muốn được cống hiến vì sự phồn vinh của nước nhà mà vua Quang Trung đã từng nung nấu. Qua bài chiếu này ta có thể thấy, tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trun và tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất.

    Quang Trung xứng đáng đi vào lịch sử như một nhân vật tài ba nhất trong lịch sử trung đại nước nhà.

   Ngô Thì Nhậm là một người hiền tài, được vua Quang Trung hết lòng trọng dụng. Viết chiếu cầu hiền là một nét văn hóa đặc biệt của phương Đông. Trong buổi đầu dựng nước, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, Ngô Thì Nhậm đã viết Chiếu cầu hiền dưới sự yêu cầu của vua Quang Trung. Tác phẩm vừa thể hiện chiến lược đứng đắn vừa là một áng văn xuất sắc.

    Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền vào khoảng năm 1788 – 1789, bài chiếu được viết nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ – nhà Lê ra giúp sức cho triều đại mới – nhà Tây Sơn. Tác phẩm có bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau: phần 1 nêu lên vai trò, sứ mệnh của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước; phần 2 đưa ra những trăn trở của vua Quang Trung nhằm kêu gọi người tài ra giúp nước; phần còn lại đưa ra hình thức, con đường để người hiền tài ra giúp đỡ đất nước. Với bố cục mạch lạc, chặt chẽ Ngô Thì Nhậm đã thực hiện thành công mục đích viết chiếu của mình.

    Điều đầu tiên tác giả đề cập đến chính là vai trò to lớn của người hiền tài đối với sự hưng thịnh, suy vong của một đất nước. Ông sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc và hết sức chính xác: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” câu văn đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của người hiền đối với quốc gia dân tộc, đây đồng thời cũng như sự tôn vinh, khen ngợi đối với họ. Không dừng lại ở đó, Ngô Thì Nhậm tiếp tục khẳng định: “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. Với cách so sánh đầy sáng tạo, tác giả khẳng định sự trân trọng người hiền tài khi so sánh họ như những vì tinh tú trên trời, họ là kết tinh của sự tinh anh và tài hoa bởi vậy phải đem tài năng của mình ra phục vụ đất nước. Với lập luận hết sức chặt chẽ, tác giả đã bước đầu thuyết phục được người hiền tài.

    Nhưng để bài chiếu có sức thuyết phục cao hơn nữa, phần tiếp theo của tác phẩm, Ngô Thì Nhậm nêu lên những khó khăn trong hành trình thu phục người hiền tài ra giúp nước. “Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám nói năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”. Nếu như trong buổi suy vi, những nhà Nho thường lánh đời, bỏ chỗ đục tìm về chỗ trong để giữ trọn khí tiết thanh cao của mình là điều dễ hiểu, nhưng nay đã sang một thời đại mới vì sao vẫn mãi “lẩn tránh” câu văn như một lời trách cứ vừa nhẹ nhàng vừa đanh thép với kẻ sĩ lúc bấy giờ. “Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng”. Câu văn vừa thể hiện sở nguyện tha thiết, chân thành, “ghé chiếu” để mời người hiền tài ra giúp nước. Nhưng đồng thời thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng mà thâm thúy qua hai câu hỏi tu từ ở phía sau. Đánh động vào suy nghĩ, nhận thức của những kẻ hiền tài vẫn chưa chịu ra giúp đời, giúp triều đại mới.

    Buổi đầu dựng nước gặp phải biết bao khó khăn: “kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan” không chỉ vậy, đời sống người dân chưa ổn định “dân còn nhọc mệt chưa lại sức” sau những năm dài chinh chiến. Bởi vậy, càng nhận thấy rõ hơn sự góp sức của người tài có ý nghĩa quan trọng nhường nào đối với đất nước: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Câu văn thể hiện thái độ trân thành của vua Quang Trung, ông một lòng muốn mời người hiền ra giúp nước cũng là bởi lo cho đời sống nhân dân, lo cho sự an nguy, độc lập của đất nước. Đó là những lời tâm huyết và chân thành xuất phát từ trái tim yêu nước thương dân mãnh liệt. Tấm lòng đó quả đáng trân trọng và đáng tự hào biết bao.

    Đoạn văn tiếp theo cho thấy rõ tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Để hợp sức toàn dân, đồng lòng xây dựng triều đại mới ông ban chiếu để mời gọi người hiền ra giúp nước. Hình thức vô cùng đa dạng: “cất nhắc không kể thức bậc”, “không vì lời nói sơ suất mà vu khoát, bắt tội”, “được tiến cử” “tự tiến cử”,… cốt sao để người hiền tài có được những điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể đem sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của nước nhà.

    Với những lời lẽ chân thành, tha thiết ta có thể thấy tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung trong tiến trình tái tạo và xây dựng một triều đại mới. Triều đại đó nếu chỉ hùng cường về quân sự thôi chưa đủ mà còn phải hùng mạnh về người tài, bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vua Quang Trung là một người lãnh đạo có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành và một lòng lo lắng cho sự nghiệp dựng nước. Trong toàn bộ bài chiếu ta không hề thấy ông một lần nhắc đến những sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với nhà Tây Sơn. Điều đó cho thấy lối ứng xử khéo léo, khiêm nhường và chỉ duy nhất hướng đến mục đích kêu gọi sự hợp tác của người hiền tài.

    Tác phẩm sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học giúp cho việc trình bày tư tưởng quan điểm trở nên súc tích, rõ ràng. Ngoài ra, lớp ngôn từ ông sử dụng chủ yếu nói về nhân dân, đất nước, triều đại, … tạo nên lớp ngôn từ mang không khí trang nghiêm, nhấn mạnh vào sự thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang mong mỏi sự giúp sức của người hiền tài. Nghệ thuật lập luận tài tình, chặt chẽ, logic, hợp lí tạo sức thuyết phục cao đối với người đọc.

    Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện tư tưởng sáng suốt của triều Tây Sơn khi kêu gọi người hiền tài ra giúp sức trong buổi đầu của triều đại mới. Đồng thời cũng thấy được sự khiêm nhường, tấm lòng chân thành và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung nhận thấy vai trò quan trọng của người tài đối với quá trình xây dựng đất nước.

   Với thể loại chiếu nếu như ở chương tình Ngữ văn lớp 8 ta được biết đến với tác phẩm “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn thì sang lớp 11 tìm hiểu tác phẩm cùng thể loại là “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm. Ông đã từng làm quan dưới triều Lê- Trịnh, sau phục vụ cho triều đại Tây Sơn có nhiều đóng góp và được trọng dụng. Ông được vua Quang Trung giao nhiệm vụ viết bài “Chiếu cầu hiền” trong hoàn cảnh triều đại mới được gây dựng, đất nước gặp nhiều khó khăn, người tài còn vắng bóng với mục đích nhằm động viên sĩ phu Bắc Hà và những người hiền tài ra phò vua giúp nước. Văn kiện thể hiện chủ trương đúng đắn và tầm nhìn ra trông rộng của một vị vua anh minh, lỗi lạc.

   Chiếu là văn kiện chính trị thuộc loại văn học chức năng, còn có tên gọi khác là “Chiếu thư”, “Chiếu chí”, “Chiếu bản”. Đó là văn cáo mà thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần thuộc. Dù là trực tiếp nhà vua viết hay do người khác vâng theo mệnh lệnh mà viết thì cũng đều phải thể hiện được tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh của đất nước.

   Theo như lời khuyên của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các nhà báo: “Trước khi cầm bút mỗi người cần trả lời ba câu hỏi: Ta viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” Chỉ với mười hai từ ngắn gọn đã thâu tóm được quan điểm và nội dung của bài viết. Đối với bài văn nghị luận sâu sắc như “Chiếu cầu hiền”, khi phân tích tôi chọn cho mình điểm nhìn đứng ở vị thế của người viết. Chúng ta giải đáp từng câu hỏi để làm sáng tỏ cái hay cái đẹp của tác phẩm.

   Trước tiên “Ta viết cho ai?” tức đối tượng bài chiếu hướng đến là ai? Trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng quyền lấn át vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”, thừa thắng đánh tan hai mưới vạn quân Thanh xâm lược, thù trong giặc ngoài được loại bỏ, thống nhất non sông về một mối, lập nên triều đại mới_triều đại Tây Sơn của vua Quang Trung_Nguyễn Huệ. Một số người với quan niệm bảo thủ không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh của vị vua mới đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí nổi dậy chống lại triều đình Tây Sơn. Nhà vua đã cho viết bài chiếu trước là để thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà có thái độ đúng đắn, hiểu được vận mệnh dân tộc và mở rộng ra là hiền tài còn ẩn mình hãy đem tài năng ra giúp nước. Chính sách chiêu hiền không giới hạn phạm vi đối tượng “các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng thứ dân trăm họ” tất cả mọi người ai cũng có quyền, có trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

   Viết để làm gì? Đúng như tên nhan đề là cầu hiền và cũng như phân tích ở trên để chiêu mộ nhân tài_những con người vừa có đức vừa có tài có tâm ra phụng sự cho dân cho nước. Mục đích ấy cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ và vai trò to lớn của người hiền tài đối với vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng đó đã được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa qua lời dạy nhi đồng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Bởi các em chính là thế hệ tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc Việt. Ngày nay chủ trương chiêu mộ nhân tài luôn luôn được chính quyền Trung ương Đảng đề ra và thực hiện bằng các chính sách cụ thể thiết thực về “Đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nhân lực”.

   Sau khi xác định rõ được đối tượng và mục đích điều quan trọng là phải viết như thế nào để thể hiện được mong muốn của tác giả. Ngô Thì Nhậm là người dùi mài kinh sử học rộng tài cao nên ông am hiểu tâm lí của các sĩ phu. Bởi theo quan niệm chính thống của tầng lớp Nho sĩ người xuất thân từ dòng dõi đế vương hoặc quý tộc mới xứng nối nghiệp tiên vương, mới có khả năng làm Thiên tử. Nguyễn Huệ lại xuất thân là nông dân nên ít nhiều Nho sĩ Bắc Hà không những không phục mà con tỏ vẻ khinh miệt, coi thường. Ông nắm được suy nghĩ ấy nên mở đầu tác phẩm đã dùng lời dạy của Khổng Tử để đặt vấn đề và đưa ra cách ứng xử thuyết phục đối với Nho sĩ Bắc Hà. Ông chỉ ra quy luật xuất xử của các bậc hiền tài: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. Tác giả chỉ ra quy luật của vũ trụ “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” để khẳng định người hiền tài phải phụng sự cho dân cho nước, phải có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc mà trước tiên là “làm sứ giả cho thiên tử” tức phục vụ cho vua là lẽ tất yếu. Nếu làm trái là không theo ý trời. Hình ảnh so sánh rất tiêu biểu, cụ thể phù hợp với tâm lí của những con người xuất thân nơi “Cửa Khổng sân Trình”.

   Tiếp đó tác giả nói đến tình cảm của kẻ sĩ dành cho triều đại mới bấy giờ: một số người tài đức thì “ở ẩn trong khe núi, trốn tránh việc đời”, những người tinh anh thì sợ hãi im lặng “kiêng dè không dám lên tiếng” hoặc làm việc nửa chừng thì bỏ dở “gõ mõ canh cửa” hay người bị chết đuối trên cạn, thậm chí có cả những người tự tử để giữ lòng trung với vua Lê_cái tôi trung thành đến mù quáng. Tác giả không nói thẳng mà dùng lối nói hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng vừa đả kích nhẹ nhàng, vừa tế nhị sâu kín lại tỏ ra là người có học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, có tài văn chương khiến cho người nghe không những không chạnh lòng, tự ái mà hiểu ra vấn đề, tự cười tự trách bản thân mình vì có thái độ chưa đúng đắn.

   Sau khi chỉ ra những thái độ tiêu cực của sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung bày tỏ tâm sự, lòng chân thành của mình bằng cách đặt ra các câu hỏi khiến cho người đọc, người nghe phải suy ngẫm, trăn trở: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” Nhà vua tha thiết mong mỏi những người hiền tài có thể ra giúp vua giúp nước nhưng vì lí do gì mà vẫn vắng bóng. Phải chăng Quang Trung đang tự trách mình “Ít đức”, hay vì họ viện cớ cho thời đại đổ nát. Thực sự những điều đó không đúng với hoàn cảnh thực tế bấy giờ. Nếu ít đức sao ông có thể làm nên nghiệp lớn xây dựng cơ đồ, thời đại đổ nát chẳng phải vì giặc giã phương Bắc đã dẹp, non sông quy về một mối, triều đại mới vừa được tạo dựng… và còn biết bao điều cần hơn nữa người tài giúp nước.

   Thái độ chiêu hiền của nhà vua rất chân thành, ông luôn khiêm tốn, nhún nhường. Nhà vua chỉ ra tính chất của thời đại, nhu cầu của đất nước và không ngần ngại nhận khiếm khuyết bản thân và sự bất cập của triều đình mới đồng thời khẳng định sự cần của người tài với đất nước. Công việc ngày càng nhiều, trọng trách ngày càng lớn một người không thể gánh vác mà cần sự chung tay góp sức của mọi người. Hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn và mưu lược của một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Điều đó cho thấy quan điểm “lấy dân làm gốc” thật đúng đắn thể hiện một tầm nhìn chiến lược của Quang Trung. Tư tưởng ấy bao đời này vẫn được gìn giữ và tiếp nối bởi “nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền…lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước” là vậy. Kết thúc đoạn văn tác giả dùng lối viết trích dẫn lại lời Khổng Tử để khẳng định người hiền tài trong nước ta còn rất nhiều, vậy “Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò vua giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” câu hỏi đó khiến cho biết bao người tài còn ở ẩn phải trăn trở, phải suy ngẫm về thái độ của mình.

   Tác phẩm là bài văn nghị luận mẫu mực, từng câu chữ, lí lẽ, dẫn chứng đều rất khéo léo và có tính thuyết phục cao. Các điển cố được sử dụng tài tình cho thấy sự am hiểu về văn học, kiến thức sâu rộng của tác giả.

   Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, cái tâm, cái tài của một vị vua tài ba, lỗi lạc. Chính sách cầu hiền luôn là một điều tất yếu cần có của mỗi triều đại dù trong bất kì hoàn cảnh, thời gian nào bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, đất nước càng phát triển càng cần có nhiều nhân tài cống hiến tài năng. Ngô Thì Nhậm đã thể hiện quan điểm, tư tưởng, chủ trương của vua Quang Trung về chính sách chiêu hiền thật xuất sắc trong tác phẩm. Những chính sách đó luôn được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp nối và không ngừng đổi mới để Việt Nam ngày càng tiến xa hơn nữa trên con đường hội nhập quốc tế.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 913

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống