Văn mẫu lớp 11 Học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Đề bài: Phân tích bài Về luận lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh).

   Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự là Tử Cán, hiệu là Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì. (Nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), ông là một chí sĩ yêu nước có chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ phong kiến Nam triều hủ lậu, cải cách mọi mặt, nhằm mục đích làm cho dân giàu nước mạnh. Ông luôn luôn có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền, vận động cách mạng.

   Những tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh gồm: Đầu Pháp chinh phũ thư (1906), Tinh quốc hồn ca II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng-tê thi tập( 1914 -1915), Thất điều trần (1922), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925), …

   Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây do Phan Châu Trinh viết và diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Nội dung đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng dân chủ. Tác giả khẳng định việc truyền bá luân lí xã hội là hết sức cấp thiết và quan trọng để khôi phục ý thức của dân chúng về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc; hướng mọi người tới mục đích giành chủ quyền độc lập tự do và xây dựng tương lai tươi sáng của đất nước. Đối tượng bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh trước hết là người nghe sau đó mới là toàn thể dân chúng Việt Nam. Đoạn văn thể hiện phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, nhẹ nhàng, lúc đanh thép, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.

   Nội dung từng phần trong đoạn trích liên kết với nhau như sau:

   Ở nước ta hiện nay, luân lí xã hội hầu như chưa có. Nguyên nhân là do dân ta thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết bênh vực nhau và giữ gìn quyền lợi chung. Vua quan thì tham lam, ích kỉ, cố tình bần cùng dân chúng cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, muốn nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền luân lí xã hội, phải xây dựng đoàn thể để lo công ích, lo cho quyền lợi của nhau, tiến tới đánh đổ chế độ phong kiến hủ lậu, thối nát.

   Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu thuật ngữ chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Phan Châu Trinh không giống với quan niệm chủ nghĩa xã hội của Các Mác. Phan Châu Trinh cho rằng lịch sử xã hội loài người đi lên theo con đường gia đình – quốc gia – xã hội và tương ứng với nó là sự phát triển tuần tự của luân lí gia đình, luân lí quốc gia và luân lí xã hội. Còn Các Mác khẳng định lịch sử của tất cả các xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp.

   Luân lí xã hội mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích này có nội dung gắn liền với ý thức sẵn sàng vì lợi ích chung, là tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong đoàn thể vì sự tiến bộ xã hội. Luân lí ở phương Tây đã phát triển qua ba giai đoạn, từ gia đình, lên quốc gia, đến xã hội. Thời Trung cổ, luân lí mới nằm trong phạm vi gia đình, gia đình nào biết gia đình nấy. Khi các quốc gia hình thành (khoảng thế ki XVI) thì có luân lí quốc gia, quốc gia nào lo củng cố, phát triển quốc gia nấy. Chi sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất tư tưởng về luân lí xã hội mới thực sự được đề xướng và xây dựng. Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến quyền lợi của từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Theo Phan Châu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia đều đã tiêu vong. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về thứ luân lí xã hội đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì dân ta chưa có ý niệm gì.

   Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đi thẳng vào vấn đề và đưa ra một loạt những câu phủ định để tạo sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ. Đây là cách vào đề ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh, vấn đề trọng tâm là: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.

   Trong phần 2, tác giả đã so sánh quan điểm, nhận thức của người châu Âu với người Việt Nam về luân lí xã hội. Sự khác biệt nằm ở ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Xã hội châu Âu đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, từng quốc gia mà quan tâm đến cả thế giới: Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc Chinh phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động cho đến kì được công bình mới nghe.

   Tác giả chứng minh ở nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội bằng bốn luận điểm phản biện và những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng:

   Luận điểm thứ nhất: Dân ta chi biết lo cho bản thân, không quan tâm đến người khác, sợ sệt đủ điều như kẻ ngủ không biết gì là gì… không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người… nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Chứng minh: Người mình phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn đó không can thiệp gì đến mình.

   Luận điểm thứ hai: Dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích. Trước kia dân tộc Việt Nam cũng biết tới đoàn thể, công ích, cũng hiểu rằng: đã biết sống thì phải bênh vực nhau, biết góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay. Tác giả lấy những câu thành ngữ để chứng minh rằng ông cha ta cũng đã từng biết đến sức mạnh của đoàn thể, đoàn kết: Không ai bẻ đũa cả nắm và Nhiều tay làm nên bếp. Nhưng đáng tiếc là hiện nay, tinh thần đó không còn nữa.

   Tác giả chi rõ nguyên nhân tạo ra tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích chính là sự phản động, thối nát của chế độ phong kiến. Ông vạch trần bản chất của bọn vua quan đương thời cố tình dối mình lừa người để duy trì địa vị và lòng tham khốn cùng:

   Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có Vua mà chẳng biết có dân. Bọn ấy muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi, bèn kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.

   Luận điểm thứ ba: Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chi biết vơ vét, bóc lột, coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực và thoả mãn lòng tham của chúng. Chúng là loại người nhẫn tâm, vô trách nhiệm, không hề quan tâm đến lợi ích của dân chúng:

   Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong!

   Tác giả dùng nhiều câu văn cảm thán để thể hiện nỗi đau xót trước thực trạng tăm tối thô thảm của nhân dân: Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn vua quan lại càng phú quý!

   Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chi mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy!

   Tác giả nêu đích danh bọn quan tham: Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được cái bằng cử nhân, tiến sĩ, ngày nay thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức ki lục thông ngôn; có khi bồi bếp dựa vào thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.

   Cách tác giả gọi bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu như trên là vô cùng chính xác và thể hiện sự căm ghét cao độ của ông đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong suy nghĩ và đánh giá của ông thì chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định chế độ ấy một cách triệt để. Bên cạnh đó, tác giả thấy phải thẳng thắn chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình. Trước tệ nạn bọn thống trị rút tỉa của dân, lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa và bọn người xấu đua nhau chạy ngược chạy xuôi để mua quan bán tước đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách … mà dân vẫn nín nhịn, không dám phẩm bình, chê bai gì cả.

   Luận điểm thứ tư: Người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm: Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi ! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chỉ như đối với dân kiều cư ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi ! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng vì thế.

   Các câu cảm thán trong đoạn văn trên cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chủ kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa nỗi xót xa, đau đớn về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội phong kiến Việt Nam. Qua đó chúng thấy ta rõ phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.

   Theo tác giả, muốn có luân lí xã hội thì dân ta phải biết gây dựng đoàn thể để tự bảo vệ quyền lợi của mình và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ nạn mua danh bán tước hòng có được vị trí ngồi trên, ăn trước. Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lí xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không thể có được tự do, độc lập. Điều tác giả đề nghị trong hoàn cảnh xã hội lúc đó có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết.

   Phan Châu Trinh cho rằng muốn làm cách mạng ở nước ta thì phải giải quyết trước hết vấn đề dân trí, vấn đề ý thức dân chủ của người dân. Ông xem đó là chuyện hệ trọng bậc nhất cần làm để hướng tới mục tiêu giành tự do, độc lập cho dân tộc. Ông suy ngẫm kĩ càng và tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa tuyên truyền ý thức công dân, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập. Tác giả luôn hướng về cái đích cuối cùng là giành tự do, độc lập nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn đường hướng. Từ chỗ nhận ra một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân rất kém mà các điều này lại gây trở ngại không ít cho mưu đồ cứu nước, ông kêu gọi gây dựng đoàn thể và đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Từ đó, ông đi tới kết luận: Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chỉ hay hơn là truyền bá xã hổi chủ nghĩa trong dân Việt Nam này. Lập luận của tác giả hết sức chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

   Đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện khá rõ những điều cốt lõi tạo nên sức hấp dẫn của bài diễn thuyết: lập luận chặt chẽ, lôgích, xúc cảm chân thành, nồng nhiệt biểu lộ qua những lời cảm thán thống thiết; qua lập trường kiên quyết đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến lạc hậu qua kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng. Điều đó biểu hiện tư duy lí luận nhạy bén, sắc sảo của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

   Từ đoạn trích, chúng ta có thể thấy tâm trạng của tác giả khi viết bài văn nghị luận trên là căm ghét bọn quan lại tham nhũng, hiểu thấu những thối nát của chế độ phong kiến đến tận gốc rễ. Bên cạnh đó là tình cảm thương xót đồng bào và hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc một khi đã có đoàn thể vững mạnh đấu tranh hướng đến chủ nghĩa xã hội tích cực và tiến bộ.

   Phan Châu Trinh đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng và những suy nghĩ sắc sảo khi vạch ra thực trạng cùng giải pháp truyền bá luân lí xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn kết để tiến đến sự nghiệp giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những điều Phan Châu Trinh nói về việc xây dựng nền luân lí xã hội cho đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự nhất định. Nó nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vì tương lai tốt đẹp của đất nước.

Đề bài: Phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo lí và luân lí Đông Tây) của Phan Châu Trinh.

   Cho đến nay, càng ngày người ta càng nhận ra tầm vóc tư tưởng lớn lao của Phan Châu Trinh – người đầu tiên có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Phan Châu Trinh không chủ trương con đường bạo lực để giành độc lập cho đất nước. Sớm cảm nhận được xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới, ông kiên trì thực hiện công cuộc “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”, coi đó như đột phá khẩu để giải quyết mọi vấn đề nan giải của xã hội Việt Nam thuở ấy. Trước tác của ông rất nhiều, tất cả đều hướng tới chỗ đánh thức quốc dân thoát khỏi con mê, khơi dậy ý thức về dân quyền, dân chủ, chỉ ra chỗ thua kém cốt tử cúa dân mình, nước mình trong cuộc tranh cường cùng thiên hạ,…

   Sau 15 năm sống lưu vong trên đất Pháp, vẫn kiên trì đường lối cách mạng nói trên, Phan Châu Trinh xin về nước và hối hả hoạt động để “thức tỉnh dân khí ba kì đồng tâm hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế”. Ông đã kịp có những buổi diễn thuyết quan trọng tại Sài Gòn trước lúc mất, mà một trong số đó là buổi diễn thuyết về Đạo đức và luân lí Đông Tây vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên.

   Bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây khá dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo dức, luân lí truyền thống.

   Phan Châu Trinh phân biệt đạo đức với luân lí, cho đạo đức là cái bất biến còn luân lí là cái có thể thay đổi theo thời, bởi vậy, muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thảm trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát bấy nay, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang (cũng là đạo đức chân chính) từng có. Để thuyết phục người nghe rằng việc du nhập luân lí mới của phương Tây hoàn toàn không phải là việc làm khiên cưỡng, Phan Châu Trinh chỉ ra : nền dân chủ tư sản cùng sự tiến bộ, giàu mạnh của các nước châu Âu hiện thời là thành quả của việc xây dựng nền đạo đức, luân lí có phần tương tự với đạo đức, luân lí Khổng – Mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam vào các thời thịnh trị. Từ điểm này, ông chủ trương : “Đạo Khổng – Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lí vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng – Mạnh về”. Nếu không tính đến sự giản đơn trong việc quy đồng các nền văn hoá, các triết thuyết khác nhau, có thể nói, Phan Châu Trinh, với sự nhạy cảm riêng của một người có kinh nghiệm diễn thuyết, đã biết cách làm “an lòng” những ai thường sống trong niềm tự phụ về nền ăn minh tinh thần của châu Á, trong đó có Việt Nam.

   Theo Phan Châu Trinh, luân lí phương Tây đã phát triển qua ba giai đoạn, từ gia đình, lên quốc gia, đến xã hội. Trong thời Trung cổ, luân lí mới chỉ là luân lí gia đình, gia đình nào biết gia đình nấy ; khi các quốc gia hình thành (khoảng thế kỉ XVI) thì có luân lí quốc gia, quốc gia nào lo củng cố, phát triển quốc gia nấy ; chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cái tư tưởng về luân lí xã hội mới thực sự được đề xướng và xây dựng. Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Cũng theo Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt Nam thời đó, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia (mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia) đều đã tiêu vong. Đây chính là nguyên nhân gốc của tình trạng mất nước. Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì (cần lưu ý : tác giả đã dùng khái niệm theo cú pháp của tiếng Hán ; ở đây, xã hội luân lí hay quốc gia luân lí chính là luân lí xã hội, luân lí quốc gia theo cách nói quen thuộc hiện nay).

   Nhìn chung, trong bài diễn thuyết này, khi phân tích tình hình đất nước, Phan Châu Trinh luôn muốn người nghe có dược một cái nhìn bao quát về thế giới. Hiểu người là để hiểu mình. Nắm được đại cục là để xác định được một hướng đi thực tế nhất. Con đường phát triển của xã hội Việt Nam phải hoàn toàn thuận dòng với con đường phát triển chung của xã hội loài người,…

   Có thể thâu tóm đại ý của đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta (thuộc phần thứ III của bài diễn thuyết) như sau : người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường. Trình bày những điều trên, Phan Châu Trinh hướng người nghe tới nhận thức : cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể, nhằm hướng tới mục đích giành tự do, độc lập.

   Khái niệm then chốt của đoạn trích không có gì khác hơn là luân lí xã hội. Cân cứ vào những gì đã được trình bày, ta hiểu nội dung của nó bao hàm mấy điểm lớn :

   – Trước hết, đó là ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội.

   – Tiếp đó, luân lí xã hội là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước”, tức là ý thức công dân mà mỗi người phải có.

   – Cao hơn, luân lí xã hội là “cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người”, tức là tinh thần hợp tác của con người vượt lên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ.

   Nói giản dị hơn và cũng thiết thực hơn, theo Phan Châu Trinh, luân lí xã hội gắn liền với ý thức sãn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.

   Vốn nổi tiếng về tài hùng biện, Phan Châu Trinh rất biết cách chinh phục người nghe, đầu tiên là bằng lối xưng hô thích hợp. Vì hướng về đồng bào thân yêu – những người biết đau nỗi đau mất nước, đang muốn chia sẻ với ông những trăn trở trong việc xác định con đường đi tới cho cả xã hội – ông đã dùng những cụm từ như : “anh em”, “dân Việt Nam”, “người nước mình”, “người mình”,… Thật ấm lòng khi được nghe những từ đó từ miệng diễn giả.

   Vào đề, tác giả không ngần ngại dùng cách nói phủ định để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề luân lí xã hội : “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Tiếp sau, dường như lường tính được khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả mạnh mẽ bồi thêm một câu để gạt phắt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ : “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa lùm gì” (các chữ in nghiêng là nhấn mạnh của PHD). Câu văn trên cho thấy rõ sự sống động trong tư duy và sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả. Ông không chọn cách nói nặng tính lí thuyết gắn liền với yêu cầu minh giải khái niệm. Vì quan tâm tới trình độ của người dự nghe diễn thuyết nên ông trình bày vấn đề bằng hàng loạt phản chứng. Uy lực của lời nói tác giả cũng được khẳng định từ đó. Thông qua việc công kích, phủ nhận cách hiểu sai và việc nêu lên cái thiếu của dân ta, nước ta trên phương diện luân lí xã hội, tác giả dần dần giúp người nghe lĩnh hội được bản chất của vấn đề.

   Muốn thuyết phục người nghe, chỉ nói lí không thôi thì chưa đủ. Mọi luận điểm được nêu lên phải có dẫn chứng kèm theo. Có thể dễ dàng tìm thấy trong bài nhiều ví dụ nói về việc nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. Cụ thể là :

   – Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo.

   – Dân “không biết đoàn thể, không trọng công ích”.

   – Người này đối với kẻ kia đều “ngó theo sức mạnh”; thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ luỵ, dựa dẫm.

   – Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu giống như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham của mình.

   Đối với các hiện tượng trên, tác giả đã tỏ thái độ phê phán rất nghiêm khắc, càng đau lòng lại càng thấy cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình. Tất nhiên, tác giả phân biệt rõ sự khác nhau của các đối tượng mà ông phê phán. Theo ông, nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. Từ đây, tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng (đối tượng mà ông khi thì gọi là “bọn học trò”, khi thì gọi là “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, khi thì gọi là “bọn quan lại”, “bọn thượng lưu”,…). Chỉ mới quan sát cách tác giả gọi tên chứ chưa nói tới việc ông tố cáo cái tội của chúng, ta đã nhận ra sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Có thật nhiều hình ảnh, ví von thể hiện thái độ phủ định đó : “có kẻ mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới…” ; “Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”.

   Trong đoạn trích, Phan Châu Trinh luôn sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu “bên châu Âu” với “bên mình” để khơi dậy ở người nghe cảm giác tủi hổ, nhục nhã. Ông đã chỉ ra sự khác biệt, nói chính xác hơn là sự thua kém của ta so với người trên hàng loạt vấn đề như sự công hằng, sự hiểu biết, đặc biệt là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tất nhiên, chỉ cần tập trung nói về ý thức nghĩa vụ giữa nqirời với người cũng đã đủ gợi lên các vấn đề còn lại.

   Sự xuất hiện của rất nhiều câu cảm thán cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội Việt Nam : “Dân khôn mà chi ! Dân ngu mà chi ! Dân lợi mà chi ! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý !…”. Qua trạng thái cảm xúc ấy, ta thấy rõ phẩm cách trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận vốn là một đặc điểm nổi bật của văn diễn thuyết. Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, các cụm từ “người nước ta”, “ông cha mình”, một số trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh (như ở câu “Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy !”) đầy ắp màu sắc cảm xúc đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Ta luôn thấy ở đây mối giao hoà, giao cảm giữa người nói và người nghe. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm ở người nghe của bài diễn thuyết.

   Ở phần cuối đoạn trích, tác giả nói rõ sự phát triển tuần tự, theo chiều thuận của ba việc lớn : truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể và giành tự do độc lập. Tác giả luôn biết hướng về cái đích cuối cùng (giành tự do, độc lập) nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn bước đi. Từ chỗ nhận thấy một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân rất kém (điều này gây trớ ngại cho mưu đồ cứu nước), ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, dĩ nhiên, đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Nhưng, “muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”. Truyền bá xã hội chủ nghĩa (tức chủ nghĩa xã hội nói theo cú pháp tiếng Hán) đồng nghĩa với việc khơi dậy ý thức trọng công ích, đoàn thể, lòng căm thù đối với chuyên chế,… Lập luận như thế phải nói là rất chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

   Nhìn chung, về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện khá rõ những điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn của văn diễn thuyết Phan Châu Trinh : lập luận sáng sủa, khúc chiết; tình cảm tràn đầy, thường được biểu lộ qua những lời cảm thán thống thiết; lập trường đập nát chế độ quân chủ luôn được tuyên bố công khai, dứt khoát ; kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng,…

   Những vấn đề đặt ra trong về luân lí xã hội ở nước ta không chỉ có ý nghĩa đối với thời của Phan Châu Trinh mà còn có ý nghĩa đối với cả thời của chúng ta hôm nay. Chúng nhắc ta nhớ tới tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng của mọi con người sống trong xã hội. Chúng cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hộ xã hội tốt đẹp do lũ người ích kỉ, vụ lợi, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” đem đến. Chúng khơi dậy niềm âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa dược ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Phan Châu Trinh qua đời cách nay đã hơn 70 năm nhưng tư tưởng của ông vẫn còn song hành với chúng ta trong cuộc hội nhập cùng thế giới!

Đề bài: Cảm nhận bài Về luân lí xã hội ở nước ta

   Như rất nhiều nhà cách mạng khác ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Mục đích cuốì cùng của Phan Châu Trinh cũng là giành độc lập tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, mỗi người lựa chọn một con đường đi khác nhau. Bằng trực cảm, nhạy cảm của một trí thức, bằng tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ ông không lựa chọn con đường bạo lực mà kiên trì thực hiện: “Khai dân trí”, “Chấn dân chí”, “Hậu dân sinh” để tạo ra sức mạnh dân tộc. Tư tưởng ấy thể hiện rõ trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được viết năm 1925. Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta khá tiêu biểu cho tư tường này.

   Bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được ông diễn thuyết đêm 19-1-1925 tại nhà thanh niên ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Trong bài viết, Phan Châu Trinh đã đề cao tác dụng của đạo đức luân lý, khẳng định một những nguyên nhân để mất nước là mất đạo đức, luân lí truyền thống. Đoạn trích, ta có thể tóm lược ý của Phan Châu Trinh là: Trong thực tế, tinh thần dân chủ; ý thức cộng đồng ở nước ta còn thẩp, muốn trở thành hùng mạnh như các nước phương tây phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng này. Rõ ràng, đây là cách đặt vấn để, giải quyết vấn đề chặt chẽ, sáng tạo, dễ thuyết phục.

   Phần đầu của văn bản, Phan Châu Trinh chi rõ thực trạng đáng buồn của xã Việt Nam đầu thế kỉ XX là dân trí thấp. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì chủ trương của người Pháp khi sang Đông Dương là thực hiện chính sách ngu dân dễ bể cai trị. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là cách viết của Phan Chu Trinh không chỉ đúng mà còn hay và giàu sức thuyết phục. Bắt đầu từ chỗ dân trí thấp nên một số hệ lụy kéo theo. Như tác giả, đó là: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Có nghĩa là tinh thần xã hội có ý thức cộng đồng ở nước ta “dốt nát hơn nhiều”. Hay đúng hơn là hầu như không được biết đến. Không sử dụng yếu tố lập luận và cách lập luận sắc sảo qua việc dùng biện pháp so sánh, lựa chọn từ ngữ… Tác giả còn bày tỏ thái độ xót xa, tâm trạng bức xúc, là thái độ của một con người giàu cái tâm, cái tình với đất nước. Thái độ Phan Chu Trinh thật đáng khâm phục dù ông đang hướng về các nước phương Tây để chủ trương “duy tâm”. Nhưng ông không phủ nhận đạo Nho, hơn thế, ta vẫn thấy ông nói về nó với thái độ trân trọng. Điều này một lần nữa thể hiện rõ quan điểm của ông. Đổi mới nhận thức của người dân theo hướng hiện đại để theo kịp xu thế nhưng không đồng nghĩa với việc xa rời lối sống và học phương Đông. Phải chăng, ông là người rất thức thời ở điếm này khi sau ông gần một kỉ, trong xu thế hội nhập, chúng ta cũng luôn chủ trương “hòa nhập mà không hoà tan”.

   Sau khi chỉ ra thực trạng tăm tối về đời sống tinh thần, ý thức xã hội và cộng đồng ở nước ta, tác giả đã lấy chuẩn mực là các nước phương Tây đê so sánh. Tác giả chỉ lấy một ví dụ nêu một biểu hiện đã trở thành nếp sống: “Bên Pháp, mỗi khi có người quyền thế hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào, thì ngiười ta kêu nài hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công trình mói nghe”. Hiện tượng này rõ là xa lạ với người Việt Nam thời đó. Xa lạ bởi theo tác già họ có “đoàn thể”, có “công đức” – nghĩa là họ có cộng đồng, có ý thức xã hội, hay đúng hơn là dân trí đã phát triển ở mức cao. Rõ ràng đây là điểm yếu, là điều xa lạ với con người Việt Nam như trên đã nói.

   Vậy thực trạng của cái gọi là ý thức xã hội, ý thức cộng đồng thiếu ở nước ta là gì? Theo như tác giả chỉ ra, ta nhận thấy một thực tê: “ai chết mặc ai, sống khép kín, bo bo một mình”. Tuy nhiên, điều đáng nói là tác giả không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra biểu hiện, ông còn tìm trong căn nguyên của nó. Ngược lại xa xưa, ta thấy rõ cha ông ta không dạy như thế. Câu tục ngữ: “Không ai bẻ đũa cả nắm” mà tác giả diễn tả chứng tỏ điều đó. Nghĩa là, “dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, biết góp gió thành bão, giụm cây làm rừng…”. Cuối cùng, nguyên nhân chính là do kẻ cầm cân nảy mực mấy trăm năm trở lại đây. Bọn họ vì mắc căn bệnh mẫn “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” chi biết có vua, không biết có dân, chỉ lo nịnh vua không tròn việc chăm dân. Dạy đã mấy ai thậm chí còn “phá tan tành đoàn thể của quốc gia”.

   Đọc văn bản, ta còn nhận ra rất rõ thái độ của Phan Châu Trinh. Ông càng ghét, khinh bỉ bọn này đến tột độ. Bắt đầu từ cách gơ là “đám” “kẻ”, “bọn” tất cả chúng đều “lúc nhúc” như giòi bọ. Rồi đến giọng văn mỉa mai, ghê tởm khi nói về bọn ham bả vinh hoa: “Dâu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai, đội mũ, có kẻ áo rộng, khăn đen lúc nhúc lay dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong? Giọng văn xót xa khi nói vẽ người dân: “Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu, quan lại càng phi quý!” Nghĩa là ông đã chỉ ra, bày tỏ thái độ trước mối liên hệ giữa cái phú quí của quan lại và cái khốn khổ của dân. Tuy nhiên, cái khổ của Phan Châu Trinh chi ra không chỉ là chuyện cơm áo. Khốn khổ nhất với họ là họ đang bị “ngu đi mà không hê biết”, họ không còn đủ khôn để phân biệt. Những kẻ ham phú quí, ham bả vinh hoa kia, vì quyền lợi của họ, họ đã dẫm đạp lên người dân, từ thành thị đến thôn quê vì xét cho cùng “dân càng nô lệ… bọn quan lại càng phú quý”. Nguy hại hơn, cái thói hám quyền tước, lợi lộc như một thứ đại dịch, lan tràn, cá người học chữ Nho đến chữ Tây, từ thôn quê đến chốn thị thành, thử hỏi đại dịch ấy bao giờ chấm dứt? Thử hỏi, ai sẽ là người đem thuốc trị cho con bệnh hiểm ấy? Đứng trước thực tại đó, ông đã phải thốt lên: “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng là vì thế!”. Kết thúc bài viết là một lập luận đông thời cùng là một lời kêu gọi. Các vấn đề được liên kết theo kiểu móc xích. Để độc lập thì phải có đoàn thể và để ó đoàn thế thi phải “truyền bá Xã hội chủ nghĩa”, phải giác ngộ đồng bào, khơi gợi đoàn kết. Chi có như thế dân tộc Việt Nam mới có đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ xâm lăng, mới thoát kiếp nô lệ.

   Đọc bài văn của Phan Chu Trinh người đọc bị thuyết phục bởi cái tâm với đất nước, với nhân dân, với sự nghiệp vĩ đại và khát vọng độc lập cho dân tộc. Cái tâm ấy được thể hiện qua cái tài diễn thuyết, qua cách lập luận chặt chẽ ngôn ngữ trong sáng mà gọi cảm. Bởi thế dù con đường cách mạng ông đã đi chưa thực sự đem lại độc lập do dân tộc Việt Nam, nhưng mãi mãi lịch sử ta con người đất Việt biết ơn và tự hào về ông.

Đề bài: Em hãy viết bài văn bình luận bài Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh.

   Phan Châu Trinh (1872-1926) là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia, đây chính là chủ trương cứu nước của ông. Phan Châu Trinh luôn ý thức dùng văn chương để làm cách mạng vì vậy những tác phẩm của ông đều đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thật dân chủ. Một trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh là “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và bài “Về luân lý xã hội ở nước ta” là một đoạn trích nằm trong phần ba của tác phẩm này.

   Nổi bật lên trong đoạn trích là dũng khí của một người yêu nước, qua đó vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Với nội dung đoạn trích này, tác giả muốn hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm khôi phục ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc.

   Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh nói về luân lí xã hội . Vậy cái luân lí xã hội mà tác giả nhắc đến là cái gì? Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Cũng theo Phan Châu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời, cả luân lí về gia đình – tức là gia đình nào biết gia đình nấy, và luân lí quốc gia – tức là quốc gia nào thì lo củng cố, phát triển quốc gia nấy, mà phần cốt lõi của luân lí quốc gia là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia, cả hai luân lí này đều đã tiêu vong, ông cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì. Phan Châu Trinh chỉ rõ: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội , ông viết: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”. Ý của tác giả là không thể hiểu đơn giản rằng luân lí xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. Tiếp đến, tác giả so sánh quan điểm, nhận thức về luân lí xã hội của người châu Âu với người Việt Nam để nhấn mạnh tình trạng trên. Ông cho rằng người châu Âu có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác bằng minh chứng: “bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng cho đến được công bình mới nghe”. Còn ở Việt Nam thì sao? Tác giả đã chứng minh được ở nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. Thứ nhất, dân ta chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến người khác, ông chứng minh bằng cách đưa ra các biểu hiện: “Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình”. Tiếp đến, tác giả viết: ” đã biết sống thì phải bênh vực nhau, biết góp gió thành bão, giụm cây làm rừng không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay” và còn dùng một số câu thành ngữ như “không ai bẻ đũa cả nắm” hay “Nhiều tay làm nên bộp” để chỉ rõ trước kia dân tộc Việt Nam cũng biết đến đoàn thể, công ích, biết đến sức mạnh của tình đoàn kết nhưng hiện nay thì không còn nữa. Ông còn nhấn mạnh sự phản động, thối nát của xã hội phong kiến chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu ra tình trạng vua quan ra sức bóc lột, vơ vét của nhân dân, không hề quan tâm đến lợi ích của dân chúng: “Dẫu trôi nổi cùng cực thế nào, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghì năm như thế cũng xong”, ông còn chỉ rõ bọn quan tham ấy là ai? “Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được cái bằng cử nhân, tiến sĩ. Ngày nay thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức kí lục thông ngôn, có khi bồi bếp dựa vao thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”. Bên cạnh sự phê phán bọn quan tham, tác giả cũng chỉ ra sự hèn kém của dân mình, “dầu tham, dầu nhũng dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai”. Cuối cùng là thái độ gió chiều nào theo chiều ấy, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm: “Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, chạy xuôi dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng chỉ cần được lấy một cái chức xã trưởng hoặc cai tổng […]. Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có chút gì gọi là luân lí đạo đức cả”.

   Vậy nếu muốn có luân lí xã hội thì cần phải làm gì? Theo tác giả thì cần phải gây dựng đoàn thể để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến đã thối nát để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó, nâng cao dân trí và ý thức dân chủ của người dân, hướng dân chúng tới mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc, như ông đã kết luận: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”.

   Với phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc lại kiên quyết đanh thép đầy sức thuyết phục, đồng thời với tầm nhìn sâu rộng và suy nghĩ sắc sảo tiến bộ của mình, Phan Châu Trinh đã cho chúng ta thấy thực trạng về luân lí xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời như một lời nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc mình.

Đề bài: Phân tích bài Về luận lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh).

   Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự là Tử Cán, hiệu là Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì. (Nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), ông là một chí sĩ yêu nước có chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ phong kiến Nam triều hủ lậu, cải cách mọi mặt, nhằm mục đích làm cho dân giàu nước mạnh. Ông luôn luôn có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền, vận động cách mạng.

    Những tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh gồm: Đầu Pháp chinh phũ thư (1906), Tinh quốc hồn ca II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng-tê thi tập( 1914 -1915), Thất điều trần (1922), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925), …

    Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây do Phan Châu Trinh viết và diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Nội dung đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng dân chủ. Tác giả khẳng định việc truyền bá luân lí xã hội là hết sức cấp thiết và quan trọng để khôi phục ý thức của dân chúng về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc; hướng mọi người tới mục đích giành chủ quyền độc lập tự do và xây dựng tương lai tươi sáng của đất nước. Đối tượng bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh trước hết là người nghe sau đó mới là toàn thể dân chúng Việt Nam. Đoạn văn thể hiện phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, nhẹ nhàng, lúc đanh thép, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.

    Nội dung từng phần trong đoạn trích liên kết với nhau như sau:

    Ở nước ta hiện nay, luân lí xã hội hầu như chưa có. Nguyên nhân là do dân ta thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết bênh vực nhau và giữ gìn quyền lợi chung. Vua quan thì tham lam, ích kỉ, cố tình bần cùng dân chúng cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, muốn nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền luân lí xã hội, phải xây dựng đoàn thể để lo công ích, lo cho quyền lợi của nhau, tiến tới đánh đổ chế độ phong kiến hủ lậu, thối nát.

    Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu thuật ngữ chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Phan Châu Trinh không giống với quan niệm chủ nghĩa xã hội của Các Mác. Phan Châu Trinh cho rằng lịch sử xã hội loài người đi lên theo con đường gia đình – quốc gia – xã hội và tương ứng với nó là sự phát triển tuần tự của luân lí gia đình, luân lí quốc gia và luân lí xã hội. Còn Các Mác khẳng định lịch sử của tất cả các xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp.

    Luân lí xã hội mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích này có nội dung gắn liền với ý thức sẵn sàng vì lợi ích chung, là tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong đoàn thể vì sự tiến bộ xã hội. Luân lí ở phương Tây đã phát triển qua ba giai đoạn, từ gia đình, lên quốc gia, đến xã hội. Thời Trung cổ, luân lí mới nằm trong phạm vi gia đình, gia đình nào biết gia đình nấy. Khi các quốc gia hình thành (khoảng thế ki XVI) thì có luân lí quốc gia, quốc gia nào lo củng cố, phát triển quốc gia nấy. Chi sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất tư tưởng về luân lí xã hội mới thực sự được đề xướng và xây dựng. Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến quyền lợi của từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Theo Phan Châu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia đều đã tiêu vong. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về thứ luân lí xã hội đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì dân ta chưa có ý niệm gì.

    Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đi thẳng vào vấn đề và đưa ra một loạt những câu phủ định để tạo sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ. Đây là cách vào đề ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh, vấn đề trọng tâm là: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.

    Trong phần 2, tác giả đã so sánh quan điểm, nhận thức của người châu Âu với người Việt Nam về luân lí xã hội. Sự khác biệt nằm ở ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Xã hội châu Âu đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, từng quốc gia mà quan tâm đến cả thế giới: Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc Chinh phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động cho đến kì được công bình mới nghe.

    Tác giả chứng minh ở nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội bằng bốn luận điểm phản biện và những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng:

    Luận điểm thứ nhất: Dân ta chi biết lo cho bản thân, không quan tâm đến người khác, sợ sệt đủ điều như kẻ ngủ không biết gì là gì… không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người… nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Chứng minh: Người mình phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn đó không can thiệp gì đến mình.

    Luận điểm thứ hai: Dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích. Trước kia dân tộc Việt Nam cũng biết tới đoàn thể, công ích, cũng hiểu rằng: đã biết sống thì phải bênh vực nhau, biết góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay. Tác giả lấy những câu thành ngữ để chứng minh rằng ông cha ta cũng đã từng biết đến sức mạnh của đoàn thể, đoàn kết: Không ai bẻ đũa cả nắm và Nhiều tay làm nên bếp. Nhưng đáng tiếc là hiện nay, tinh thần đó không còn nữa.

    Tác giả chi rõ nguyên nhân tạo ra tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích chính là sự phản động, thối nát của chế độ phong kiến. Ông vạch trần bản chất của bọn vua quan đương thời cố tình dối mình lừa người để duy trì địa vị và lòng tham khốn cùng:

    Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có Vua mà chẳng biết có dân. Bọn ấy muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi, bèn kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.

    Luận điểm thứ ba: Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chi biết vơ vét, bóc lột, coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực và thoả mãn lòng tham của chúng. Chúng là loại người nhẫn tâm, vô trách nhiệm, không hề quan tâm đến lợi ích của dân chúng:

    Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong!

    Tác giả dùng nhiều câu văn cảm thán để thể hiện nỗi đau xót trước thực trạng tăm tối thô thảm của nhân dân: Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn vua quan lại càng phú quý!

    Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chi mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy!

    Tác giả nêu đích danh bọn quan tham: Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được cái bằng cử nhân, tiến sĩ, ngày nay thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức ki lục thông ngôn; có khi bồi bếp dựa vào thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.

    Cách tác giả gọi bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu như trên là vô cùng chính xác và thể hiện sự căm ghét cao độ của ông đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong suy nghĩ và đánh giá của ông thì chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định chế độ ấy một cách triệt để. Bên cạnh đó, tác giả thấy phải thẳng thắn chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình. Trước tệ nạn bọn thống trị rút tỉa của dân, lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa và bọn người xấu đua nhau chạy ngược chạy xuôi để mua quan bán tước đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách … mà dân vẫn nín nhịn, không dám phẩm bình, chê bai gì cả.

    Luận điểm thứ tư: Người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm: Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi ! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chỉ như đối với dân kiều cư ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi ! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng vì thế.

    Các câu cảm thán trong đoạn văn trên cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chủ kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa nỗi xót xa, đau đớn về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội phong kiến Việt Nam. Qua đó chúng thấy ta rõ phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.

    Theo tác giả, muốn có luân lí xã hội thì dân ta phải biết gây dựng đoàn thể để tự bảo vệ quyền lợi của mình và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ nạn mua danh bán tước hòng có được vị trí ngồi trên, ăn trước. Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lí xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không thể có được tự do, độc lập. Điều tác giả đề nghị trong hoàn cảnh xã hội lúc đó có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết.

    Phan Châu Trinh cho rằng muốn làm cách mạng ở nước ta thì phải giải quyết trước hết vấn đề dân trí, vấn đề ý thức dân chủ của người dân. Ông xem đó là chuyện hệ trọng bậc nhất cần làm để hướng tới mục tiêu giành tự do, độc lập cho dân tộc. Ông suy ngẫm kĩ càng và tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa tuyên truyền ý thức công dân, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập. Tác giả luôn hướng về cái đích cuối cùng là giành tự do, độc lập nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn đường hướng. Từ chỗ nhận ra một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân rất kém mà các điều này lại gây trở ngại không ít cho mưu đồ cứu nước, ông kêu gọi gây dựng đoàn thể và đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Từ đó, ông đi tới kết luận: Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chỉ hay hơn là truyền bá xã hổi chủ nghĩa trong dân Việt Nam này. Lập luận của tác giả hết sức chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

    Đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện khá rõ những điều cốt lõi tạo nên sức hấp dẫn của bài diễn thuyết: lập luận chặt chẽ, lôgích, xúc cảm chân thành, nồng nhiệt biểu lộ qua những lời cảm thán thống thiết; qua lập trường kiên quyết đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến lạc hậu qua kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng. Điều đó biểu hiện tư duy lí luận nhạy bén, sắc sảo của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

    Từ đoạn trích, chúng ta có thể thấy tâm trạng của tác giả khi viết bài văn nghị luận trên là căm ghét bọn quan lại tham nhũng, hiểu thấu những thối nát của chế độ phong kiến đến tận gốc rễ. Bên cạnh đó là tình cảm thương xót đồng bào và hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc một khi đã có đoàn thể vững mạnh đấu tranh hướng đến chủ nghĩa xã hội tích cực và tiến bộ.

    Phan Châu Trinh đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng và những suy nghĩ sắc sảo khi vạch ra thực trạng cùng giải pháp truyền bá luân lí xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn kết để tiến đến sự nghiệp giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những điều Phan Châu Trinh nói về việc xây dựng nền luân lí xã hội cho đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự nhất định. Nó nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vì tương lai tốt đẹp của đất nước.

    Cho đến nay, càng ngày người ta càng nhận ra tầm vóc tư tưởng lớn lao của Phan Châu Trinh – người đầu tiên có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Phan Châu Trinh không chủ trương con đường bạo lực để giành độc lập cho đất nước. Sớm cảm nhận được xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới, ông kiên trì thực hiện công cuộc “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”, coi đó như đột phá khẩu để giải quyết mọi vấn đề nan giải của xã hội Việt Nam thuở ấy. Trước tác của ông rất nhiều, tất cả đều hướng tới chỗ đánh thức quốc dân thoát khỏi con mê, khơi dậy ý thức về dân quyền, dân chủ, chỉ ra chỗ thua kém cốt tử cúa dân mình, nước mình trong cuộc tranh cường cùng thiên hạ,…

    Sau 15 năm sống lưu vong trên đất Pháp, vẫn kiên trì đường lối cách mạng nói trên, Phan Châu Trinh xin về nước và hối hả hoạt động để “thức tỉnh dân khí ba kì đồng tâm hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế”. Ông đã kịp có những buổi diễn thuyết quan trọng tại Sài Gòn trước lúc mất, mà một trong số đó là buổi diễn thuyết về Đạo đức và luân lí Đông Tây vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên.

    Bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây khá dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo dức, luân lí truyền thống.

    Phan Châu Trinh phân biệt đạo đức với luân lí, cho đạo đức là cái bất biến còn luân lí là cái có thể thay đổi theo thời, bởi vậy, muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thảm trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát bấy nay, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang (cũng là đạo đức chân chính) từng có. Để thuyết phục người nghe rằng việc du nhập luân lí mới của phương Tây hoàn toàn không phải là việc làm khiên cưỡng, Phan Châu Trinh chỉ ra : nền dân chủ tư sản cùng sự tiến bộ, giàu mạnh của các nước châu Âu hiện thời là thành quả của việc xây dựng nền đạo đức, luân lí có phần tương tự với đạo đức, luân lí Khổng – Mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam vào các thời thịnh trị. Từ điểm này, ông chủ trương : “Đạo Khổng – Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lí vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng – Mạnh về”. Nếu không tính đến sự giản đơn trong việc quy đồng các nền văn hoá, các triết thuyết khác nhau, có thể nói, Phan Châu Trinh, với sự nhạy cảm riêng của một người có kinh nghiệm diễn thuyết, đã biết cách làm “an lòng” những ai thường sống trong niềm tự phụ về nền ăn minh tinh thần của châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Theo Phan Châu Trinh, luân lí phương Tây đã phát triển qua ba giai đoạn, từ gia đình, lên quốc gia, đến xã hội. Trong thời Trung cổ, luân lí mới chỉ là luân lí gia đình, gia đình nào biết gia đình nấy ; khi các quốc gia hình thành (khoảng thế kỉ XVI) thì có luân lí quốc gia, quốc gia nào lo củng cố, phát triển quốc gia nấy ; chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cái tư tưởng về luân lí xã hội mới thực sự được đề xướng và xây dựng. Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Cũng theo Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt Nam thời đó, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia (mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia) đều đã tiêu vong. Đây chính là nguyên nhân gốc của tình trạng mất nước. Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì (cần lưu ý : tác giả đã dùng khái niệm theo cú pháp của tiếng Hán ; ở đây, xã hội luân lí hay quốc gia luân lí chính là luân lí xã hội, luân lí quốc gia theo cách nói quen thuộc hiện nay).

    Nhìn chung, trong bài diễn thuyết này, khi phân tích tình hình đất nước, Phan Châu Trinh luôn muốn người nghe có dược một cái nhìn bao quát về thế giới. Hiểu người là để hiểu mình. Nắm được đại cục là để xác định được một hướng đi thực tế nhất. Con đường phát triển của xã hội Việt Nam phải hoàn toàn thuận dòng với con đường phát triển chung của xã hội loài người,…

    Có thể thâu tóm đại ý của đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta (thuộc phần thứ III của bài diễn thuyết) như sau : người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường. Trình bày những điều trên, Phan Châu Trinh hướng người nghe tới nhận thức : cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể, nhằm hướng tới mục đích giành tự do, độc lập.

    Khái niệm then chốt của đoạn trích không có gì khác hơn là luân lí xã hội. Cân cứ vào những gì đã được trình bày, ta hiểu nội dung của nó bao hàm mấy điểm lớn :

    – Trước hết, đó là ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội.

    – Tiếp đó, luân lí xã hội là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước”, tức là ý thức công dân mà mỗi người phải có.

    – Cao hơn, luân lí xã hội là “cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người”, tức là tinh thần hợp tác của con người vượt lên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ.

    Nói giản dị hơn và cũng thiết thực hơn, theo Phan Châu Trinh, luân lí xã hội gắn liền với ý thức sãn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.

    Vốn nổi tiếng về tài hùng biện, Phan Châu Trinh rất biết cách chinh phục người nghe, đầu tiên là bằng lối xưng hô thích hợp. Vì hướng về đồng bào thân yêu – những người biết đau nỗi đau mất nước, đang muốn chia sẻ với ông những trăn trở trong việc xác định con đường đi tới cho cả xã hội – ông đã dùng những cụm từ như : “anh em”, “dân Việt Nam”, “người nước mình”, “người mình”,… Thật ấm lòng khi được nghe những từ đó từ miệng diễn giả.

    Vào đề, tác giả không ngần ngại dùng cách nói phủ định để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề luân lí xã hội : “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Tiếp sau, dường như lường tính được khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả mạnh mẽ bồi thêm một câu để gạt phắt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ : “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa lùm gì” (các chữ in nghiêng là nhấn mạnh của PHD). Câu văn trên cho thấy rõ sự sống động trong tư duy và sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả. Ông không chọn cách nói nặng tính lí thuyết gắn liền với yêu cầu minh giải khái niệm. Vì quan tâm tới trình độ của người dự nghe diễn thuyết nên ông trình bày vấn đề bằng hàng loạt phản chứng. Uy lực của lời nói tác giả cũng được khẳng định từ đó. Thông qua việc công kích, phủ nhận cách hiểu sai và việc nêu lên cái thiếu của dân ta, nước ta trên phương diện luân lí xã hội, tác giả dần dần giúp người nghe lĩnh hội được bản chất của vấn đề.

    Muốn thuyết phục người nghe, chỉ nói lí không thôi thì chưa đủ. Mọi luận điểm được nêu lên phải có dẫn chứng kèm theo. Có thể dễ dàng tìm thấy trong bài nhiều ví dụ nói về việc nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. Cụ thể là :

    – Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo.

    – Dân “không biết đoàn thể, không trọng công ích”.

    – Người này đối với kẻ kia đều “ngó theo sức mạnh”; thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ luỵ, dựa dẫm.

    – Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu giống như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham của mình.

    Đối với các hiện tượng trên, tác giả đã tỏ thái độ phê phán rất nghiêm khắc, càng đau lòng lại càng thấy cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình. Tất nhiên, tác giả phân biệt rõ sự khác nhau của các đối tượng mà ông phê phán. Theo ông, nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. Từ đây, tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng (đối tượng mà ông khi thì gọi là “bọn học trò”, khi thì gọi là “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, khi thì gọi là “bọn quan lại”, “bọn thượng lưu”,…). Chỉ mới quan sát cách tác giả gọi tên chứ chưa nói tới việc ông tố cáo cái tội của chúng, ta đã nhận ra sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Có thật nhiều hình ảnh, ví von thể hiện thái độ phủ định đó : “có kẻ mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới…” ; “Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”.

    Trong đoạn trích, Phan Châu Trinh luôn sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu “bên châu Âu” với “bên mình” để khơi dậy ở người nghe cảm giác tủi hổ, nhục nhã. Ông đã chỉ ra sự khác biệt, nói chính xác hơn là sự thua kém của ta so với người trên hàng loạt vấn đề như sự công hằng, sự hiểu biết, đặc biệt là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tất nhiên, chỉ cần tập trung nói về ý thức nghĩa vụ giữa nqirời với người cũng đã đủ gợi lên các vấn đề còn lại.

    Sự xuất hiện của rất nhiều câu cảm thán cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội Việt Nam : “Dân khôn mà chi ! Dân ngu mà chi ! Dân lợi mà chi ! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý !…”. Qua trạng thái cảm xúc ấy, ta thấy rõ phẩm cách trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận vốn là một đặc điểm nổi bật của văn diễn thuyết. Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, các cụm từ “người nước ta”, “ông cha mình”, một số trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh (như ở câu “Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy !”) đầy ắp màu sắc cảm xúc đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Ta luôn thấy ở đây mối giao hoà, giao cảm giữa người nói và người nghe. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm ở người nghe của bài diễn thuyết.

    Ở phần cuối đoạn trích, tác giả nói rõ sự phát triển tuần tự, theo chiều thuận của ba việc lớn : truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể và giành tự do độc lập. Tác giả luôn biết hướng về cái đích cuối cùng (giành tự do, độc lập) nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn bước đi. Từ chỗ nhận thấy một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân rất kém (điều này gây trớ ngại cho mưu đồ cứu nước), ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, dĩ nhiên, đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Nhưng, “muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”. Truyền bá xã hội chủ nghĩa (tức chủ nghĩa xã hội nói theo cú pháp tiếng Hán) đồng nghĩa với việc khơi dậy ý thức trọng công ích, đoàn thể, lòng căm thù đối với chuyên chế,… Lập luận như thế phải nói là rất chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

    Nhìn chung, về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện khá rõ những điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn của văn diễn thuyết Phan Châu Trinh : lập luận sáng sủa, khúc chiết; tình cảm tràn đầy, thường được biểu lộ qua những lời cảm thán thống thiết; lập trường đập nát chế độ quân chủ luôn được tuyên bố công khai, dứt khoát ; kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng,…

    Những vấn đề đặt ra trong về luân lí xã hội ở nước ta không chỉ có ý nghĩa đối với thời của Phan Châu Trinh mà còn có ý nghĩa đối với cả thời của chúng ta hôm nay. Chúng nhắc ta nhớ tới tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng của mọi con người sống trong xã hội. Chúng cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hộ xã hội tốt đẹp do lũ người ích kỉ, vụ lợi, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” đem đến. Chúng khơi dậy niềm âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa dược ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Phan Châu Trinh qua đời cách nay đã hơn 70 năm nhưng tư tưởng của ông vẫn còn song hành với chúng ta trong cuộc hội nhập cùng thế giới!

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1080

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống