Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 11
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 11
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99: Dựa vào hình 11.1, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực?
Trả lời:
– Đông Nam Á tiếp giáp với:
+ Biển Đông.
+ Thái Bình Dương.
+ Ấn Độ Dương.
– Ý nghĩa:
+ Thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế – xã hội giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển…).
+ Biển và đại dương điều hòa khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho khu vực.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99: Dựa vào lược đồ “Các nước trên thế giới” trang 4,5 sgk, ghi tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo.
Trả lời:
– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa: Mi – an – ma, Lào.
– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á hải đảo: Xin – ga –po, In – đô – nê – xi – a, Bru – nây, Đông – ti – mo, Phi – lip – pin, Thái Lan, Việt Nam, Cam – pu – chia, Ma – lai – xi – a.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông –tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?
Trả lời:
Lãnh thổ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc-đông nam, việc phát triển giao thông theo hướng đông –tây giúp thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99: Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
* Thuận lợi:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm..).
– Nguồn lợi sinh vật tự nhiên trù phú và đa dạng, đặc biệt là thủy sản.
* Khó khăn:
– Khí hậu nóng ẩm sâu bệnh phát triển mạnh.
– Thiên tai: bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi.
Bài 1 trang 101 Địa Lí 11: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực?
Trả lời:
* Thuận lợi:
– Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
– Tài nguyên đất phong phú và màu mỡ: ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ, vùng núi tập trung diện tích lớn đất đỏ badan, freralit…thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh lương thực và cây công nghiệp quy mô lớn.
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp; tiềm năng thủy điện lớn.
– Các quốc gia đều giáp biển (trừ Lào), thuận lợi trong giao lưu và phát triển các ngành kinh tế biển.
– Khoáng sản đa dạng, vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu nhiên liệu quan trọng.
Bài 2 trang 101 Địa Lí 11: Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.
Trả lời:
* Dân cư:
– Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
– Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao gây sức ép về vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Phân bố dân cư không đều → chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
* Xã hội:
– Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội.
– Mâu thuẫn tôn giáo xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc,…