Chương 1: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

(trang 13 sgk Lịch Sử 11):Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng.

Trả lời:

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc.

Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc,…

(trang 14 sgk Lịch Sử 11):Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Nội dung Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc Phong trào vận động Duy Tân năm Mậu Tuất(1898) Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Diễn biến chính Diễn ra 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) → lan rộng khắp nước bị PK đàn áp. Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân tiến hành cải cách cứu vãn tình thế. 1899 bùng nổ Sơn Đông sang Trực Lệ, Sơn Tây tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Bị liên quân 8 nước ĐQ tấn công → thất bại.
Lãnh đạo Hồng Tú Toàn Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu
Lực lượng Nông dân Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân
Tính chất,Ý nghĩa Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống PK, làm lung lay triều đình PK Mãn Thanh. Cải cách dân chủ TS, khởi xướng khuynh hướng dân chủ TS ở TQ. Phong trào yêu nước chống ĐQ, giáng một đòn mạnh vào ĐQ.

(trang 17 sgk Lịch Sử 11):Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.

→ Nguyên nhân:

– Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc

– Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc

→ Diễn biến chính:

– 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc

– 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp

– 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.

→ Ý nghĩa :

– Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.

– Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.

– Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.

Câu 1 (trang 17 sgk Sử 11): Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Lời giải:

→ Kết qủa :

– Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.

→ Tính chất :

– Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

– Bởi vì:

     + Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến

     + Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.

     + Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.

Câu 2 (trang 17 sgk Sử 11): Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

– Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.

– Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ

– Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân

– Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.

– Mang tính chất dân tộc

– Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.

– Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 986

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống