Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 Cực Ngắn
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 2
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân
Bài làm
I. Mở bài
– Nêu vấn đề: Cách để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định giá trị của bản thân nhanh nhất chính là hành động. M. Xi-xê-rông cũng đã từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Trong câu nói trên “đức hạnh” là khái niệm dùng để chỉ những tính nết và đạo đức nói chung của con người.
– “Hành động” là việc làm cụ thể, có mục đích, có ý thức.
– Có thể câu nói trên có nghĩa là:
+ Chỉ hành động cụ thể mới là minh chứng chân thực nhất cho phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.
+ Mặt khác, điều tạo nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người chính là những việc làm cụ thể, có mục đích tốt đẹp, có ý thức rõ ràng. Cũng nhờ có đức hạnh trong tâm mới có những hành động tốt đẹp.
2. Phân tích
– Những suy nghĩ, tình cảm của con người đều tồn tại ở dạng trừu tượng bởi vậy, khó có thể biết được những phẩm chất tốt của con người thông qua suy nghĩ, tình cảm của họ. Hành động chính là thước đo chân thực của mọi phẩm chất tốt đẹp.
– Mặt khác, nếu có những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp mà chỉ giữ trong lòng, hoặc nói suông không thể hiện ra bằng hành động thì đó chỉ là sự huyễn hoặc người khác và tự huyễn hoặc bản thân về phẩm chất tốt của mình. VD: một bộ phận giới trẻ là những “anh hùng bàn phím” trên các rang mạng xã hội, chỉ biết nói những diều hay nhưng thực tế lại không thực hiện.
– Đức hạnh là nguồn cội, là động lực để thúc đẩy mỗi con người tạo ra những hành động có ích. VD: Vì có tinh thần tương thân tương ái nên hàng triệu người cùng chung tay ủng hộ dồng ba miền Trung trong mùa bão lũ,
3. Bác bỏ
– Không chỉ là những hành động lớn lao mới thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất tốt ở ngay trong những hành dộng nhỏ bé, bình dị: ánh mắt yêu thương, cái nắm tay ủng hộ, …
– Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.
– Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn có những kẻ chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng.
4. Suy nghĩ về việc tu dưỡng đạo đức
– Đây là quan điểm đúng đắn về quan hệ thống nhất giữa đạo đức và hành động thực tiễn.
– Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.
– Phải có lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, khắc phục những khó khăn để biến những suy nghĩ thành hành động thực tiễn.
– Lên án những kẻ đạo đức giả, có hành động ích kỉ, độc ác, chỉ biết nói suông.
II. Kết bài
– Đánh giá của bản thân: những hành động cao đẹp không chỉ thể hiện được đức hạnh của bản thân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: tạo ra một xã hội văn minh, người gần người hơn, …
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của M.Xi-nê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Bài làm
Danh ngôn có câu:
” Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu ” đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.
Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân
Bài làm
Đối với Mạnh Tử “nhân nghĩa” không chỉ dừng lại là lòng yêu thương con người mà nó cần phải được biểu hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể. Và những nhà tư tưởng lớn dù ở những không gian, thời gian khác nhau vẫn luôn có những ý tưởng chung như vậy, nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông, cũng nhận xét: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp tồn tại trong mỗi con người. Đó là tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh,… những biểu hiện tuy bé nhỏ nhưng đó chính là đức hạnh. Đức hạnh tốt sẽ là khởi nguồn cho những hành động tốt. Hành động là những việc làm cụ thể, thiết thực với bạn bè, người thân hay ngay cả với những người xa lạ khi họ gặp phải khó khăn, bất hạnh. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã cho thấy sự thống nhất giữa những nét đẹp trong nhân cách, phẩm chất của con người luôn đi đôi với hành động của chính bản thân họ.
Quả thực phẩm giá và đức hạnh của mỗi người sẽ được biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất qua chính hành động của người đó. Nếu chỉ nói mà không làm thì đó chẳng phải là lời nói suông đó sao. Trong cuộc sống mỗi chúng ta sẽ có những cách riêng để bộc lộc tính cách, phẩm chất của bản thân, nhưng cách ngắn nhất và nhanh nhất chính là qua hành động của bạn với những người xung quanh. Bạn thấy một đứa trẻ lang thang đói rách, nếu yêu thương, xót xa bạn sẽ mua cho chúng chiếc bánh, cái áo. Bạn thấy một cô gái trên xe bus bị móc túi, hành động đúng đắn không phải lơ đi mà chính là ra tay giúp đỡ cô ấy, bắt lấy kẻ ăn trộm,… Những việc làm thiết thực, cụ thể mới là minh chứng rõ ràng nhất để mọi người thấy được nhân cách cao đẹp của bạn. Như vậy, ta có thể thấy rằng, hành động chính là thước đo tin cậy, xác đáng nhất để đánh giá bản chất, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người, cũng đúng như mọi người vẫn nói: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”.
Những hành động, việc làm tốt đẹp không chỉ đem lại niềm vui, cứu giúp những người xung quanh mà ngay chính bản thân những người thực hiện hành động đó cũng có niềm vui, sự hạnh phúc. Beetoven đã từng chia sẻ rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Như vậy, thực hiện một hành động tốt, một nghĩa cử cao đẹp sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn cho mỗi chúng ta.
Biểu hiện của một người có tấm lòng, nhân cách tốt có khi rất nhỏ bé, đơn giản là giúp đỡ một bà cụ qua đường, là dám đứng lên nói ra kẻ đang móc túi,… Nhưng cũng có khi là những hành động, việc làm phi thường. Những ngày vừa qua, chúng ta không khỏi vui mừng và biết ơn những người lính cứu trợ quả cảm đã anh dũng cứu một đội bóng đá nhí ở Thái Lan bị mắc kẹt trong hang nhiều ngày. Và một trong những số những người anh hùng ấy đã anh dũng hi sinh trong quá trình dò đường vào hang để giải cứu các em. Những nghĩa cử, hành động cao đẹp đó, cả đời này chúng ta sẽ không bao giờ quên. Nó cũng đem đến cho chúng ta một bài học về sự cống hiến và hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Nhưng bên cạnh những người sống có đạo đức, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác bằng những hành động thiết thực, lại có rất nhiều kẻ sống giả tạo, dối trá. Chỉ có lời nói đơn thuần, không có những hành động cụ thể giúp đỡ người khác. Hoặc sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng bản thân, chăm lo cho lợi ích cá nhân. Hoặc cũng có những kẻ khi thực hiện hành động của mình lại nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, không mang tính tự nguyện đây cũng là một hành vi đáng lên án. Khi giúp đỡ những người xung quanh chúng ta phải giúp bằng một trái tim chân thành, không vụ lợi, chỉ có như vậy hành động của bạn mới trở nên ý nghĩa.
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã đem đến cho chúng ta những lời khuyên chân thành, quý giá trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định sự gắn bó thống nhất giữa lí tưởng, nhân cách cao đẹp với hành động trong thực tiễn của mỗi con người. Là một học sinh, đang trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức chúng ta phải tích cực học tập, tu dưỡng nhân cách, dám nhìn nhận những sai lầm và sửa chữa, không ngừng hoàn thiện để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình đó, không tránh khỏi những lúc sợ hãi khi gặp khó khăn, bị cám dỗ bởi nhiều yếu tố xung quanh. Những lúc như vậy cần mạnh mẽ, kiên định, để không bị tha hóa về nhân cách, tinh thần.
Yêu thương, không chỉ là lời nói, nó còn là hành động, là việc làm cụ thể thiết thực. Nếu mọi người luôn yêu thương, quan tâm nhau bằng những hành động thiết thực thì xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn, các tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi.
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân
Bài làm
M.Xi-xê-rông đã từng nói rằng: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Quả thực đúng như vậy, là một người có phẩm chất, tính nết tốt, hay không tốt đều sẽ được bộc lộ hết qua cách cư xử, hành động của họ.
Đức hạnh có thể hiểu là những nét tính cách tốt đẹp, đạo đức của mỗi con người. Hành động là những việc làm thực tế của bản thân, tác động vào vật, người khác. Đức hạnh của mỗi con người sẽ được thể hiện qua lời nói, đặc biệt là qua những việc làm cụ thể. Nó thể hiện mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng, tập thể, xã hội. Đây chính là thước đo để đánh giá nhân cách phẩm chất của mỗi con người.
Trước hết đức hạnh của mỗi con người thể hiện ở hành động vì người khác, vì sự sống. Nhớ lại những câu chuyện cổ tích xưa, ta vẫn cảm phục chàng Thạch Sanh dũng cảm, biết bao lần liều đem thân mình cứu công chúa, cứu con trai vua Thủy Tề. thậm chí đối với kẻ đã nhiều lần hãm hại mình là mẹ con Lý Thông chàng vẫn đặt một chữ từ bi lên hàng đầu, tha cho chúng về quê làm ăn. Không phải bằng lời nói mà chính là ở hành động cho chúng ta thấy sự đức hạnh của chàng. Và cũng không thể không nhắc đến chàng Lục Vân Tiên nghĩa hiệp, trượng nghĩa đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Há chẳng phải là hành động xả thân vì nghĩa, quên mình vì cứu giúp người khác đó sao. Quả thật chẳng ở đâu mà đức hạnh được biểu hiện rõ bằng hành động và thông qua hành động như vậy,
Ta vẫn biết rằng vẫn có những kẻ giả dối, “miệng nam mô bụng bồ dao găm”. Nhưng cũng phải thấy rằng mọi sự giả tạo rồi cuối cùng cũng không thể giấu giếm mãi. Nếu hành động nhân đức, vì mọi người tất sẽ được mọi người biết đến và trân trọng. Ngược lại, những kẻ hành động bất nhân bất nghĩa tất sẽ bị vạch trần.
Phẩm chất cao quý, sự đức hạnh của mỗi con người còn được thể hiện qua hành động vì nước, vì dân của những bậc anh hùng, hảo hán xưa nay. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta không khó để có thể tìm được một vị anh hùng vì nước quên thân. Ví như Nguyễn Trãi, cả đời ông đã hi sinh vì sự nghiệp lớn của đất nước:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
Tiếp đến có thể kể đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, dẹp tan hai mươi vạn quân Thanh, đem lại cuộc sống yên bình cho muôn dân. Chu tịch Hồ Chí Minh, khi tuổi đời còn trẻ đã mang trong mình một khat khao mãnh liệt đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích, gôm cùm. Và người thanh niên ấy, đã cống hiển cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc riêng để phục vụ cho dân tộc, cho nước. Thanh niên ngày nay cũng có biết bao hành động đẹp đẽ giúp đỡ những đồng bào khó khan, giúp đỡ người già neo đơn. Tuy nhỏ bé trong hành động những lại là cách thể hiện rõ rang nhất của những con người có phẩm hạnh tốt đẹp.
Nhưng bên cạnh những con người như vậy, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sống thờ ơ, ích kỉ, không phấn đấu, luôn bàn quan với những gì xảy ra xung quanh. Hoặc có những kẻ lại quá giả tạo, phơi bày những hành động tưởng như đẹp đẽ nhưng thực chất lại là cách thức để đánh bóng tên tuổi. Mọi suy nghĩ, hành động đó đều cho thấy đó là những kẻ có phẩm hạnh đạo đức kém cỏi
Là một thanh niên, tương lai của đất nước, thế hệ trẻ hiện này phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Để bản thân không chỉ là một người giỏi, tài năng phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mà còn là một người có đức độ để cứu giúp, tương trợ những người bất hạnh xung quanh mình.
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân
I. Mở bài
– Nêu vấn đề: Cách để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định giá trị của bản thân nhanh nhất chính là hành động. M. Xi-xê-rông cũng đã từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Trong câu nói trên “đức hạnh” là khái niệm dùng để chỉ những tính nết và đạo đức nói chung của con người.
– “Hành động” là việc làm cụ thể, có mục đích, có ý thức.
– Có thể câu nói trên có nghĩa là:
+ Chỉ hành động cụ thể mới là minh chứng chân thực nhất cho phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.
+ Mặt khác, điều tạo nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người chính là những việc làm cụ thể, có mục đích tốt đẹp, có ý thức rõ ràng. Cũng nhờ có đức hạnh trong tâm mới có những hành động tốt đẹp.
2. Phân tích
– Những suy nghĩ, tình cảm của con người đều tồn tại ở dạng trừu tượng bởi vậy, khó có thể biết được những phẩm chất tốt của con người thông qua suy nghĩ, tình cảm của họ. Hành động chính là thước đo chân thực của mọi phẩm chất tốt đẹp.
– Mặt khác, nếu có những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp mà chỉ giữ trong lòng, hoặc nói suông không thể hiện ra bằng hành động thì đó chỉ là sự huyễn hoặc người khác và tự huyễn hoặc bản thân về phẩm chất tốt của mình. VD: một bộ phận giới trẻ là những “anh hùng bàn phím” trên các rang mạng xã hội, chỉ biết nói những diều hay nhưng thực tế lại không thực hiện.
– Đức hạnh là nguồn cội, là động lực để thúc đẩy mỗi con người tạo ra những hành động có ích. VD: Vì có tinh thần tương thân tương ái nên hàng triệu người cùng chung tay ủng hộ dồng ba miền Trung trong mùa bão lũ,
3. Bác bỏ
– Không chỉ là những hành động lớn lao mới thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất tốt ở ngay trong những hành dộng nhỏ bé, bình dị: ánh mắt yêu thương, cái nắm tay ủng hộ, …
– Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.
– Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn có những kẻ chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng.
4. Suy nghĩ về việc tu dưỡng đạo đức
– Đây là quan điểm đúng đắn về quan hệ thống nhất giữa đạo đức và hành động thực tiễn.
– Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.
– Phải có lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, khắc phục những khó khăn để biến những suy nghĩ thành hành động thực tiễn.
– Lên án những kẻ đạo đức giả, có hành động ích kỉ, độc ác, chỉ biết nói suông.
III. Kết bài
– Đánh giá của bản thân: những hành động cao đẹp không chỉ thể hiện được đức hạnh của bản thân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: tạo ra một xã hội văn minh, người gần người hơn, …
Danh ngôn có câu:
” Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu ” đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.
Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
Đối với Mạnh Tử “nhân nghĩa” không chỉ dừng lại là lòng yêu thương con người mà nó cần phải được biểu hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể. Và những nhà tư tưởng lớn dù ở những không gian, thời gian khác nhau vẫn luôn có những ý tưởng chung như vậy, nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông, cũng nhận xét: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp tồn tại trong mỗi con người. Đó là tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh,… những biểu hiện tuy bé nhỏ nhưng đó chính là đức hạnh. Đức hạnh tốt sẽ là khởi nguồn cho những hành động tốt. Hành động là những việc làm cụ thể, thiết thực với bạn bè, người thân hay ngay cả với những người xa lạ khi họ gặp phải khó khăn, bất hạnh. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã cho thấy sự thống nhất giữa những nét đẹp trong nhân cách, phẩm chất của con người luôn đi đôi với hành động của chính bản thân họ.
Quả thực phẩm giá và đức hạnh của mỗi người sẽ được biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất qua chính hành động của người đó. Nếu chỉ nói mà không làm thì đó chẳng phải là lời nói suông đó sao. Trong cuộc sống mỗi chúng ta sẽ có những cách riêng để bộc lộc tính cách, phẩm chất của bản thân, nhưng cách ngắn nhất và nhanh nhất chính là qua hành động của bạn với những người xung quanh. Bạn thấy một đứa trẻ lang thang đói rách, nếu yêu thương, xót xa bạn sẽ mua cho chúng chiếc bánh, cái áo. Bạn thấy một cô gái trên xe bus bị móc túi, hành động đúng đắn không phải lơ đi mà chính là ra tay giúp đỡ cô ấy, bắt lấy kẻ ăn trộm,… Những việc làm thiết thực, cụ thể mới là minh chứng rõ ràng nhất để mọi người thấy được nhân cách cao đẹp của bạn. Như vậy, ta có thể thấy rằng, hành động chính là thước đo tin cậy, xác đáng nhất để đánh giá bản chất, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người, cũng đúng như mọi người vẫn nói: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”.
Những hành động, việc làm tốt đẹp không chỉ đem lại niềm vui, cứu giúp những người xung quanh mà ngay chính bản thân những người thực hiện hành động đó cũng có niềm vui, sự hạnh phúc. Beetoven đã từng chia sẻ rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Như vậy, thực hiện một hành động tốt, một nghĩa cử cao đẹp sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn cho mỗi chúng ta.
Biểu hiện của một người có tấm lòng, nhân cách tốt có khi rất nhỏ bé, đơn giản là giúp đỡ một bà cụ qua đường, là dám đứng lên nói ra kẻ đang móc túi,… Nhưng cũng có khi là những hành động, việc làm phi thường. Những ngày vừa qua, chúng ta không khỏi vui mừng và biết ơn những người lính cứu trợ quả cảm đã anh dũng cứu một đội bóng đá nhí ở Thái Lan bị mắc kẹt trong hang nhiều ngày. Và một trong những số những người anh hùng ấy đã anh dũng hi sinh trong quá trình dò đường vào hang để giải cứu các em. Những nghĩa cử, hành động cao đẹp đó, cả đời này chúng ta sẽ không bao giờ quên. Nó cũng đem đến cho chúng ta một bài học về sự cống hiến và hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Nhưng bên cạnh những người sống có đạo đức, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác bằng những hành động thiết thực, lại có rất nhiều kẻ sống giả tạo, dối trá. Chỉ có lời nói đơn thuần, không có những hành động cụ thể giúp đỡ người khác. Hoặc sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng bản thân, chăm lo cho lợi ích cá nhân. Hoặc cũng có những kẻ khi thực hiện hành động của mình lại nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, không mang tính tự nguyện đây cũng là một hành vi đáng lên án. Khi giúp đỡ những người xung quanh chúng ta phải giúp bằng một trái tim chân thành, không vụ lợi, chỉ có như vậy hành động của bạn mới trở nên ý nghĩa.
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã đem đến cho chúng ta những lời khuyên chân thành, quý giá trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định sự gắn bó thống nhất giữa lí tưởng, nhân cách cao đẹp với hành động trong thực tiễn của mỗi con người. Là một học sinh, đang trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức chúng ta phải tích cực học tập, tu dưỡng nhân cách, dám nhìn nhận những sai lầm và sửa chữa, không ngừng hoàn thiện để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình đó, không tránh khỏi những lúc sợ hãi khi gặp khó khăn, bị cám dỗ bởi nhiều yếu tố xung quanh. Những lúc như vậy cần mạnh mẽ, kiên định, để không bị tha hóa về nhân cách, tinh thần.
Yêu thương, không chỉ là lời nói, nó còn là hành động, là việc làm cụ thể thiết thực. Nếu mọi người luôn yêu thương, quan tâm nhau bằng những hành động thiết thực thì xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn, các tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi.
M.Xi-xê-rông đã từng nói rằng: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Quả thực đúng như vậy, là một người có phẩm chất, tính nết tốt, hay không tốt đều sẽ được bộc lộ hết qua cách cư xử, hành động của họ.
Đức hạnh có thể hiểu là những nét tính cách tốt đẹp, đạo đức của mỗi con người. Hành động là những việc làm thực tế của bản thân, tác động vào vật, người khác. Đức hạnh của mỗi con người sẽ được thể hiện qua lời nói, đặc biệt là qua những việc làm cụ thể. Nó thể hiện mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng, tập thể, xã hội. Đây chính là thước đo để đánh giá nhân cách phẩm chất của mỗi con người.
Trước hết đức hạnh của mỗi con người thể hiện ở hành động vì người khác, vì sự sống. Nhớ lại những câu chuyện cổ tích xưa, ta vẫn cảm phục chàng Thạch Sanh dũng cảm, biết bao lần liều đem thân mình cứu công chúa, cứu con trai vua Thủy Tề. thậm chí đối với kẻ đã nhiều lần hãm hại mình là mẹ con Lý Thông chàng vẫn đặt một chữ từ bi lên hàng đầu, tha cho chúng về quê làm ăn. Không phải bằng lời nói mà chính là ở hành động cho chúng ta thấy sự đức hạnh của chàng. Và cũng không thể không nhắc đến chàng Lục Vân Tiên nghĩa hiệp, trượng nghĩa đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Há chẳng phải là hành động xả thân vì nghĩa, quên mình vì cứu giúp người khác đó sao. Quả thật chẳng ở đâu mà đức hạnh được biểu hiện rõ bằng hành động và thông qua hành động như vậy,
Ta vẫn biết rằng vẫn có những kẻ giả dối, “miệng nam mô bụng bồ dao găm”. Nhưng cũng phải thấy rằng mọi sự giả tạo rồi cuối cùng cũng không thể giấu giếm mãi. Nếu hành động nhân đức, vì mọi người tất sẽ được mọi người biết đến và trân trọng. Ngược lại, những kẻ hành động bất nhân bất nghĩa tất sẽ bị vạch trần.
Phẩm chất cao quý, sự đức hạnh của mỗi con người còn được thể hiện qua hành động vì nước, vì dân của những bậc anh hùng, hảo hán xưa nay. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta không khó để có thể tìm được một vị anh hùng vì nước quên thân. Ví như Nguyễn Trãi, cả đời ông đã hi sinh vì sự nghiệp lớn của đất nước:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
Tiếp đến có thể kể đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, dẹp tan hai mươi vạn quân Thanh, đem lại cuộc sống yên bình cho muôn dân. Chu tịch Hồ Chí Minh, khi tuổi đời còn trẻ đã mang trong mình một khat khao mãnh liệt đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích, gôm cùm. Và người thanh niên ấy, đã cống hiển cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc riêng để phục vụ cho dân tộc, cho nước. Thanh niên ngày nay cũng có biết bao hành động đẹp đẽ giúp đỡ những đồng bào khó khan, giúp đỡ người già neo đơn. Tuy nhỏ bé trong hành động những lại là cách thể hiện rõ rang nhất của những con người có phẩm hạnh tốt đẹp.
Nhưng bên cạnh những con người như vậy, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sống thờ ơ, ích kỉ, không phấn đấu, luôn bàn quan với những gì xảy ra xung quanh. Hoặc có những kẻ lại quá giả tạo, phơi bày những hành động tưởng như đẹp đẽ nhưng thực chất lại là cách thức để đánh bóng tên tuổi. Mọi suy nghĩ, hành động đó đều cho thấy đó là những kẻ có phẩm hạnh đạo đức kém cỏi
Là một thanh niên, tương lai của đất nước, thế hệ trẻ hiện này phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Để bản thân không chỉ là một người giỏi, tài năng phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mà còn là một người có đức độ để cứu giúp, tương trợ những người bất hạnh xung quanh mình.
Đề bài: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống của con người
Bài làm
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: Để tồn tại trong một cuộc sống phức tạp, biến đổi không ngừng, mỗi người cần phải có lí tường của riêng mình. L. Tôn – xtôi đã từng nói, “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói
– “Lí tưởng” là mục đích cao cả nhất mà mỗi con người luôn mong muốn thực hiện được.
– Ý nghĩa của câu nói: lí tưởng chính là yếu tố giúp định hướng cách sống của mỗi người trong cuộc đời. Nếu không có lí tưởng sẽ không có lối sống kiên định rõ ràng, không có mục đích sống cụ thể và như vậy cuộc sống không còn ý nghĩa.
– Đánh giá về tính đúng đắn của câu nói.
2. Vai trò của lí tưởng
– Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ lối, là yếu tố chỉ dẫn mà nó còn chính là đích đến cuối cùng trong cuộc đời mỗi người.
– Khi có lí tưởng mỗi người luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt những công việc cần làm, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.
– Khi hoàn thành tốt mọi công việc, bản thân ngày càng hoàn thiện thì thành công là điều tất yếu, lí tưởng dẫn dắt mỗi con người đến thành công,
– Là động lực để con người vượt qua khó khăn, vấp ngã để hướng đến tương lai
– Nhờ lí tưởng cao đẹp, của mỗi cá nhân mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn bởi khi đó sẽ có tập hợp những lí tưởng tíc cực, mỗi người đều hành động vì lí tưởng của mình.
– Lí tưởng là cái cốt lõi thể hiện vai trò, giá trị mục đích sống của con người. Sống mà không có lí tưởng đơn thuần là sự tồn tại vô nghĩa. “Linh hồn của con người cần lí tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực tế nhưng chúng ta sống vì lí tưởng” (Vích – to Huy – go).
3. Phản đề, mở rộng
– Không phải chỉ khát khao những điều cao xa mới là có lí tưởng đẹp, lí tưởng cao cả. Lí tưởng cao cả còn là những suy nghĩ chân thành, tích cực, hướng con người ta đến cái thiện, cái đẹp.
– Nếu không có lí tưởng, con người sẽ sống mà không có mục đích, lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, dễ sa vào những hành động tội lỗi.
– Cần phân biệt đâu là lí tưởng cao đẹp, tích cực đâu là những dục vọng tầm thường, những ham muốn phi nhân tính ảnh hưởng đến cộng đồng.
4. Nhận thức của bản thân
– Cần có thái độ lên án những người sống không có lí tưởng để họ tự nhận thức lại bản thân, tự xác định mục đích sống.
– Mặt khác, cần biết trân trọng những người có lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm tấm gương để tự hoàn thiện mình.
– Bản thân cần phải tự xác định đâu mới thực sự là lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm kim chỉ nam để thực hiện mọi công việc, có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.
– “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời” (Bê – lin – ski), nghĩa là lí tưởng sống là yếu tố tất yếu phải có trong mỗi người trẻ, không có lí tưởng sống sẽ không có cuộc sống thực sự.
III. Kết bài
– Nêu nhận định chung về vấn đề lí tưởng sống của mỗi người.
– Mỗi người cần xác định cho mình một lí tưởng sống tích cực để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Đề bài: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống của con người.
Bài làm
Nhà văn thiên tài nước Nga, L.Tôi-xtôi đã từng nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Quả thật đúng như vây, trong cuộc sống của chúng ta có muôn vàn ngã rẽ khác nhau, nếu không có lí tưởng làm ngọn đèn chỉ đường chắc chắn chúng ta sẽ đi chệch hướng, uổng phí cả cuộc đời.
Lí tưởng có thể hiểu là những điều cao cả, đẹp đẽ được hình thành trong mỗi người, nhắm hướng tới và đạt được một mục tiêu nào đó trong cuộc sống. Ở đây L.Tôi-xtôi, đã sử dụng hình ảnh ngọn đèn – soi đường, chỉ lối để làm rõ vai trò của lí tưởng trong cuộc đời mỗi con người. “Không có lí tưởng thì không có phương hướng” tức để khẳng định, nếu mỗi chúng ta không xác định được lí tưởng đúng đắn cho mình sẽ không có mục tiêu để phấn đấu, cố gắng. Câu nói của nhà văn L.Tôi-xtôi đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của lí tưởng trong bước đường tương lai của mỗi con người.
Trong cuộc sống, lí tưởng là vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Khi chúng ta sống có lí tưởng sẽ xác định được mục tiêu sống, mục tiêu phấn đấu về những gì mình đã đề ra. Những người sống có lí tưởng thường kiên quyết, mạnh mẽ hơn trong hành động. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, họ không màng những thử thách, bằng sức trẻ, sự kiên cường, bền bỉ họ sẵn sàng vượt qua để vươn tới cái đích mà mình đang hướng tới. Không chỉ vậy, lí tưởng còn như một ngọn đèn chỉ đường cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta biết đâu là những việc cần làm, nên làm, đâu là những việc xấu, nên trách. Ngoài ra, lí tưởng cũng như là một nguồn động lực to lớn, trong bước đường đời không tránh khỏi cũng lúc khó khăn, vấp ngã và lí tưởng chính là người bạn luôn cổ vũ, động viên chúng ta tiếp tục đựng dậy chinh phục khó khăn và về đích.
Không có lí tưởng nào là cao quý, lí tưởng nào là thấp hèn. Có những người mang trong mình lí tưởng chinh phục vũ trụ bao la, đầy bí ẩn, nhưng cũng có những người lí tưởng là sống một đời an yên, hạnh phúc, giúp đỡ những người xung quanh. Lí tưởng không phân biệt to nhỏ, miễn nó đem lại niềm vui cho bản thân, hạnh phúc cho cộng đồng và không làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Trong cuộc sống này có biết bao người, đang hàng ngày hàng giờ sống và phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp của mình. Bác Hồ mang trong mình lí tưởng lớn lao tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Và bằng ý chí, nghị lực kiên cường, bao năm bôn ba vất vả Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Nếu không có ánh sáng của lí tưởng soi đường, chắc chắn Bác sẽ không thể tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Vậy tại sao, L.Tôi-xtôi lại nói không có lí tưởng sẽ không có cuộc sống. Ngay ban đầu L.Tôi-xtôi đã khẳng định lí tưởng chính là ngọn đèn soi đường, vậy nếu không có ngọn đèn ấy chỉ lối chắc chắn chúng ta sẽ bị lạc hướng, không có mục tiêu phấn đấu, cố gắng, cuộc sống sẽ thật nhàm chán, tẻ nhạt. Không có lí tưởng sống con người dễ sa vào tệ nạn xã hội, có những hành động mù quáng, trái với pháp luật, luân thường đạo lí. Hơn nữa, những người sống không có lí tưởng thường dễ nản lòng khi gặp phải những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
Bên cạnh những người luôn sống có mục tiêu, lí tưởng sống cao đẹp lại có những kẻ sống tầm thường, không có lí tưởng, mục đích phấn đấu. Và chúng ta cùng cần phân biệt giữa lí tưởng cao đẹp với những dục vọng tầm thường, thấp kém. Lí tưởng là khi chúng ta biết phấn đấu cho những thứ tốt đẹp, vì cộng đồng, xã hội, làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Còn dục vọng là lối sống ích kỉ, tầm thường, chỉ lo nghĩ đến lợi ích bản thân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, đất nước. Đây là lối sống xấu, đáng lên án và phê phán.
Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần xác định cho bản thân mục đích, lí tưởng đúng đắn, cao đẹp. Học vì ngày mai lập nghiệp, phấn đấu vì tương lai tươi sáng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng, xã hội. Để đạt được lí tưởng đó các em cần chăm chỉ học tập, chuyên cần ở lớp, cần mẫn khi về nhà. Không ngại khó khăn, gian khổ, không chùn bước trước những thử thách. Khi đã hội tụ đầy đủ những kĩ năng, phẩm chất đó chắc chắn sẽ đạt được thành công, vươn đến lí tưởng của bản thân.
Quả thật “Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ”. Trong cuộc đời đầy chông gai, bão tố, lí tưởng đúng đắn chính là ngọn đèn bất diệt soi đường để mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, không chùn bước và đạt được thành công nhanh hơn, sớm hơn.
Đề bài: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống của con người.
Bài làm
Trong cuộc sống điều quan trọng nhất đối với mỗi con người đó chính là lí tưởng, là khát khao, ước vọng. Đó chính là kim chỉ nam, là động lực để con người ta phấn đấu làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhận định về vấn đề này, nhà văn Nga L.Tôn-xtoi đã nói:“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Lí tưởng là những ước mơ, khát vọng mà mỗi con người muốn đạt đến trong cuộc đời. Sử dụng hình ảnh ngọn đèn mang tính ẩn dụ nhằm để khẳng định, nếu trong cuộc đời mỗi chúng ta có một lí tưởng, mục đích sống thực sự cao đẹp, thì đó chính là ngọn đèn chỉ đường cho ta hành động, để vươn tới những ước mơ của bản thân. Còn đối với những kẻ sống không lí tưởng, không mơ ước hoặc làm việc nửa vời, không kiên định tất yếu sẽ gặp thất bại.
Mỗi chúng ta ai cũng sẽ có những lí tưởng cho riêng mình. Nhưng thế nào mới là một lí tưởng thực sự, một lí tưởng chính xác. Một lí tưởng đúng đắn là khi lí tưởng ấy, nhỏ thì phục vụ cho bản thân gia đình,không làm những điều trái luân thường đạo lý, pháp luật; lớn là khi lí tưởng ấy được dung để phục vụ cộng đồng, xã hội.
Chỉ khi mỗi chúng ta đã có lí tưởng cho riêng mình, xác định được mục đích sống khi ấy tự khắc sẽ lựa chọn được con đường để thực hiện lí tưởng ấy. Nhưng ta cũng cần biết rằng, để thực hiện được lí tưởng, để lí tưởng đi đến được thành công đó là cả một quá trình vô cùng gian nan, đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng kiên trì, nỗ lực. Mỗi khi khó khăn, vấp ngã, lạc đường thì ánh sáng của lí tưởng sẽ soi đường, chỉ lối đưa ta đi lại vào con đường đúng đắn. Mỗi khi chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin lí tưởng sẽ là ngọn đèn khơi lên sức mạnh, củng cố niềm tin để ta vươn đến thành công. Nếu không có lí tưởng đưa đường chỉ lối chẳng phải con đường đi tới thành công chông gai, gập gềnh gấp vạn lần đấy sao. Thậm chí còn khiến cho ta mãi mãi không bao giờ được nếm trải mùi vị của thành công. Thế mới thấy, lí tưởng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc đời.
Ra đi vì sự nghiệp, lí tưởng của mình trong lịch sử nước nhà quả thực không phải hiếm có. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vi lí tưởng cao đẹp của mình. Khi người thanh niên ấy ra đi trong tay không có tiền bạc, tài sản chỉ có duy nhất sự quyết tâm và lí tưởng cao đẹp. Nhưng chính vì lí tưởng vì nước vì dân đó đã giúp Người vượt qua bao bão tố, để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến thành công. Hay người anh hùng Võ Thị Sáu đã hiến dâng cả cuộc đời của mình cho dân tộc, tổ quốc.
Là thanh niên, thế hệ tiếp bước cha anh, chúng ta cần phải xác định cho bản thân lý tưởng cao đẹp phục vụ cộng đồng, xã hội. Sau khi đã có lí tưởng cần hành động kiên quyết, không chịu lùi bước trước những gian khổ, khó khăn.
Câu nói của L.Tôn-xtoi tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng súc tích, đã đúc kết kinh nghiệm sống trong cuộc dời mỗi con người. Chỉ cần có lý tưởng, có ý chí, niềm tin, thì nơi ấy ắt có con đường, dẫn bạn đến thành công.
Đề bài: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống của con người
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: Để tồn tại trong một cuộc sống phức tạp, biến đổi không ngừng, mỗi người cần phải có lí tường của riêng mình. L. Tôn – xtôi đã từng nói, “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói
– “Lí tưởng” là mục đích cao cả nhất mà mỗi con người luôn mong muốn thực hiện được.
– Ý nghĩa của câu nói: lí tưởng chính là yếu tố giúp định hướng cách sống của mỗi người trong cuộc đời. Nếu không có lí tưởng sẽ không có lối sống kiên định rõ ràng, không có mục đích sống cụ thể và như vậy cuộc sống không còn ý nghĩa.
– Đánh giá về tính đúng đắn của câu nói.
2. Vai trò của lí tưởng
– Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ lối, là yếu tố chỉ dẫn mà nó còn chính là đích đến cuối cùng trong cuộc đời mỗi người.
– Khi có lí tưởng mỗi người luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt những công việc cần làm, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.
– Khi hoàn thành tốt mọi công việc, bản thân ngày càng hoàn thiện thì thành công là điều tất yếu, lí tưởng dẫn dắt mỗi con người đến thành công,
– Là động lực để con người vượt qua khó khăn, vấp ngã để hướng đến tương lai
– Nhờ lí tưởng cao đẹp, của mỗi cá nhân mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn bởi khi đó sẽ có tập hợp những lí tưởng tíc cực, mỗi người đều hành động vì lí tưởng của mình.
– Lí tưởng là cái cốt lõi thể hiện vai trò, giá trị mục đích sống của con người. Sống mà không có lí tưởng đơn thuần là sự tồn tại vô nghĩa. “Linh hồn của con người cần lí tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực tế nhưng chúng ta sống vì lí tưởng” (Vích – to Huy – go).
3. Phản đề, mở rộng
– Không phải chỉ khát khao những điều cao xa mới là có lí tưởng đẹp, lí tưởng cao cả. Lí tưởng cao cả còn là những suy nghĩ chân thành, tích cực, hướng con người ta đến cái thiện, cái đẹp.
– Nếu không có lí tưởng, con người sẽ sống mà không có mục đích, lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, dễ sa vào những hành động tội lỗi.
– Cần phân biệt đâu là lí tưởng cao đẹp, tích cực đâu là những dục vọng tầm thường, những ham muốn phi nhân tính ảnh hưởng đến cộng đồng.
4. Nhận thức của bản thân
– Cần có thái độ lên án những người sống không có lí tưởng để họ tự nhận thức lại bản thân, tự xác định mục đích sống.
– Mặt khác, cần biết trân trọng những người có lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm tấm gương để tự hoàn thiện mình.
– Bản thân cần phải tự xác định đâu mới thực sự là lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm kim chỉ nam để thực hiện mọi công việc, có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.
– “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời” (Bê – lin – ski), nghĩa là lí tưởng sống là yếu tố tất yếu phải có trong mỗi người trẻ, không có lí tưởng sống sẽ không có cuộc sống thực sự.
III. Kết bài
– Nêu nhận định chung về vấn đề lí tưởng sống của mỗi người.
– Mỗi người cần xác định cho mình một lí tưởng sống tích cực để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Nhà văn thiên tài nước Nga, L.Tôi-xtôi đã từng nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Quả thật đúng như vây, trong cuộc sống của chúng ta có muôn vàn ngã rẽ khác nhau, nếu không có lí tưởng làm ngọn đèn chỉ đường chắc chắn chúng ta sẽ đi chệch hướng, uổng phí cả cuộc đời.
Lí tưởng có thể hiểu là những điều cao cả, đẹp đẽ được hình thành trong mỗi người, nhắm hướng tới và đạt được một mục tiêu nào đó trong cuộc sống. Ở đây L.Tôi-xtôi, đã sử dụng hình ảnh ngọn đèn – soi đường, chỉ lối để làm rõ vai trò của lí tưởng trong cuộc đời mỗi con người. “Không có lí tưởng thì không có phương hướng” tức để khẳng định, nếu mỗi chúng ta không xác định được lí tưởng đúng đắn cho mình sẽ không có mục tiêu để phấn đấu, cố gắng. Câu nói của nhà văn L.Tôi-xtôi đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của lí tưởng trong bước đường tương lai của mỗi con người.
Trong cuộc sống, lí tưởng là vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Khi chúng ta sống có lí tưởng sẽ xác định được mục tiêu sống, mục tiêu phấn đấu về những gì mình đã đề ra. Những người sống có lí tưởng thường kiên quyết, mạnh mẽ hơn trong hành động. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, họ không màng những thử thách, bằng sức trẻ, sự kiên cường, bền bỉ họ sẵn sàng vượt qua để vươn tới cái đích mà mình đang hướng tới. Không chỉ vậy, lí tưởng còn như một ngọn đèn chỉ đường cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta biết đâu là những việc cần làm, nên làm, đâu là những việc xấu, nên trách. Ngoài ra, lí tưởng cũng như là một nguồn động lực to lớn, trong bước đường đời không tránh khỏi cũng lúc khó khăn, vấp ngã và lí tưởng chính là người bạn luôn cổ vũ, động viên chúng ta tiếp tục đựng dậy chinh phục khó khăn và về đích.
Không có lí tưởng nào là cao quý, lí tưởng nào là thấp hèn. Có những người mang trong mình lí tưởng chinh phục vũ trụ bao la, đầy bí ẩn, nhưng cũng có những người lí tưởng là sống một đời an yên, hạnh phúc, giúp đỡ những người xung quanh. Lí tưởng không phân biệt to nhỏ, miễn nó đem lại niềm vui cho bản thân, hạnh phúc cho cộng đồng và không làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Trong cuộc sống này có biết bao người, đang hàng ngày hàng giờ sống và phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp của mình. Bác Hồ mang trong mình lí tưởng lớn lao tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Và bằng ý chí, nghị lực kiên cường, bao năm bôn ba vất vả Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Nếu không có ánh sáng của lí tưởng soi đường, chắc chắn Bác sẽ không thể tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Vậy tại sao, L.Tôi-xtôi lại nói không có lí tưởng sẽ không có cuộc sống. Ngay ban đầu L.Tôi-xtôi đã khẳng định lí tưởng chính là ngọn đèn soi đường, vậy nếu không có ngọn đèn ấy chỉ lối chắc chắn chúng ta sẽ bị lạc hướng, không có mục tiêu phấn đấu, cố gắng, cuộc sống sẽ thật nhàm chán, tẻ nhạt. Không có lí tưởng sống con người dễ sa vào tệ nạn xã hội, có những hành động mù quáng, trái với pháp luật, luân thường đạo lí. Hơn nữa, những người sống không có lí tưởng thường dễ nản lòng khi gặp phải những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
Bên cạnh những người luôn sống có mục tiêu, lí tưởng sống cao đẹp lại có những kẻ sống tầm thường, không có lí tưởng, mục đích phấn đấu. Và chúng ta cùng cần phân biệt giữa lí tưởng cao đẹp với những dục vọng tầm thường, thấp kém. Lí tưởng là khi chúng ta biết phấn đấu cho những thứ tốt đẹp, vì cộng đồng, xã hội, làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Còn dục vọng là lối sống ích kỉ, tầm thường, chỉ lo nghĩ đến lợi ích bản thân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, đất nước. Đây là lối sống xấu, đáng lên án và phê phán.
Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần xác định cho bản thân mục đích, lí tưởng đúng đắn, cao đẹp. Học vì ngày mai lập nghiệp, phấn đấu vì tương lai tươi sáng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng, xã hội. Để đạt được lí tưởng đó các em cần chăm chỉ học tập, chuyên cần ở lớp, cần mẫn khi về nhà. Không ngại khó khăn, gian khổ, không chùn bước trước những thử thách. Khi đã hội tụ đầy đủ những kĩ năng, phẩm chất đó chắc chắn sẽ đạt được thành công, vươn đến lí tưởng của bản thân.
Quả thật “Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ”. Trong cuộc đời đầy chông gai, bão tố, lí tưởng đúng đắn chính là ngọn đèn bất diệt soi đường để mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, không chùn bước và đạt được thành công nhanh hơn, sớm hơn.
Trong cuộc sống điều quan trọng nhất đối với mỗi con người đó chính là lí tưởng, là khát khao, ước vọng. Đó chính là kim chỉ nam, là động lực để con người ta phấn đấu làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhận định về vấn đề này, nhà văn Nga L.Tôn-xtoi đã nói:“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Lí tưởng là những ước mơ, khát vọng mà mỗi con người muốn đạt đến trong cuộc đời. Sử dụng hình ảnh ngọn đèn mang tính ẩn dụ nhằm để khẳng định, nếu trong cuộc đời mỗi chúng ta có một lí tưởng, mục đích sống thực sự cao đẹp, thì đó chính là ngọn đèn chỉ đường cho ta hành động, để vươn tới những ước mơ của bản thân. Còn đối với những kẻ sống không lí tưởng, không mơ ước hoặc làm việc nửa vời, không kiên định tất yếu sẽ gặp thất bại.
Mỗi chúng ta ai cũng sẽ có những lí tưởng cho riêng mình. Nhưng thế nào mới là một lí tưởng thực sự, một lí tưởng chính xác. Một lí tưởng đúng đắn là khi lí tưởng ấy, nhỏ thì phục vụ cho bản thân gia đình,không làm những điều trái luân thường đạo lý, pháp luật; lớn là khi lí tưởng ấy được dung để phục vụ cộng đồng, xã hội.
Chỉ khi mỗi chúng ta đã có lí tưởng cho riêng mình, xác định được mục đích sống khi ấy tự khắc sẽ lựa chọn được con đường để thực hiện lí tưởng ấy. Nhưng ta cũng cần biết rằng, để thực hiện được lí tưởng, để lí tưởng đi đến được thành công đó là cả một quá trình vô cùng gian nan, đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng kiên trì, nỗ lực. Mỗi khi khó khăn, vấp ngã, lạc đường thì ánh sáng của lí tưởng sẽ soi đường, chỉ lối đưa ta đi lại vào con đường đúng đắn. Mỗi khi chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin lí tưởng sẽ là ngọn đèn khơi lên sức mạnh, củng cố niềm tin để ta vươn đến thành công. Nếu không có lí tưởng đưa đường chỉ lối chẳng phải con đường đi tới thành công chông gai, gập gềnh gấp vạn lần đấy sao. Thậm chí còn khiến cho ta mãi mãi không bao giờ được nếm trải mùi vị của thành công. Thế mới thấy, lí tưởng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc đời.
Ra đi vì sự nghiệp, lí tưởng của mình trong lịch sử nước nhà quả thực không phải hiếm có. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vi lí tưởng cao đẹp của mình. Khi người thanh niên ấy ra đi trong tay không có tiền bạc, tài sản chỉ có duy nhất sự quyết tâm và lí tưởng cao đẹp. Nhưng chính vì lí tưởng vì nước vì dân đó đã giúp Người vượt qua bao bão tố, để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến thành công. Hay người anh hùng Võ Thị Sáu đã hiến dâng cả cuộc đời của mình cho dân tộc, tổ quốc.
Là thanh niên, thế hệ tiếp bước cha anh, chúng ta cần phải xác định cho bản thân lý tưởng cao đẹp phục vụ cộng đồng, xã hội. Sau khi đã có lí tưởng cần hành động kiên quyết, không chịu lùi bước trước những gian khổ, khó khăn.
Câu nói của L.Tôn-xtoi tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng súc tích, đã đúc kết kinh nghiệm sống trong cuộc dời mỗi con người. Chỉ cần có lý tưởng, có ý chí, niềm tin, thì nơi ấy ắt có con đường, dẫn bạn đến thành công.
Đề bài: Anh chị hãy nghị luận câu nói của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn!”
Bài làm
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.
– Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi cả nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào
– Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
– Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
– Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
– Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
– Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
– Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
– Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.
3. Bàn luận, mở rộng
– Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, …
– Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở nhũng hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
– Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
– Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
– Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
– “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Đề bài: Anh chị hãy nghị luận câu nói của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn!”
Bài làm
Tố Hữu ta không chỉ biết đến là một nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc, luôn bám sát từng sự kiện lịch sử mà ta còn biết đến ông với những vần thơ đầy chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời. Và một trong những câu thơ ấy chính là: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Câu hỏi đặt ra đầy ý nghĩa và đáng suy ngẫm trong xã hội hiện đại.
Sống đẹp là lối sống tích cực, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng trái tim chân thành, không vụ lợi. Sống đẹp là sống có mơ ước, lí tưởng, và luôn luôn phấn đấu để đạt được những nguyện vọng của bản thân. Sống đẹp là một lối sống cần có đặc biệt là lớp thanh niên – thế hệ quyết định cho tương lai, sự phồn vinh của đất nước. Câu nói của Tố Hữu là lời hỏi, lời chất vấn, lời nhắc nhở với mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để có nhân cách, lối sống cao đẹp.
Vậy, tại sao trong mỗi chúng ta cần phải có lối sống đẹp. Sống đẹp sẽ giúp chúng ta luôn biết cảm thông, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác đối với mình, giúp chúng ta có trái tim vị tha và bao dung hơn. Sống đẹp sẽ giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Sống đẹp cũng giúp bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện, là một công dân có trách nhiệm với chính mình và với xã hội.
Người có lối sống đẹp là người sống có mơ ước, lí tưởng đẹp đẽ, phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Những người như vậy thường hình thành cho bản thân đức tính tự lập, sống có hoài bão mơ ước. Đối với họ những khó khăn chỉ là thứ thuốc thử để họ tôi rèn bản lĩnh trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Họ không ngừng phấn đấu, vươn lên vì một tương lai tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cả của những người xung quanh. Sống có lí tưởng, hoài bão chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Mang trong mình lí giải phóng đất nước khỏi vòng nô lệ, Người đã bôn ba bốn bể, không quản khó khăn và cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Người có lối sống đẹp còn mang trong mình một trái tim nhân hậu, trước hết họ hiểu thảo với ông bà, cha mẹ, đối xử tốt với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo. Rộng hơn họ có trái tim biết sẻ chia với những người có số phận bất hạnh bằng những hành động thiết thực như nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ. Đây cũng chính là biểu hiện của truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta “lá lành đùm lá rách”. Những người anh hùng đã giải cứu những cầu thủ nhí Thái Lan bị mắc kẹt trong hang chính là tấm gương tiêu biểu nhất cho những trái tim biết yêu thương và sẻ chia với người khác. Địa hình xấu, thời tiết bất lợi, nhưng bằng niềm tin, hơn cả là tình yêu thương, đội cứu hộ đã giải cứu thành công 11 cậu bé và huấn luyện viên. Tinh thần của họ như một viên ngọc sáng, vô cùng đáng ngợi ca, trân trọng.
Không chỉ vậy, người có lối sống đẹp còn là người có chí tiến thủ, ham học hỏi và cầu thị. Đối với họ, không có tri thức nào là đủ, họ không ngừng tìm tòi những tri thức mới, để mở mang đầu óc, trí tuệ, từ đó có cái nhìn toàn diện về vạn vật, có lối giao tiếp, ứng xử thông minh với mọi người. Trần Thị Diệu Linh cô bé con gái cô lao công, cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhưng không vì thế mà em mất đi niềm đam mê học tập của mình. Bằng sự nỗ lực, kiên trì Diệu Linh đã nhận học bổng 7 tỷ của trường đại học danh giá thế giới Harvard.
Ngoài ra, những người có lối sống đẹp còn là những người sống tích cực, không gục ngã trước những khó khăn. Nhà vật lí vĩ đại Stephen William Hawking dù bị mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ nhưng không vì thế mà ông từ bỏ mơ ước, khát vọng của bản thân. Bằng sự nỗ lực, ý chí kiên cường và lối sống tích cực ông đã để lại những tri thức về vật lí vĩ đại cho nhân loại.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, sống lành mạnh, tích cực lại có những người có lối sống tiêu cực. Họ sống buông thả, không có mục đích, lí tưởng, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy. Và thường những người này thường sa vào các tệ nạn xã hội, là mối nguy với cộng đồng. Có những người lại sống ích kỉ, vụ lợi chỉ biết lo nghĩ cho những nhu cầu, lợi ích của bản thân. Khi thấy cái xấu, cái ác thì né tránh, sợ bị liên lụy. Và cuối cùng là có những kẻ sống vô ơn, vô cảm, thờ ơ trước những vấn đề xã hội, những người có số phận bất hạnh. Họ sống thiếu trách nhiệm với xung quan và với chính mình.
Là một học sinh chúng ta không chỉ trau dồi kiến thức mà còn phải tu dưỡng đạo đức, để trở thành công dẫn có ích trong xã hội. Muốn được như vậy, chúng là cần sống có hoài bão, lí tưởng, không ngừng nỗ lực phấn đấu. Cần có ý chí kiên cường, bền bỉ, dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng không được nản chí, bỏ cuộc.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng có câu hát rất hay về lối sống đẹp: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Con người chỉ có sự sống hữu hạn, nhưng tiếng thơm của lòng tốt của lối sống đẹp sẽ còn mãi muôn đời. Bởi vậy, sống đẹp chính là cách để chúng ta lưu tiếng thơm với thời gian vô tận.
Đề bài: Anh chị hãy nghị luận câu nói của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn!”
Bài làm
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình thế nào là sống đẹp? Vì sao phải sống đẹp? Hẳn một lần trong đời ai cũng nghĩ đến và cố công sống sao cho xứng đáng với những tháng ngày mình được sinh ra.
Sống đẹp là gì? Sống đẹp là thái độ sống ôn hòa, luôn luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Là thái độ sống chân thành, không giả dối, không trái với đạo đức, pháp luật. Sống đẹp còn là khi biết yêu thương, sẻ chia với những người có số phận bất hạnh hơn mình. Và cuối cùng sống đẹp là không ngừng hoàn thiện bản thân, có mơ ước, có ý chí nghị lực để vươn đến những ước mơ, những điều tốt đẹp. Sống đẹp chính là để hoàn thiện tâm cách bản thân, là đem sức mình giúp đỡ những người khác.
Sống đẹp là một thái độ sống tích cực mà chúng ta ai cũng cần có. Bởi khi bạn sống hòa đồng, thân thiện với mọi người sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy, khi giúp đỡ được ai đó gặp hoạn nạn khó khan thi tân an, bình thản, sẽ đem lại hạnh phúc cho chính bạn. Trong cuộc sống không tránh khỏi có những biến cố, bất chắc, khi bạn có một lối sống đẹp, lòng bao dung, nhân hậu có thể cảm hóa những con người lầm đường lạc lối. Ngoài ra, sống đẹp cũng là cái đích mà bất cứ ai cũng muốn vươn đến, nó đưa con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ. Cuối cùng lối sống tích cực, là phương thức hữu hiệu nhất giúp chúng ta hòa hợp cộng đồng, xã hội.
Nói đến biểu hiện của lối sống đẹp thật quả có vô hình vạn trạng. Đôi khi chỉ là những biểu hiện nhỏ bé, nhưng cũng có khi rất lớn lao vĩ. Sống đẹp là khi chúng ta sống có mục đích, có mơ ước, hình thành được đức tính tự lập. Khi đã có mục tiêu của bản thân phải kiên trì, nhẫn nại thực hiện đến cùng dù có vấp phải bao nhiêu khó khăn, trở ngại cũng không được ngã gục.
Những người có lối sống đẹp là những người có trái tim nhân hậu, hiếu thảo, luôn giúp đỡ những người xung quanh kém may mắn hơn mình. Hằng năm có biết bao tấm lòng hảo tâm, đã dang tay giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn, là những bạn thanh niên trẻ tuổi, đem sức trẻ đến những bản làng xa xôi mang cái chữ đến cho mọi người, mang lương thực, tình thương đến những gia đình bị lũ cuốn trôi. Đó chẳng phải là sống đẹp đó sao.
Sống đẹp còn là khi bạn không ngừng trau dồi, mở manng tri thức của bản thân. Mang những điều mình đã học được góp phần xây dựng đất nước.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, vẫn còn rất nhiều kẻ sống vụ lợi, ích kỉ, nhỏ nhen. Hoặc sống vô tâm, vô phế, không có mục đích cho tương lai, sống vô trách nhiệm với bản thân và với xã hội. Đây là lối sống cần phải lên án và loại trừ.
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải hình thành cho mình một lối sống đẹp, tu dưỡng rèn luyện nhân tâm. Để đem trí tuệ và long nhân ái giúp đất nước phát triển, giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiếu may mắn.
Đề bài: Anh chị hãy nghị luận câu nói của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn!”
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ. – Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi cả nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào
– Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
– Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
– Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
– Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
– Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
– Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
– Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.
3. Bàn luận, mở rộng
– Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, …
– Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở nhũng hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
– Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
– Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
– Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
– “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Tố Hữu ta không chỉ biết đến là một nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc, luôn bám sát từng sự kiện lịch sử mà ta còn biết đến ông với những vần thơ đầy chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời. Và một trong những câu thơ ấy chính là: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Câu hỏi đặt ra đầy ý nghĩa và đáng suy ngẫm trong xã hội hiện đại.
Sống đẹp là lối sống tích cực, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng trái tim chân thành, không vụ lợi. Sống đẹp là sống có mơ ước, lí tưởng, và luôn luôn phấn đấu để đạt được những nguyện vọng của bản thân. Sống đẹp là một lối sống cần có đặc biệt là lớp thanh niên – thế hệ quyết định cho tương lai, sự phồn vinh của đất nước. Câu nói của Tố Hữu là lời hỏi, lời chất vấn, lời nhắc nhở với mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để có nhân cách, lối sống cao đẹp.
Vậy, tại sao trong mỗi chúng ta cần phải có lối sống đẹp. Sống đẹp sẽ giúp chúng ta luôn biết cảm thông, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác đối với mình, giúp chúng ta có trái tim vị tha và bao dung hơn. Sống đẹp sẽ giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Sống đẹp cũng giúp bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện, là một công dân có trách nhiệm với chính mình và với xã hội.
Người có lối sống đẹp là người sống có mơ ước, lí tưởng đẹp đẽ, phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Những người như vậy thường hình thành cho bản thân đức tính tự lập, sống có hoài bão mơ ước. Đối với họ những khó khăn chỉ là thứ thuốc thử để họ tôi rèn bản lĩnh trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Họ không ngừng phấn đấu, vươn lên vì một tương lai tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cả của những người xung quanh. Sống có lí tưởng, hoài bão chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Mang trong mình lí giải phóng đất nước khỏi vòng nô lệ, Người đã bôn ba bốn bể, không quản khó khăn và cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Người có lối sống đẹp còn mang trong mình một trái tim nhân hậu, trước hết họ hiểu thảo với ông bà, cha mẹ, đối xử tốt với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo. Rộng hơn họ có trái tim biết sẻ chia với những người có số phận bất hạnh bằng những hành động thiết thực như nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ. Đây cũng chính là biểu hiện của truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta “lá lành đùm lá rách”. Những người anh hùng đã giải cứu những cầu thủ nhí Thái Lan bị mắc kẹt trong hang chính là tấm gương tiêu biểu nhất cho những trái tim biết yêu thương và sẻ chia với người khác. Địa hình xấu, thời tiết bất lợi, nhưng bằng niềm tin, hơn cả là tình yêu thương, đội cứu hộ đã giải cứu thành công 11 cậu bé và huấn luyện viên. Tinh thần của họ như một viên ngọc sáng, vô cùng đáng ngợi ca, trân trọng.
Không chỉ vậy, người có lối sống đẹp còn là người có chí tiến thủ, ham học hỏi và cầu thị. Đối với họ, không có tri thức nào là đủ, họ không ngừng tìm tòi những tri thức mới, để mở mang đầu óc, trí tuệ, từ đó có cái nhìn toàn diện về vạn vật, có lối giao tiếp, ứng xử thông minh với mọi người. Trần Thị Diệu Linh cô bé con gái cô lao công, cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhưng không vì thế mà em mất đi niềm đam mê học tập của mình. Bằng sự nỗ lực, kiên trì Diệu Linh đã nhận học bổng 7 tỷ của trường đại học danh giá thế giới Harvard.
Ngoài ra, những người có lối sống đẹp còn là những người sống tích cực, không gục ngã trước những khó khăn. Nhà vật lí vĩ đại Stephen William Hawking dù bị mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ nhưng không vì thế mà ông từ bỏ mơ ước, khát vọng của bản thân. Bằng sự nỗ lực, ý chí kiên cường và lối sống tích cực ông đã để lại những tri thức về vật lí vĩ đại cho nhân loại.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, sống lành mạnh, tích cực lại có những người có lối sống tiêu cực. Họ sống buông thả, không có mục đích, lí tưởng, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy. Và thường những người này thường sa vào các tệ nạn xã hội, là mối nguy với cộng đồng. Có những người lại sống ích kỉ, vụ lợi chỉ biết lo nghĩ cho những nhu cầu, lợi ích của bản thân. Khi thấy cái xấu, cái ác thì né tránh, sợ bị liên lụy. Và cuối cùng là có những kẻ sống vô ơn, vô cảm, thờ ơ trước những vấn đề xã hội, những người có số phận bất hạnh. Họ sống thiếu trách nhiệm với xung quan và với chính mình.
Là một học sinh chúng ta không chỉ trau dồi kiến thức mà còn phải tu dưỡng đạo đức, để trở thành công dẫn có ích trong xã hội. Muốn được như vậy, chúng là cần sống có hoài bão, lí tưởng, không ngừng nỗ lực phấn đấu. Cần có ý chí kiên cường, bền bỉ, dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng không được nản chí, bỏ cuộc.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng có câu hát rất hay về lối sống đẹp: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Con người chỉ có sự sống hữu hạn, nhưng tiếng thơm của lòng tốt của lối sống đẹp sẽ còn mãi muôn đời. Bởi vậy, sống đẹp chính là cách để chúng ta lưu tiếng thơm với thời gian vô tận.
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình thế nào là sống đẹp? Vì sao phải sống đẹp? Hẳn một lần trong đời ai cũng nghĩ đến và cố công sống sao cho xứng đáng với những tháng ngày mình được sinh ra.
Sống đẹp là gì? Sống đẹp là thái độ sống ôn hòa, luôn luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Là thái độ sống chân thành, không giả dối, không trái với đạo đức, pháp luật. Sống đẹp còn là khi biết yêu thương, sẻ chia với những người có số phận bất hạnh hơn mình. Và cuối cùng sống đẹp là không ngừng hoàn thiện bản thân, có mơ ước, có ý chí nghị lực để vươn đến những ước mơ, những điều tốt đẹp. Sống đẹp chính là để hoàn thiện tâm cách bản thân, là đem sức mình giúp đỡ những người khác.
Sống đẹp là một thái độ sống tích cực mà chúng ta ai cũng cần có. Bởi khi bạn sống hòa đồng, thân thiện với mọi người sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy, khi giúp đỡ được ai đó gặp hoạn nạn khó khan thi tân an, bình thản, sẽ đem lại hạnh phúc cho chính bạn. Trong cuộc sống không tránh khỏi có những biến cố, bất chắc, khi bạn có một lối sống đẹp, lòng bao dung, nhân hậu có thể cảm hóa những con người lầm đường lạc lối. Ngoài ra, sống đẹp cũng là cái đích mà bất cứ ai cũng muốn vươn đến, nó đưa con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ. Cuối cùng lối sống tích cực, là phương thức hữu hiệu nhất giúp chúng ta hòa hợp cộng đồng, xã hội.
Nói đến biểu hiện của lối sống đẹp thật quả có vô hình vạn trạng. Đôi khi chỉ là những biểu hiện nhỏ bé, nhưng cũng có khi rất lớn lao vĩ. Sống đẹp là khi chúng ta sống có mục đích, có mơ ước, hình thành được đức tính tự lập. Khi đã có mục tiêu của bản thân phải kiên trì, nhẫn nại thực hiện đến cùng dù có vấp phải bao nhiêu khó khăn, trở ngại cũng không được ngã gục.
Những người có lối sống đẹp là những người có trái tim nhân hậu, hiếu thảo, luôn giúp đỡ những người xung quanh kém may mắn hơn mình. Hằng năm có biết bao tấm lòng hảo tâm, đã dang tay giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn, là những bạn thanh niên trẻ tuổi, đem sức trẻ đến những bản làng xa xôi mang cái chữ đến cho mọi người, mang lương thực, tình thương đến những gia đình bị lũ cuốn trôi. Đó chẳng phải là sống đẹp đó sao.
Sống đẹp còn là khi bạn không ngừng trau dồi, mở manng tri thức của bản thân. Mang những điều mình đã học được góp phần xây dựng đất nước.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, vẫn còn rất nhiều kẻ sống vụ lợi, ích kỉ, nhỏ nhen. Hoặc sống vô tâm, vô phế, không có mục đích cho tương lai, sống vô trách nhiệm với bản thân và với xã hội. Đây là lối sống cần phải lên án và loại trừ.
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải hình thành cho mình một lối sống đẹp, tu dưỡng rèn luyện nhân tâm. Để đem trí tuệ và long nhân ái giúp đất nước phát triển, giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiếu may mắn.
Đề bài: Nghị luận: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Bài làm
Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện
Hoa trái của nguyện cầu là niềm tin
Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc
Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương
Những dòng thơ trên những khúc hát ru nhẹ nhàng gieo vào lòng người bao cảm xúc. Có khi nào bạn đã băng qua đường quá vội vã? Có bao giờ bạn đã không kịp ngắm nhìn vẻ đẹp của một đóa hoa? Có món quà nào của cuộc sống mà bạn không nâng niu cất giữ? Đừng đợi đến ngày mai mới nhận ra cuộc sống đã yêu thương bạn biết nhường nào. Con người chúng ta không sống đơn độc. Chúng ta sinh ra để yêu thương lẫn nhau. Và tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
Tình yêu thương là gì, bạn biết không? Từ lúc mới sinh ra chúng ta đã được yêu thương rồi. Khi bạn còn nằm trong bụng mẹ, có phải bạn đã cảm nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ vỗ về, nghe được những lời thủ thỉ ngọt ngào không? Đó chính là tình yêu thương! Rồi khi bạn cất tiếng khóc đầu tiên, có phải bạn đã thấy gương mặt sung sướng của bố, nghe được tiếng reo vui mừng của mọi người không? Đó chính là tình yêu thương! Rồi bạn trải qua thời thơ ấu trong vòng tay ấm áp, trong tiếng ru hời của mẹ, nghe được những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ của bà. Đó cũng chính là tình yêu thương! Khi bạn đi học, có phải bạn bè luôn ở bên cạnh chia sẻ buồn vui với bạn? Đó cũng chính là tình yêu thương!
Những điều bình dị ấy khiến bạn luôn mỉm cười. Và tình yêu thương làm cho bạn được hạnh phúc. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Trong đêm tối tăm đến mức bạn không thể thoát ra được, hãy tin rằng yêu thương là ánh sáng tràn về soi rọi khắp nơi, cho bạn thấy được cánh cửa của hạnh phúc. Trong lúc bạn đớn đau nhất vì đánh mất những thứ vô cùng quan trọng, hãy tin rằng yêu thương là liều thuốc hữu hiệu nhất để xoa dịu vết thương. Trong lúc bạn vấp ngã trong cuộc sống hãy tin rằng yêu thương là cái nắm tay đỡ bạn dậy và dìu bạn đi tiếp trong cuộc đời. Khi bạn cảm thấy cô đơn chán chường hãy tin rằng yêu thương là khúc nhạc dịu êm xua tan đi đêm trống vắng. Hãy cứ tin rằng yêu thương là chìa khóa mang đến hạnh phúc cho bạn. Hạnh phúc là khi bạn nghe tiếng chim hót mỗi sớm. Hạnh phúc là được ở bên cạnh những người mà bạn yêu thương. Hạnh phúc là được tự do, được làm những gì có ích cho đời. Hạnh phúc có đôi khi chỉ là cái siết tay, là ánh mắt nhìn nhau lưu luyến, là cái ôm thật chặt khi sắp chia xa. Hạnh phúc là những điều rất bình dị, rất nhỏ nhoi, nhưng tất cả đều bắt đầu từ tình thương yêu to lớn. Thật hạnh phúc khi người ta biết cho đi tình yêu thương mà không cần nhớ đến, biết nhận và không hề quên. Tình thương yêu chỉ đẹp, chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi chứ không phải cố gắng níu giữ lại thật chặt. Bởi khi níu giữ lại tình yêu thương là chúng ta vô tình níu giữ lại hạnh phúc đã qua, mà hạnh phúc miễn cưỡng có bao giờ vui, có bao giờ ý nghĩa? Hãy cứ để mọi thứ trôi qua, cho dù theo thời gian, mọi thứ rồi sẽ tàn phai nhưng tình yêu thương vẫn luôn còn đó, và hạnh phúc mới luôn được sinh ra.
Vì sao chúng ta phải yêu thương lẫn nhau? Vì chúng ta là con người, và vì Thượng Đế luôn rất công bằng. Người có thể ban cho ai đó giọng hát ngọt ngào như chim sơn ca, nhưng cũng có quyền lấy đi của họ ánh sáng của đôi mắt. Người có thể ban cho người nghệ sĩ đôi tay lả lướt trên những phím đàn, nhưng cũng có quyền tước đi khả năng nghe được âm thanh của sự sống. Người có thể ban cho bạn tài năng xuất chúng nhưng cũng có quyền đẩy bạn vào bể khổ của cuộc đời. Người không ban tặng cho ai sự hoàn hảo. Bởi thế, con người chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, ai cũng có khó khăn, ai cũng cần một bờ vai để tựa khi mệt mỏi, ai cũng cần một lời động viên chân thành. Và ai cũng cần có tình yêu thương để chia sẻ. Để đêm sẽ qua và ngày mới lại đến, để ánh sao kia vẫn chiếu sáng cho bầu trời đêm, để thời gian vẫn cứ trôi, để con người vẫn cảm nhận được hạnh phúc.
Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi bạn vẫn còn bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của cuộc sống. Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi bạn vẫn còn cảm thấy hạnh phúc bên cạnh người thân. Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi ánh mắt của ai đó vẫn có thể níu giữ được bạn. Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi bạn vẫn cảm nhận được trái tim mình muốn đem lại hạnh phúc cho ai đó. Hãy cứ yêu thương chân thành dù biết có thể không được đáp lại, vì biết đâu bạn sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong chính hành động ấy? Bởi yêu thương là món quà mà Thượng Đế chia đều cho mỗi người, ai cũng tình yêu thương, ai cũng có quyền được hạnh phúc.
Có người hỏi tôi: “Phải yêu thương thế nào?”. Cuộc sống bây giờ quá vội vã, ai ai cũng nghĩ chỉ có tiền bạc, quyền lực, danh vọng mới có thể đem lại hạnh phúc cho mình và người xung quanh. Như vậy quả thực là sai lầm. Bởi những thứ đó chỉ có thể đem lại hạnh phúc về vật chất, chứ không giúp gì cho tinh thần. Hãy cứ trải lòng mình ra với cuộc sống và cứ yêu thương. Hãy đi chậm lại để cảm nhận được vẻ đẹp của giọt sương mai buổi sớm. Hãy ngừng bước để lắng nghe tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Hãy dắt tay một bà lão qua đường. Hãy ôm chặt mẹ và nói: “Con yêu mẹ!” mỗi ngày. Yêu cuộc sống, yêu những sự vật xung quanh, yêu người thân bè bạn cũng chính là yêu thương bản thân mình, cũng chính là cho mình một cơ hội để khám phá nét đẹp của cuộc sống, cho mình một cơ hội để biết thế nào là hạnh phúc.
Nguyện cho bạn đủ sự thanh thản để yêu thương. Nguyện cho bạn có đủ sự can đảm để yêu thương cả những người gây đau khổ cho bạn. Nguyện cho bạn có đủ sự thông thái để hiểu rằng yêu thương là sức mạnh của niềm tin, là cánh cửa dẫn đến hạnh phúc. Khi bạn tìm thấy niềm vui của mình trong hạnh phúc của người khác nghĩa là bạn đã biết yêu thương. Hãy cứ yêu thương đi, và bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình. Không bao giờ là quá trễ để nói lời yêu thương, để mang lại hạnh phúc cho mình và cho người khác.
Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Bài làm
Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.
Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin). “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.
UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là “học để biết”. Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.
Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: “học để làm”. Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết xuông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. “Học để biết” sẽ giúp cho “học để làm” được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.
Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết xuông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc “học để làm” để người khác học tập.
Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. “Học để chung sống” là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. “Học để chung sống” thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết “Những người cùng khổ” với câu nói nổi tiếng: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau”. Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve – một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.
Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. “Học để tự khẳng định mình” là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.
Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.
Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.
Tục ngữ Nga có câu: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.