Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 Cực Ngắn
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 2
Đề bài: Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và nói lên cảm nghĩ của em.
Bài làm
“Đất nước” là bài thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được sáng tác và hoàn thành trong thời gian khá dài (1948 – 1955) theo hành trình và phát triển đi lên của đất nước và dân tộc.
“Đất nước” in trong tập thơ “Người chiến sĩ” của tác giả.
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi thể hiện những cảm nhận về đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam hiền hòa, đẹp tươi, trong đau thương đã quật khởi đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng với sức mạnh phi thường.
Vẻ đẹp đất nước khi mùa thu về
Hai câu thơ đầu nói về vẻ đẹp của đất nước khi mùa thu về:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Nguyễn Đình Thi chỉ gợi sắc thu, khí thu (mát trong), về gió thu về hương thu (hương cốm mới). Một cách viết hàm súc mở ra bao liên tưởng về bầu trời thu trong xanh, bao la và khí thu mát mẻ mơn man hồn người, về gió thu nhè nhẹ thổi từ những cảnh đồng lúa mang theo hương cốm mới phả vào lòng người lâng lâng. Đó là vẻ hiền hòa, tươi đẹp của đất nước đã bao đời nay.
Đoạn thơ tiếp theo là hoài niệm của “người ra đi” về “những ngày thu đã xa” – thu Hà Nội:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
“Chớm lạnh” là cái lành lạnh đầu thu; chỉ có sáng và chiều thu trong buổi thu sơ mới “chớm lạnh” như thế. Hà nội như mở rộng lòng đón nhận cái “chớm lạnh” đầu thu. Hơi may tỏa khắp mọi nơi. Lá thu, lá vàng rụng bay bay, xoay xoay theo chiều gió, để lại tiếng thu xao xác trên những phố dài.
Cảnh giã biệt phố cũ của “người ra đi” buồn lẳng lặng. Khách chinh phu của thời đại “ôm chí nhớn” ra đi, cố nén lại bao tâm tư trĩu lòng. “Đầu không ngoảnh lại” là một tâm thế của li khách. “Người ra đi” xa dần, xa dần năm cửa ô, chốn cũ yêu thương, tuy “đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn cảm thấy có bao nhiêu nắng thu, lá thu “rơi đầy” trên hè phố, thềm đường ở phía sau lưng mình. Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Tâm trạng của người ra đi buổi sáng sớm đầu thu ngày xưa ấy như vương vấn mang theo một mảnh trời thu Hà Nội với nắng vàng và lá thu rơi. Có nhiều người đã đưa ra các cách ngắt nhịp cảm thụ vẻ đẹp câu thơ cuối đoạn: ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3; lại có người cho rằng nên ngắt nhịp 2/5 để làm rõ chủ thể trữ tình với không gian nghệ thuật:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Qua đoạn thơ, ta thấy ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi thật là tài hoa. Lời thơ trong sáng, dịu buồn. Vẻ đẹp và hồn thu đất nước, hồn thu Hà Nội như được tinh lọc trong tâm hồn tác giả, trở thành hành trang của “người ra đi”.
Cuộc đời đã đổi thay, đất nước đã đổi thay nên vẻ đẹp mùa thu đất nước cũng đổi thay kì lạ. Câu thơ bảy tiếng bỗng co ngắn lại, giọng thơ như một tiếng reo cất lên náo nức:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Không gian nghệ thuật được nói đến là núi đồi chiến khu, là “rừng tre phấp phới” trong gió thu. Cả một trời thu bao la, xao động, tươi sáng lên, ánh lên tươi thắm như “thay áo mới”. Đất nước buổi thu vẻ đẹp tươi lạ thường và dào dạt sức sống. Có sắc thu “trong biếc”, có tiếng thu là âm thanh “nói cười thiết tha” xôn xao. Hình ảnh “tôi đứng vui nghe” biểu lộ một tâm thế một tư thế, một cảm xúc nhiều thơ mộng, nhiều tự hào trước vẻ đẹp và niềm vui khi đất nước vào thu. Đó là mùa thu chiến khu Việt Bắc, mùa thu kháng chiến thời chống Pháp.
Những câu thơ bảy tiếng, năm tiếng đan xen vào nhau hòa quyện vào nhau tạo nên giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng. Hình ảnh đất nước hiện lên tráng lệ hùng vĩ với “trời xanh”, với “núi rừng”, với những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông… Các tính từ: “xanh, thơm mát, bát ngát, đỏ nặng” là những nét vẽ, những gam màu tô đậm cái hồn đất nước, không chỉ là một giang sơn gấm vóc mà còn biểu lộ biết bao yêu mến tự hào về sự bền vững của đất nước bốn nghìn năm. Các điệp ngữ “đây là của chúng ta”, “những” (cánh đồng, ngả đường, dòng sông) như những nốt nhấn, lúc bổng, lúc trầm của bài ca Tổ quốc, thể hiện ý chí tự lập tự cường và tinh thần làm chủ đất nước của quân và dân ta. Ngọn gió thời đại, ngọn gió của cách mạng và kháng chiến đã làm cho những vần thơ viết về mùa thu, về đất nước của Nguyễn Đình Thi cất cánh bay lên. Đây là đoạn thơ đẹp nhất trong bài thơ “Đất nước”, trở thành câu thơ trong trí nhớ của hàng triệu con người Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Khổ thơ tiếp theo, tác giả nói lên những suy ngẫm về đất nước và dân tộc. Lời thơ vang lên như một tuyên ngôn về Tổ quốc và dáng đứng Việt Nam trong trường kì lịch sử:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng tiếng về.
Câu thơ thất ngôn bỗng rút ngắn lại còn ba tiếng; vần trắc (khuất – đất) như dồn nén lại, thắt lại, làm cho âm điệu thơ trầm hùng thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Tiếng nói của tổ tiên ông bà, tiếng gươm khua trên sông Bạch Đằng, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, … vẫn “đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”, vẫn “vọng nói về”, nhắn nhủ con cháu ngẩng cao đầu đi tới để bảo vệ và xây dựng đất nước hùng cường bền vững đến muôn đời.
Đất nước trong máu lửa
Phần thứ hai bài thơ nói về đất nước trong máu lửa. Một chữ “ôi” cảm thán cất lên đau đớn nghẹn ngào:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Các từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” gợi tả cảnh đau thương của đất nước đang bị quân thù chiếm đóng, dân ta đang bị quân giặc tàn sát dã man. Luống cày, cánh đồng “chảy máu” . đồn giặc dựng lên khắp nơi . bầu trời quê hương đang bị “đâm nát ” bởi trùng trùng giây thép gai đồn giặc. Người chiến sĩ hành quân ra trận với sức mạnh của lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương. Các từ láy “nung nấu” , “bồn chồn” diển tả thật hay quyết tâm và tình cảm mảnh liệt, sâu sắc ấy.
Trong chiến đấu gian lao và đau thương càng thấy vẽ đẹp quê hương ” ngời lên”. Lòng căm thù giặc càng thêm “sục sôi”. Các từ ” bay, thẳng, đứa” thế hiện lòng căm thù, sự khinh bỉ của nhân dân ta đối với quân xâm lược.
Thằng giặc tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da.
Độc lập tự do là lí tưởng chiến đấu, là niềm tin “đi tới và làm nên thắng trận”. Tác giả phủ định: quân thù “không khóa được”, “không bắn được”, để từ đó khẳng định sực sống bền vững của đất nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu thơ như một chân lí lịch sử được cô đúc mà thành:
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Lòng dân ta yêu nước thương người.
Cuộc kháng chiến chống pháp( 1946 – 1954) là một cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh do đảng và bác hồ lãnh đạo, mang tính chất toàn dân, toàn diện, trường kì, nhất định thắng lợi. Cả đất nước, cả dân tộc quất khởi đứng lên. Cảnh tượng thật hào hùng đang diễn ra khắp mọi miền đất nước, từ rừng núi chiến khu đến khắp các cánh đồng làng quê:
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quanh văng vẳng cánh đồng.
Anh bồ đội Cụ Hồ là người nông dân mặc áo lính. Người anh hùng thời đại là “những người áo vải”, là la văn Cầu, Củ Chính Lan, Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Thị Chiến, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diệu… là hàng ngàn hàng vạn thanh niên yêu tú của đân tộc.
Ôm đất nước những người áo vãi
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Con đường ra trận kéo dài hơn ba ngàn ngày khói lữa. Có biết bao máu đổ sương rơi. Trong “nắng đốt” và ” mưa giội”, trong chiến đấu và hi sinh, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng, về đất nước độc lập, hòa bình tỏa sáng tâm hồn quân và dân ta như ngọn lữa ” cháy rực” như ánh bình minh “bát ngát”:
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Đất nước chiến thắng
Được viết theo thể thơ lục ngôn:
Người lên như nước vỡ bờ
Nước việt nam từ máu lữa
Rũ buồn đứng dậy sánh lòa.
Tác giả đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ “tức nước vỡ bờ” để ca ngời tư thế và sức mạnh chiến đấu và chến thắng của dân tộc ta . tác giả cho biết “Rũ buồn đứng dậy sáng lóa” là hình ảnh của người chiến sĩ Điện Biên từ các chiến hào dũng mãnh xông lên trong những ngày tổng công kích đấu tháng 5-1954.
“Đất nước” là hồn thơ chiến sĩ, tiêu biểu cho bốn hồn thơ Nguyễn Đình Thi. Viết về chủ đề quê hương , đất nước trong chiên tranh, thơ Nguyễn Đình Thi mang tính khái quát , chất trưc tình đằm thắm kết hợp hài hòa với chất chính luận sâu sắc để lại một số câu thơ, đoạn thơ đẹp, đầy ấn tượng. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, sắc nét, chan chứa nồng độ súc cảm. Câu thơ biến hóa : thất ngôn, lục ngôn, có lúc đán sen vào câu thơ ba tiếng , năm tiếng đã làm cho giọng thơ biến hóa: lúc man mác, bồn chồn, luc dồn dập mạng mẽ.
Hình tượng đất nước vừa mang vẽ đẹp hiền hòa trong sắc thu, hương thu, mang cái bát ngát của quân và dân ta trong những năm dài kháng chiến.
“Đất nước” là bài thơ kiệt tác, mà người đọc lúc nào cũng cảm thấy mới mẽ, niềm tự hào dân tộc cứ lâng lâng mãi tâm hồn mỗi chúng ta.
Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
Bài làm
I. Mở bài
– Đất nước là hình tượng xuyên suốt trong nền Văn học Việt Nam, qua mỗi thời kì, hình tượng ấy lại được bồi đắp thêm, hoàn thiện thêm.
– Hai bài thơ cùng mang tên “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đất nước.
II. Thân bài
1. Điểm giống
– Cả hai bài thơ cùng ra đời sau cách mạng tháng tám, khi nhân dân được làm chủ đất nước, đều thể hiện hình tượng đất nước tự do, giàu đẹp, nhân dân anh dũng kiên cường.
– Viết bằng giọng thơ trữ tình chính luận nên vừa có sự du dương, tình cảm lại vừa có tính triết lí sâu sắc.
– Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của mỗi tác giả.
2. Điểm khác
– Dù cùng viết về đất nước, nhưng mỗi nhà thơ lại có cá tính, có cách thể hiện và góc nhìn riêng về đất nước.
2.1. Đất nước – Nguyễn Đình Thi
a. Cảm hứng sáng tác
– Bài thơ được sáng tác từ năm 1848 đến năm 1955 mới hoàn thành, nhà thơ lấy cảm hứng xuyên suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống pháp.
– Bởi vậy bài thơ được viết theo kết cấu: từ quá khứ đau thương, đến hiện tại anh dũng và tương lai tươi sáng của đất nước.
b. Đất nước hiền hòa được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay
– Mùa thu xưa trong cảm nhận của tác giả là thu Hà Nội, với “những phố dài xao xác hơi may”, với không khí “chớm lạnh”, “mát trong”, …và con người trong mùa thu xưa cũng ra đi lặng lẽ với tâm tư nặng trĩu nhưng cương quyết.
→ Đất nước đẹp nhưng buồn man mác
– Nếu đất nước xưa bao trùm nỗi buồn thì đất nước nay là niềm vui phơi phới, niềm tự hào vì được “thay áo mới”, chiếc áo của sự tự do, sự làm chủ của chính con người trên đất nước mình.
– Nhận xét: sự chuyển biến của bức tranh mùa thu chính là sự chuyển biến của đất nước.
c. Đất nước đau thương trong chiến đấu nhưng vinh quang trong chiến thắng
– Đất nước trong chiến tranh phải chịu bao đau thương, mất mát: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, ..
– Nhưng với tinh thần anh dũng bất khuất, nhân dân ta đã đứng lên giàng lại đất nước, quyền làm chủ quê hương.
– Bốn câu thơ cuối như một định nghĩa về đất nước: đất nước bất khuất anh hùng.
⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.
2.2. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
2.2.1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian
a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)
– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích Trầu cau, thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.
– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.
b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)
– Về phương diện không gian địa lí:
+ Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.
+ Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi.
+ Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ.
– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
+ Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại.
+ Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.
+ Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.
– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.
2.2.2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân
– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:
+ Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
+ Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.
– Nhận xét:
+ Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.
+ Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.
– Nhận xét chung: Hai bài thơ đều cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn, hiện đại. Mỗi bài thơ lại cảm nhận đất nước theo một góc nhìn riêng, qua đó hoàn thiện hình tượng đất nước để mỗi người chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước.
III. Kết bài
– Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu đất nước chân thành và sâu sắc, khơi gợi tình yêu nước trong mỗi chúng ta.
Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
Bài làm
Bài thơ cùng tên của hai nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi – Đất nước là những bài thơ hay, xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc, về cách mà các nhà thơ khái quát hình tượng đất nước. Bằng tài năng và sự nghiêm cứu, chiêm nghiệm của mình mỗi nhà thơ có những phát hiện riêng, để hoàn chỉnh hình tượng đất nước.
Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng đất nước được tác giả tìm tòi, khám phá trên nhiều phương diện, trải qua nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Để nói về sự hình thành của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đi tìm về mạch nguồn văn hóa, trong chín câu thơ đầu, ông tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đất nước có từ bao giờ?”. Cách lí giải của ông rất lạ và độc đáo, đất nước có từ miếng trầu bà ăn, chỉ bằng một miếng trầu nhỏ bé, bình dị nhưng lại là minh chứng rõ ràng cho nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc. Bằng sự lí giải riêng đậm chất văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định, đất nước chỉ thực sự hình thành khi có một nền văn hóa riêng. Tiếp tục mạch nguồn đó, ông đi tìm quá trình đất nước lớn lên:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sáng
Đất Nước có từ ngày đó
Tác giả đã điểm rất nhanh những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam, quá trình đấu tranh bền bỉ của cha anh, đã khái quát lại chính xác và đầy tự hào về sự hình thành của đất nước. Ẩn đằng sau câu thơ là niềm tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc.
Để tiếp tục làm rõ khái niệm, hình tượng về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát diện mạo đất nước trên phương diện địa lí. Đất nước là nơi hết sức thân thuộc, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, nó chính là nơi mà chúng ta sinh sống hàng ngày, là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc của con người. Không dừng lại ở đó, đất nước của là nơi: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” và “con cá ngư ông móng nước biển khơi” câu thơ cho ta thấy, đất nước còn là không gian rừng vàng bể bạc, giàu có. Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, đất nước còn là nơi “chim về” nơi “rồng ở” gắn với truyền thuyết về sự ra đời của con người Việt Nam. Câu thơ đã khẳng định, đất nước còn là không gian sinh tồn của một dân tộc có nguồn gốc cao quý.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra chất keo kết dính để tạo nên một đất nước hoàn chỉnh, đó chính là tình yêu. Tình yêu trước hết là tình yêu nam nữ, tình yêu nhỏ bé. Nhưng lớn hơn chính là tình yêu cộng đồng, tập thể, sự gắn bó keo sơn, đoàn kết của con người tạo nên một khối thống nhất vững vàng, không gì có thể lay chuyển được. Như vậy, hình tượng đất nước trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm là một thực thể thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân với cộng đồng. Chỉ khi có sự hòa quyện thực thụ này thì đất nước mới có thể tồn tại vững bền.
Trong phần thơ thứ hai, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khắc rõ hơn nữa hình tượng đất nước:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
…
Những người dần nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Đoạn thơ đã liệt kê hàng loạt địa danh, trải dài từ Bắc đến Nam, những địa danh này có cái là danh lam thắng cảnh có cái lại chỉ là tên làng bình dị, mộc mạc. Ông đã trở thành người thợ vẽ bản đồ – một tấm bản đồ bằng thơ để cho thấy sự thống nhất, toàn vẹn của đất nước. Đồng thời những địa danh này còn gắn với những cảnh ngộ, số phận của người dân, những con người bình dị, vô danh. Điệp từ “góp nên” là lời khẳng định sâu sắc nhất đất nước chính là do nhân dân tạo ra, đất nước là sự hóa thân thiêng liêng của nhân dân. Ở đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước trên phương diện lịch sử, để thấy được những con người vô danh đã làm nên đất nước: “Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/…/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ những con người bình dị, vô danh đã ngã xuống đem hòa bình cho dân tộc; lại cũng chính những con người ấy đã gây dựng, lưu giữ và truyền lại phong tục tập quán cho thế hệ sau.
Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự tổng hòa của bề dày lịch sử, không gian địa lí và quan trọng nhất đất nước được kết tinh từ văn hóa, phong tục tập quán lâu đời. Đây là những phát hiện mới mẻ, và đã làm nổi bật được tư tưởng đất nước nhân dân trong thơ ông.
Nếu như Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm màu sắc dân gian, thì Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại giàu chất hiện đại. Bài thơ mở đầu mùa thu trong sáng, mùa thu gắn liền với sự thành công của cách mạng, với hình ảnh đặc trưng của đất nước:
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng song đỏ nặng phù sa
Và đất nước còn hiện lên với truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần quật khởi ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh): “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng về”.
Ở phần thơ tiếp theo, đất nước được Nguyễn Đình Thi tái hiện trên hai phương diện tưởng chừng là đối lập nhưng thực chất lại rất hài hòa với nhau: đó là một đất nước đầy đau thương, mất mát, với một đất nước kiên cường, quật khởi.
Trong những năm kháng chiến, đất nước hiện lên với những đau thương mất mát, biết bao người đã ngã xuống: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đêm nát trời chiều” đã tố cáo đầy đủ tội ác của giặc. Nhưng đồng thời đất nước đó cũng hết sức anh dũng, kiên cường: “Xiềng xích chúng bay không khoa được/…/ Lòng dân yêu nước thương nhà”. Tinh thần quật khởi, và lòng yêu nước nồng nàn là động lực to lớn để họ đứng dậy đấu tranh giành lấy tự do, độc lập cho dân tộc. Đặc biệt trong hình ảnh: “Súng nổ rung trời giận dữ/…/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Một bức tranh dữ dội, vừa hoành tráng đã khái quát đầy đủ nhất chiến công vang dội của dân tộc, là bước ngoặt chuyển mình của đất nước, từ thân phận nô lệ, đau thương trở nên mạnh mẽ, tỏa sáng, làm chủ vận mệnh của mình.
Hai hình tượng đất nước đều được xây dựng trên cơ sở tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt của hai tác giả. Bài thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của hai ông, cùng với đó là những nhận thức thấm thía về quá trình đấu tranh của dân tộc. Bên cạnh những điểm tương đồng, hình tượng đất nước trong hai bài vẫn mang những nét khác biệt. Nếu như đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào chất dân gian, chiều sâu văn hóa và trên phương diện địa lí, lịch sử; thì đất nước của Nguyễn Đình Thi lại đậm đà chất hiện đại. Nguyễn Đình Thi khắc họa đất nước với hai nét nổi bật vừa trái ngược, vừa hài hòa với nhau; còn Nguyễn Khoa điềm lại đi sâu vào những hình ảnh dân tộc với việc nối liền quá khứ và tương lai. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm là niềm tin vào bản sắc văn hóa dân tộc, còn Nguyễn Đình Thi niềm tin hướng đến tương lai.
Có sự khác biệt giữa cách xây dựng hình tượng đất nước là do, hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau. Hơn nữa do đặc trưng phong cách của mỗi nhà thơ là sự khác nhau. Đồng thời sáng tạo nghệ thuật là một hành trình đổi mới, sáng tạo, không lặp lại chính mình và người khác. Bởi vậy, cùng với một chất liệu nhưng mỗi nhà thơ lại có những sáng tạo riêng.
Bằng tài năng và phong cách thơ độc đáo, không hòa lẫn, cả hai nhà thơ đã xây dựng lên hình tượng đất nước xuất sắc. Ở mỗi tác phẩm đem đến cho người đọc những phát hiện, những vẻ đẹp đa diện, đa chiều của đất nước, để từ đó hoàn chỉnh hơn chân dung, hình tượng đất nước. Qua hai tác phẩm này ta cũng thấy được tài năng nghệ thuất xuất sắc của hai tác giả.
Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
Bài làm
Đất nước vốn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, đã từ bao đời nay, bao thế hệ thi sĩ đã nhọc công tìm kiếm, lí giải hai chữ đất nước. Trong thơ ca hiện đại, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, những gương mặt nổi bật nhất của thơ ca hiện đại. Bằng chiều sâu tư duy và tình cảm mỗi nhà thơ đều đưa ra những phát hiện hết sức mới mẻ về đất nước, góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo Đất Nước.
Nguyễn Khoa Điềm là người nghệ sĩ có tư duy thơ mạch lạc, bởi vậy thơ ông thiên về lí trí. Để đưa ra kết luận cuối cùng về đất nước theo quan niệm của mình ông đã đưa ra vô vàn những khái niệm nhỏ, để từ đó đi đến kết luận lớn. Nguyễn Khoa Điềm không định nghĩ đất nước bằng những khái niệm trừu tượng, mà cảm nhận đất nước bằng những gì chân thực, cụ thể nhất, qua sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể,
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Chỉ bằng câu khái quát ngắn gọn những tác giả đã cho thấy nguồn cội sâu xa của đất nước. Không chỉ vật đất nước còn được hình thành qua những truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục: “tóc mẹ thì bới sau đầu” “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đất nước đôi khi cũng thật giản dị, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi đôi ta hẹn hò lần đầu tiên. Dường như đất nước là những gì thân thuộc, gần gũi như hơi thở của mỗi người.
Và đất nước trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm thăng trầm đó không của riêng ai, mà chính là của nhân dân – đây cũng chính là mạch tư tưởng xuyên suốt, chi phối tác phẩm: “Đất nước – nhân dân”. Đất nước được dựng xay từ những người vô danh, biết bao thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ và dựng xây đất nước: “Có biết bao người con trai, con gái/…/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ chứ không phải một ai khác đã làm nên dáng vẻ, làm nên phong tục tập quán cho thế hệ sau, chính họ đã làm nên dáng hình đất nước muôn đời. Và như một tất yếu, thế hệ sau phải gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.
Bằng tư duy mạch lạc, logic, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc một hình dung thật cụ thể về đất nước. Đất Nước chính là của nhân dân, được tạo nên từ những giá trị giản dị, bình tâm và đẹp đẽ nhất của mỗi thế hệ cha anh.
Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại mang hơi hướng hiện đại rất rõ nét. Mở đầu bài thơ, đất nước được cảm nhận trong không khí mùa thu xưa và nay. Bức tranh mùa thu xưa quạnh văng, thoáng buồn, hình ảnh của nhân vật hiện lên đầy quyến luyến mà cũng đầy quyết tâm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/…/Sau lừng thềm nắng lá rơi đầy”. Từ mùa thu của quá khứ, tác giả đã đưa người đọc đến mùa thu của hiện đại, khi đất nước được giải phóng, mùa thu cũng trở nên trong lành và đẹp đẽ hơn:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Mùa thu nay đã thật khác, con người đã thoát khỏi ách gông cùm, xiềng xích, tự làm chủ chính mình. Giọng thơ bỗng trở nên tươi vui, sảng khoái và khỏe khoắn hơn rất nhiều: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta”. Điệp từ “chúng ta” như một lời khẳng định mạnh mẽ về độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Không chỉ khắc họa đất nước trong những năm tháng hòa bình, lật lại lịch sử, ông cho bạn đọc thấy đất nước trong những năm tháng thương đau nhưng cũng đầy quật khởi, hào hùng: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ ngắn gọn, cô đúc đã khái quát được những năm tháng chiến đấu gian khổ, những hi sinh mất mát của quân dân ta. Trong câu thơ đầy hơn căm, cũng đầy khí thế, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc phe chính nghĩa. Bốn câu thơ cuối, khái quát khí thế hào hùng, sáng lòa của dân tộc:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dấy sáng lòa
Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trải qua đau thương, mất mát, đã giành được độc lập, tự chủ. Đất Nước được ông khắc họa như một sinh thể sống động.
Giữa hai tác phẩm này đều lấy đất nước làm hình tượng trung tâm, họ đều là những người đi tim hình hài của đất nước. Những mỗi người có phong cách sáng tác khác nhau, nên hình tượng đất nước tất yếu sẽ có những điểm khác biết. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian cụ thể. Đất nước chủ yếu được nhìn trên bình diện văn hóa, truyền thống, địa lí và đặc biệt tư tưởng Đất nước – nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài. Còn Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặt đất nước trong trục thời gian quá khứ và hiện tại, cùng với chiến thắng tất yếu của dân tộc. Sự khác biệt này là do thời điểm sáng tác hai bài thơ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là do mỗi tác giả có phong cách, nhìn nhận riêng, từ đó có những quan niệm và cách thể hiện khác nhau về đất nước.
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi những cây đại thụ của làng văn học Việt Nam. Bằng những trải nghiệm cá nhân, nét đặc trưng phong cách riêng, cả hai tác giả đã đem đến cho bạn đọc những quan niệm mới mẻ về đất nước. Để từ đó khơi dậy niềm tin yêu, tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển Đất nước trong mỗi bạn đọc.
Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
I. Mở bài
– Đất nước là hình tượng xuyên suốt trong nền Văn học Việt Nam, qua mỗi thời kì, hình tượng ấy lại được bồi đắp thêm, hoàn thiện thêm.
– Hai bài thơ cùng mang tên “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đất nước.
II. Thân bài
1. Điểm giống
– Cả hai bài thơ cùng ra đời sau cách mạng tháng tám, khi nhân dân được làm chủ đất nước, đều thể hiện hình tượng đất nước tự do, giàu đẹp, nhân dân anh dũng kiên cường.
– Viết bằng giọng thơ trữ tình chính luận nên vừa có sự du dương, tình cảm lại vừa có tính triết lí sâu sắc.
– Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của mỗi tác giả.
2. Điểm khác
– Dù cùng viết về đất nước, nhưng mỗi nhà thơ lại có cá tính, có cách thể hiện và góc nhìn riêng về đất nước.
2.1. Đất nước – Nguyễn Đình Thi
a. Cảm hứng sáng tác
– Bài thơ được sáng tác từ năm 1848 đến năm 1955 mới hoàn thành, nhà thơ lấy cảm hứng xuyên suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống pháp.
– Bởi vậy bài thơ được viết theo kết cấu: từ quá khứ đau thương, đến hiện tại anh dũng và tương lai tươi sáng của đất nước.
b. Đất nước hiền hòa được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay
– Mùa thu xưa trong cảm nhận của tác giả là thu Hà Nội, với “những phố dài xao xác hơi may”, với không khí “chớm lạnh”, “mát trong”, …và con người trong mùa thu xưa cũng ra đi lặng lẽ với tâm tư nặng trĩu nhưng cương quyết.
→ Đất nước đẹp nhưng buồn man mác
– Nếu đất nước xưa bao trùm nỗi buồn thì đất nước nay là niềm vui phơi phới, niềm tự hào vì được “thay áo mới”, chiếc áo của sự tự do, sự làm chủ của chính con người trên đất nước mình.
– Nhận xét: sự chuyển biến của bức tranh mùa thu chính là sự chuyển biến của đất nước.
c. Đất nước đau thương trong chiến đấu nhưng vinh quang trong chiến thắng
– Đất nước trong chiến tranh phải chịu bao đau thương, mất mát: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, ..
– Nhưng với tinh thần anh dũng bất khuất, nhân dân ta đã đứng lên giàng lại đất nước, quyền làm chủ quê hương.
– Bốn câu thơ cuối như một định nghĩa về đất nước: đất nước bất khuất anh hùng.
⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.
2.2. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
2.2.1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian
a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)
– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích Trầu cau, thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.
– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.
b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)
– Về phương diện không gian địa lí:
+ Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.
+ Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi.
+ Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ.
– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
+ Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại.
+ Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.
+ Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.
– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.
2.2.2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân
– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:
+ Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
+ Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.
– Nhận xét:
+ Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.
+ Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.
– Nhận xét chung: Hai bài thơ đều cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn, hiện đại. Mỗi bài thơ lại cảm nhận đất nước theo một góc nhìn riêng, qua đó hoàn thiện hình tượng đất nước để mỗi người chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước.
III. Kết bài
– Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu đất nước chân thành và sâu sắc, khơi gợi tình yêu nước trong mỗi chúng ta.
Bài thơ cùng tên của hai nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi – Đất nước là những bài thơ hay, xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc, về cách mà các nhà thơ khái quát hình tượng đất nước. Bằng tài năng và sự nghiêm cứu, chiêm nghiệm của mình mỗi nhà thơ có những phát hiện riêng, để hoàn chỉnh hình tượng đất nước.
Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng đất nước được tác giả tìm tòi, khám phá trên nhiều phương diện, trải qua nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Để nói về sự hình thành của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đi tìm về mạch nguồn văn hóa, trong chín câu thơ đầu, ông tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đất nước có từ bao giờ?”. Cách lí giải của ông rất lạ và độc đáo, đất nước có từ miếng trầu bà ăn, chỉ bằng một miếng trầu nhỏ bé, bình dị nhưng lại là minh chứng rõ ràng cho nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc. Bằng sự lí giải riêng đậm chất văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định, đất nước chỉ thực sự hình thành khi có một nền văn hóa riêng. Tiếp tục mạch nguồn đó, ông đi tìm quá trình đất nước lớn lên:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sáng
Đất Nước có từ ngày đó
Tác giả đã điểm rất nhanh những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam, quá trình đấu tranh bền bỉ của cha anh, đã khái quát lại chính xác và đầy tự hào về sự hình thành của đất nước. Ẩn đằng sau câu thơ là niềm tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc.
Để tiếp tục làm rõ khái niệm, hình tượng về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát diện mạo đất nước trên phương diện địa lí. Đất nước là nơi hết sức thân thuộc, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, nó chính là nơi mà chúng ta sinh sống hàng ngày, là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc của con người. Không dừng lại ở đó, đất nước của là nơi: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” và “con cá ngư ông móng nước biển khơi” câu thơ cho ta thấy, đất nước còn là không gian rừng vàng bể bạc, giàu có. Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, đất nước còn là nơi “chim về” nơi “rồng ở” gắn với truyền thuyết về sự ra đời của con người Việt Nam. Câu thơ đã khẳng định, đất nước còn là không gian sinh tồn của một dân tộc có nguồn gốc cao quý.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra chất keo kết dính để tạo nên một đất nước hoàn chỉnh, đó chính là tình yêu. Tình yêu trước hết là tình yêu nam nữ, tình yêu nhỏ bé. Nhưng lớn hơn chính là tình yêu cộng đồng, tập thể, sự gắn bó keo sơn, đoàn kết của con người tạo nên một khối thống nhất vững vàng, không gì có thể lay chuyển được. Như vậy, hình tượng đất nước trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm là một thực thể thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân với cộng đồng. Chỉ khi có sự hòa quyện thực thụ này thì đất nước mới có thể tồn tại vững bền.
Trong phần thơ thứ hai, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khắc rõ hơn nữa hình tượng đất nước:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu…
Những người dần nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Đoạn thơ đã liệt kê hàng loạt địa danh, trải dài từ Bắc đến Nam, những địa danh này có cái là danh lam thắng cảnh có cái lại chỉ là tên làng bình dị, mộc mạc. Ông đã trở thành người thợ vẽ bản đồ – một tấm bản đồ bằng thơ để cho thấy sự thống nhất, toàn vẹn của đất nước. Đồng thời những địa danh này còn gắn với những cảnh ngộ, số phận của người dân, những con người bình dị, vô danh. Điệp từ “góp nên” là lời khẳng định sâu sắc nhất đất nước chính là do nhân dân tạo ra, đất nước là sự hóa thân thiêng liêng của nhân dân. Ở đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước trên phương diện lịch sử, để thấy được những con người vô danh đã làm nên đất nước: “Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/…/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ những con người bình dị, vô danh đã ngã xuống đem hòa bình cho dân tộc; lại cũng chính những con người ấy đã gây dựng, lưu giữ và truyền lại phong tục tập quán cho thế hệ sau.
Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự tổng hòa của bề dày lịch sử, không gian địa lí và quan trọng nhất đất nước được kết tinh từ văn hóa, phong tục tập quán lâu đời. Đây là những phát hiện mới mẻ, và đã làm nổi bật được tư tưởng đất nước nhân dân trong thơ ông.
Nếu như Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm màu sắc dân gian, thì Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại giàu chất hiện đại. Bài thơ mở đầu mùa thu trong sáng, mùa thu gắn liền với sự thành công của cách mạng, với hình ảnh đặc trưng của đất nước:
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng song đỏ nặng phù sa
Và đất nước còn hiện lên với truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần quật khởi ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh): “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng về”.
Ở phần thơ tiếp theo, đất nước được Nguyễn Đình Thi tái hiện trên hai phương diện tưởng chừng là đối lập nhưng thực chất lại rất hài hòa với nhau: đó là một đất nước đầy đau thương, mất mát, với một đất nước kiên cường, quật khởi.
Trong những năm kháng chiến, đất nước hiện lên với những đau thương mất mát, biết bao người đã ngã xuống: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đêm nát trời chiều” đã tố cáo đầy đủ tội ác của giặc. Nhưng đồng thời đất nước đó cũng hết sức anh dũng, kiên cường: “Xiềng xích chúng bay không khoa được/…/ Lòng dân yêu nước thương nhà”. Tinh thần quật khởi, và lòng yêu nước nồng nàn là động lực to lớn để họ đứng dậy đấu tranh giành lấy tự do, độc lập cho dân tộc. Đặc biệt trong hình ảnh: “Súng nổ rung trời giận dữ/…/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Một bức tranh dữ dội, vừa hoành tráng đã khái quát đầy đủ nhất chiến công vang dội của dân tộc, là bước ngoặt chuyển mình của đất nước, từ thân phận nô lệ, đau thương trở nên mạnh mẽ, tỏa sáng, làm chủ vận mệnh của mình.
Hai hình tượng đất nước đều được xây dựng trên cơ sở tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt của hai tác giả. Bài thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của hai ông, cùng với đó là những nhận thức thấm thía về quá trình đấu tranh của dân tộc. Bên cạnh những điểm tương đồng, hình tượng đất nước trong hai bài vẫn mang những nét khác biệt. Nếu như đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào chất dân gian, chiều sâu văn hóa và trên phương diện địa lí, lịch sử; thì đất nước của Nguyễn Đình Thi lại đậm đà chất hiện đại. Nguyễn Đình Thi khắc họa đất nước với hai nét nổi bật vừa trái ngược, vừa hài hòa với nhau; còn Nguyễn Khoa điềm lại đi sâu vào những hình ảnh dân tộc với việc nối liền quá khứ và tương lai. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm là niềm tin vào bản sắc văn hóa dân tộc, còn Nguyễn Đình Thi niềm tin hướng đến tương lai.
Có sự khác biệt giữa cách xây dựng hình tượng đất nước là do, hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau. Hơn nữa do đặc trưng phong cách của mỗi nhà thơ là sự khác nhau. Đồng thời sáng tạo nghệ thuật là một hành trình đổi mới, sáng tạo, không lặp lại chính mình và người khác. Bởi vậy, cùng với một chất liệu nhưng mỗi nhà thơ lại có những sáng tạo riêng.
Bằng tài năng và phong cách thơ độc đáo, không hòa lẫn, cả hai nhà thơ đã xây dựng lên hình tượng đất nước xuất sắc. Ở mỗi tác phẩm đem đến cho người đọc những phát hiện, những vẻ đẹp đa diện, đa chiều của đất nước, để từ đó hoàn chỉnh hơn chân dung, hình tượng đất nước. Qua hai tác phẩm này ta cũng thấy được tài năng nghệ thuất xuất sắc của hai tác giả.
Đất nước vốn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, đã từ bao đời nay, bao thế hệ thi sĩ đã nhọc công tìm kiếm, lí giải hai chữ đất nước. Trong thơ ca hiện đại, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, những gương mặt nổi bật nhất của thơ ca hiện đại. Bằng chiều sâu tư duy và tình cảm mỗi nhà thơ đều đưa ra những phát hiện hết sức mới mẻ về đất nước, góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo Đất Nước.
Nguyễn Khoa Điềm là người nghệ sĩ có tư duy thơ mạch lạc, bởi vậy thơ ông thiên về lí trí. Để đưa ra kết luận cuối cùng về đất nước theo quan niệm của mình ông đã đưa ra vô vàn những khái niệm nhỏ, để từ đó đi đến kết luận lớn. Nguyễn Khoa Điềm không định nghĩ đất nước bằng những khái niệm trừu tượng, mà cảm nhận đất nước bằng những gì chân thực, cụ thể nhất, qua sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể,
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Chỉ bằng câu khái quát ngắn gọn những tác giả đã cho thấy nguồn cội sâu xa của đất nước. Không chỉ vật đất nước còn được hình thành qua những truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục: “tóc mẹ thì bới sau đầu” “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đất nước đôi khi cũng thật giản dị, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi đôi ta hẹn hò lần đầu tiên. Dường như đất nước là những gì thân thuộc, gần gũi như hơi thở của mỗi người.
Và đất nước trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm thăng trầm đó không của riêng ai, mà chính là của nhân dân – đây cũng chính là mạch tư tưởng xuyên suốt, chi phối tác phẩm: “Đất nước – nhân dân”. Đất nước được dựng xay từ những người vô danh, biết bao thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ và dựng xây đất nước: “Có biết bao người con trai, con gái/…/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ chứ không phải một ai khác đã làm nên dáng vẻ, làm nên phong tục tập quán cho thế hệ sau, chính họ đã làm nên dáng hình đất nước muôn đời. Và như một tất yếu, thế hệ sau phải gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.
Bằng tư duy mạch lạc, logic, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc một hình dung thật cụ thể về đất nước. Đất Nước chính là của nhân dân, được tạo nên từ những giá trị giản dị, bình tâm và đẹp đẽ nhất của mỗi thế hệ cha anh.
Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại mang hơi hướng hiện đại rất rõ nét. Mở đầu bài thơ, đất nước được cảm nhận trong không khí mùa thu xưa và nay. Bức tranh mùa thu xưa quạnh văng, thoáng buồn, hình ảnh của nhân vật hiện lên đầy quyến luyến mà cũng đầy quyết tâm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/…/Sau lừng thềm nắng lá rơi đầy”. Từ mùa thu của quá khứ, tác giả đã đưa người đọc đến mùa thu của hiện đại, khi đất nước được giải phóng, mùa thu cũng trở nên trong lành và đẹp đẽ hơn:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Mùa thu nay đã thật khác, con người đã thoát khỏi ách gông cùm, xiềng xích, tự làm chủ chính mình. Giọng thơ bỗng trở nên tươi vui, sảng khoái và khỏe khoắn hơn rất nhiều: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta”. Điệp từ “chúng ta” như một lời khẳng định mạnh mẽ về độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Không chỉ khắc họa đất nước trong những năm tháng hòa bình, lật lại lịch sử, ông cho bạn đọc thấy đất nước trong những năm tháng thương đau nhưng cũng đầy quật khởi, hào hùng: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ ngắn gọn, cô đúc đã khái quát được những năm tháng chiến đấu gian khổ, những hi sinh mất mát của quân dân ta. Trong câu thơ đầy hơn căm, cũng đầy khí thế, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc phe chính nghĩa. Bốn câu thơ cuối, khái quát khí thế hào hùng, sáng lòa của dân tộc:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dấy sáng lòa
Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trải qua đau thương, mất mát, đã giành được độc lập, tự chủ. Đất Nước được ông khắc họa như một sinh thể sống động.
Giữa hai tác phẩm này đều lấy đất nước làm hình tượng trung tâm, họ đều là những người đi tim hình hài của đất nước. Những mỗi người có phong cách sáng tác khác nhau, nên hình tượng đất nước tất yếu sẽ có những điểm khác biết. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian cụ thể. Đất nước chủ yếu được nhìn trên bình diện văn hóa, truyền thống, địa lí và đặc biệt tư tưởng Đất nước – nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài. Còn Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặt đất nước trong trục thời gian quá khứ và hiện tại, cùng với chiến thắng tất yếu của dân tộc. Sự khác biệt này là do thời điểm sáng tác hai bài thơ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là do mỗi tác giả có phong cách, nhìn nhận riêng, từ đó có những quan niệm và cách thể hiện khác nhau về đất nước.
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi những cây đại thụ của làng văn học Việt Nam. Bằng những trải nghiệm cá nhân, nét đặc trưng phong cách riêng, cả hai tác giả đã đem đến cho bạn đọc những quan niệm mới mẻ về đất nước. Để từ đó khơi dậy niềm tin yêu, tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển Đất nước trong mỗi bạn đọc.
Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng đất nước, tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ… tiếp nối bền vững qua mỗi thời kì. Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy. Hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, gian khổ lại thêm một lần tạo nên hoàn cảnh đặt biệt để xuất hiện những vần thơ yêu nước với cách thể hiện độc đáo.
Tuy nhiên, về cơ bản hai nhà thơ đã có những cách biểu hiện riêng về đất nước.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi được khởi viết từ năm 1948 đến năm 1955 mới hoàn thành. Cảm hứng của nhà thơ đi suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cảm hứng ấy còn được liên hệ với quá khứ và mở rộng tới tương lai về một đất nước hiền hòa mà bất khuất vươn dậy thần kì trong chiến thắng huy hoàng. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là bài thơ thiếu đi nét dân tộc, nét truyền thống. Tính dân tộc thể hiện trong vẻ đẹp trường cửu của mùa thu xứ sở, của gió heo may, của hương cốm mới. đặc biệt là cảm giác mát trong xao xuyến hồn người, một cảm giác gợi nhớ bâng khuâng:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày đã xa”
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được mở đầu với vẻ đẹp trường cửu ấy của mùa thu xứ sở. Tiếp đến là những hình ảnh mang đậm sắc màu Việt Nam trong chiều sâu tâm hồn dân tộc:
“Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Hình tượng đất nước hiện ra với những hình ảnh thơ xúc động nối với mạch ngầm truyền thống dân tộc:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Tuy nhiên, nhìn toàn bài, màu sắc hiện đại vẫn nổi lên khá rõ. Đó là một đất nước trong chiến tranh vệ quốc của thế kỉ XX. Hình tượng đất nước được ấp ủ, trải nghiệm, đúc kết trong suốt cuộc kháng chiến chín năm. Khi nói về những đau thương, hình tượng đất nước được thể hiện với những hình ảnh hiện đại, cách nói hiện đại:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Trong chiến tranh, đất nước bao giờ cũng gắn với những đau thương, tang tóc nhưng nếu trong thơ truyền thống là những hình ảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo) thì trong thơ Nguyễn Đình Thi, đó là hình ảnh cánh đồng “chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, những hình ảnh gắn với tư duy thơ hiện đại. Những hình ảnh gợi nỗi đau vô tận và sự căm thù vô biên.
Từ trong đau thương uất hận, dân tộc ta đã đứng lên với tinh thần bất khuất:
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước, thương nhà”.
Để thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã dùng những hình ảnh thơ hiện đại. “Xiềng xích” là cái hữu hạn, “trời đầy chim và đất đầy hoa” là cái vô hạn. “Súng đạn” là cái cụ thể, “lòng dân ta yêu nước thương nhà” là cái trừu tượng. Dùng cái cụ thể để “bắn” cái trừu tượng cũng như dùng cái hữu hạn để “khóa” cái vô hạn là không thể. Điều đó nói lên sự bất lực của kẻ thù và sự bất diệt của dân tộc ta.
Đặc biệt là hình tượng đất nước trong ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trong chiến thắng chói lòa:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Đây là đỉnh cao của cảm xúc, suy tư về đất nước. Bức chân dung đất nước vừa cụ thể vừa âm vang chiến trận vừa vươn tới hình tượng sử thi hoành tráng giàu sức khái quát. Khổ thơ là một khám phá về hình tượng đất nước trong ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nước Việt Nam từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương trong máu lửa bứt dậy mạnh mẽ làm nên thiên thần thoại lịch sử chói sáng, chiến thắng huy hoàng. Đó là chân dung của một nước Việt Nam chói ngời trên nền của lửa máu, bùn lầy và khói đạn, một nước Việt Nam sừng sững kiêu hãnh giữa thế kỉ XX trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Vẫn tiếp tục cảm hứng về đất nước, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại là một Đất Nước trong màu sắc văn hóa dân gian. Nhà thơ đã dùng một đất nước của ca dao, thần thoại để thể hiện hình tượng đất nước, thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Cách nói vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Quen thuộc bởi dân gian cũng đồng nghĩa với nhân dân, một nhân dân ở phần cơ bản nhất, đậm đà nhất, dễ thấy nhất. Còn mới mẻ là bởi những chất liệu văn hóa dân gian được soi vào hình hài đất nước, gợi ra một đất nước vừa gần gũi vừa đậm chất thơ, vừa bình dị vừa vĩnh hằng trường cửu.
Khi nói về sự hình thành, lớn lên của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện gương mặt đất nước hiện ra từ chiều sâu của văn hóa dân gian, của phong tục tập quán từ lời kể của bà, lời ru của mẹ, từ muối mặn, gừng cay, từ những giọt mồ hôi vất vả, tảo tần.
Đất nước là những gì quen thuộc mà cũng đầy tôn kính, thiêng liêng:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó… ”
Khái niệm đất nước tiếp tục được làm rõ trong thước đo của “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”, thước đo của lịch sử, địa lí. Nói đến chiều sâu lịch sử cũng đồng thời là chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam. Đó là huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, là truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ, những huyền thoại, truyền thuyết gợi ra quá trình sinh thành và lớn lên của dân tộc, cũng là quá trình trưởng thành bền vững của hình tượng đất nước.
Không gian địa lí không chỉ là núi, sông, đồng, bể… mà còn là không gian gần gũi với cuộc sống của mỗi người (Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm). Đất nước cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ. Đất nước hóa thân trong mỗi con người (Trong anh và em hôm nay / Đều có một phần đất nước). Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé với cái lớn lao, giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa vật chất với tinh thần. Hình tượng đất nươc được soi chiếu trong cái nhìn của văn hóa dân gian. Từ kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đẹp đẽ đó, nhà thơ phát hiện ra một đất nước đầy thi vị lại giàu chất trí tuệ.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Những cái tên, những cảnh trí của thiên nhiên đất nước được cảm nhận qua cảnh ngộ, số phận của nhân dân. Những núi, sông, ruộng đồng, gò bãi… như là sự hóa thân những phẩm chất cao đẹp của nhân dân. Chính hình tượng đất nước được tạo nên từ những chất liệu đặc biệt ấy mà trở nên thiêng liêng, thân thiết bội phần.
Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm có bề dày bốn nghìn năm của một nhân dân vô danh đã dựng lên đất nước:
“Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mà đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa có bề dày của lịch sử, bề rộng của không gian địa lí, bề sâu của văn hóa, phong tục tập quán. Tất cả đều được nhìn trong cái nhìn của văn hóa dân gian. Chính những phát hiện cùng với cách thể hiện mới mẻ ấy đã nêu bật được một tư tưởng cốt lỗi: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất của văn hóa dân gian và “chế biến” nó để vận dụng sáng tạo vào thơ mình. Vì vậy, những yếu tố đó đã hòa nhập khá tự nhiên với tư duy và cách diễn đạt hiện đại tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho bài thơ. Đó chính là những đóng góp quan trọng của giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại khi tạo dựng chân dung đất nước trong thời đại mới.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi hay Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đều thể hiện tình yêu quê hương đất Việt sâu sắc và cảm động. hình tượng đất nước trong hai bài thơ là sự cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn của thời đại Hồ Chí Minh. Một gương mặt đất nước mang màu sắc hiện đại trong thơ Nguyễn Đình Thi. Một hình tượng đất nước đậm đà phong vị dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại cho người đọc hôm nay những rung động thẩm mĩ và những cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn về Tổ quốc và nhân dân, từ đó thể hiện sâu sắc hơn tình yêu và ý thức trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân mình.
Đề bài: Bình giảng bài thơ “Đất nước” của nguyễn Đình Thi
Bài làm
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. ở lĩnh vực nào của nghệ thuật văn, thơ, nhạc ,kịch, ông cũng đều có những tác phẩm vang dội. Trong thi ca, bài ” Đất nước” rất được bạn đọc mến mộ, đã từng được đưa vào giảng dạỵ trong nhà trường ngót nữa thế kỉ nay.
Phần đầu là tâm trạng của thi nhân khi đứng giữa chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống pháp. Từ một buổi “sáng mắt trong”, tác giả thơ ” những ngày thu đã xa” ở thủ đô:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi dầy.
Hà Nội hiện lên rất đẹp và cũng phảng phất buồn. Một thoảng” hơi may” lan tỏa mà đã thấm vào tận từng mái nhà, góc phố, từng hàng cây bờ hồ và cả trong hồn người. Nhạc điệu trầm lặng, lơ lửng cho thi phần càng thêm gợi cảm
Ở các câu thơ xuất thần:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Có hai cách ngắt nhịp khác hẳn nhau:
Sau lưng thềm/ nắng lá/ rơi đầy
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy
Ngắt thơ theo cách thứ nhất thì tạo nên một vẽ đẹp kì lạ(nắng và lá cùng rơi); ngắt theo cách thư hai thì tạo nên một vẽ đẹp giản dị (chỉ có lá rơi đầy trên thềm nắng).
Tùy thị hiếu nghệ thuật mà thích cách này hay cách kia. Những áng thơ hay thường gợi ra những cách hiểu khác nhau mà vẫn có lí như thế.
Cảnh thu ở đây là những ngày trước cách mạng tháng tám. ” Người ra đi” là những chiến sĩ đang rời hà nội yêu giấu để lên chiến khu cách mạng.
Mùa thu này ở việt bắc thì khác hẳn:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Nhạc điệu thơ thay đổi: những câu thơ ngắn tạo nên một sự rộn ràng. Hình ảnh thơ trong trẻo, tươi sáng lạ thường. Có cảm tưởng như trời xanh hơn , cao hơn âm thanh như cũng vang xa hơn.
Từ mùa thu mới, nhà thơ mới nghĩ về đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Điệp ngữ “của chúng ta” nói lên niềm tự hào của con người khi được làm chủ đất nước. Ai đã sống những năm dài dưới thời nô lệ mới hiểu hết nỗi đau xót, nhục nhã của người dân mất nước:
Giặc cướp hết non cao, biển rộng
Cướp cả tên nòi giống, tổ tiên
Tố Hữu
Mở rộng tầm mắt nhìn về tám hướng phương trời, nhà thơ sung sướng reo lên:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Điệp ngữ “những” như muốn khẳng định rằng nói bao nhiêu, kể bao nhiêu cũng không hết cái đẹp, cái giàu của đất nước thân yêu, giang sơn gấm vóc nghìn đời do tổ tiên ông cha để lại.
Nhà thơ còn lắng nghe cả tiếng dội của lịch sử:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
“Đất” tượng trưng cho sự bền vững. “Rì rầm” là âm thanh không vang dội nhưng kéo dài không dứt. Đó chỉ có thể là tiếng của cha ông từ ngàn xưa nhắc nhở con cháu hãy sống anh hùng, bất khuất.
Sang đoạn thơ thứ hai, tác giả cảm nhận về đất nước từ trong đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng.
Mở đầu là những câu thơ gây căm thù:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Cánh đồng quê là hoán dụ để chỉ Tổ quốc. Cơ thể Tổ quốc đang chảy máu vì bom đạn quân thù. Câu thơ nói về nỗi đau vật chất. Câu tiếp theo nói về nỗi đau tinh thần. Bầu trời chiều êm ả gợi lên một cuộc sống thanh bình. Vậy mà giặc đến, dây thép gai tua tủa nơi đồn bốt chúng đâm nát tất cả. Sự man rợ của kẻ thù đã đến tột đỉnh. Đọc câu thơ tưởng như được xem một đoạn phim quay chậm làm nổi rõ những đường nét màu sắc tương phản, gây ấn tượng nhức nhối trong lòng độc giả.
Hai câu tiếp theo là tâm trạng người chiến sĩ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Hình ảnh đôi mắt người yêu như ngôi sao sáng trong trời đêm soi tỏ con đường cho anh đi tới. Tình cảm riêng chung đã hòa làm một trong anh. Trước đây, trong bài “Nhớ”, Nguyễn Đình Thi cũng đã gợi lên điều đó:
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần.
Những khổ thơ tiếp theo ca ngợi đất nước đã đứng lên kháng chiến. Đoạn thơ có những yếu tố chính luận làm cho ngôn ngữ trở nên rắn chắc:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
Kẻ thù đang thất bại vì bị bao vây trong biển cả chiến tranh nhân dân. Và điều quan trọng nhất là chúng ta có những người anh hùng kiểu mới, “những người áo vải” đang gánh cả cuộc đời kháng chiến trên vai. Họ có ba phẩm chất cao cả: Một là bất khuất (Đã đứng lên thành những anh hùng), hai là có nhiều suy nghĩ sâu sắc (Trán cháy rực nghĩ trời đất mới) và ba là lạc quan cách mạng (Lòng ta bát ngát ánh bình minh).
Mấy câu kết rất xuất sắc:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Theo lời tác giả thì đoạn này được viết dựa vào một cảnh thực mà anh đã thấy ở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong tiếng đại bác dồn dập vang rền, chiến sĩ ta từ các chiến hào đầy bùn đỏ ào ạt xông lên như thác lũ đánh chiếm những cứ điểm cuối cùng của giặc.
Nhịp điệu thơ ngắn, dồn dập như bước chân của người anh hùng xung kích. Câu thơ cuối cùng đã phác họa ba tư thế tuyệt đẹp của chiến sĩ và cũng là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam:
Rũ bùn: Vất bỏ quá khứ đau thương,
Đứng dậy: Kiên quyết tiêu diệt kẻ thù,
Sáng lòa: Chiến thắng huy hoàng.
Bài thơ đã tạo tác thành công một tượng đài hùng vĩ về đất nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ Nguyễn Đình Thi mang một phong cách hiện đại: Kết hợp cảm xúc và chính luận, vận dụng cả những thủ pháp của điện ảnh để gây ấn tượng, nhịp thơ phóng khoáng, hình ảnh thơ gợi cảm.
“Đất nước” là thi phẩm mang dáng dấp của một bản hùng ca có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn bạn đọc. Nó là bài thơ tuyệt tác của thi ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp viết về đề tài đất nước quê hương.
Đề bài: Bình giảng 7 câu thơ đầu bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Sáng mát trong … nắng lá rơi đầy”.
Bài làm
Thu Hà Nội, hồn thu Thăng Long từng để thương để nhớ vơi đầy trong lòng người đã bao lâu nay. Một dáng liễu Cổ Ngư, một tiếng chuông chùa Trấn Vũ, một “mặt gương Tây Hồ”, một màu vàng “hồn thu thảo”, một ánh trăng thu Cổ thành… tất cả đã “hóa tâm hồn” mỗi chúng ta:
“Trăng ơi đừng bỏ Kinh thành
Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa”.
Trăng Kinh thành
Thu Hà Nội đẹp, một vẻ đẹp mơ màng thơ mộng man mác bâng khuâng. Thu li biệt Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi hơn nửa thế kỉ trước cứ vương vấn mãi hồn ta:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”…
Đoạn thơ gợi lên một nét thu Hà Nội trong tâm hồn “người ra đi” – một khách chính phụ của thời đại mới. Cấu trúc đoạn thơ là từ cảm xúc thu hiện tại mà “nhớ” những ngày thu đã xa, một mùa thu li biệt Kinh thành ngàn năm. Hai câu thơ mở đầu bài thơ “Đất nước”, Nguyễn Đình Thi xúc động nói lên cái hồn thu đất nước muôn đời:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Những buổi sáng mùa thu, thu năm xưa cũng như thu hiện tại, không khí trong lành, bầu trời trong xanh, không một gợn mây, thoáng đãng, mênh mông, bao la “xanh ngắt mấy tầng cao” (Nguyễn Khuyến). Gió thu nhè nhẹ thổi mát hồn người và lòng người, ai cũng cảm thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng, lâng lâng. Chỉ hai chữ “mát trong” mà nhà thơ đã nhận diện vẻ đẹp của sắc thu, khí thu và hồn thu muôn đời của đất nước. Câu thơ thứ nhất là một so sánh rất gợi: “Sáng mát trong như sáng năm xưa”. Đất nước trải qua những năm dài chiến tranh, bao mùa thu đã trôi qua, nhưng đất nước vào thu vẫn “mát trong”, vẫn đẹp như thế! Đất nước bền vững muôn đời nên thu vẫn đẹp muôn đời.
Câu thơ thứ hai nói lên hương thu của đất nước: “hương cốm mới”. Gió thu thổi qua những cánh đồng, mang theo hương “lúa nếp thơm nồng”, “hương cốm mới” phả vào lòng người, ủ ấp hồn người cái hương vị quyến rũ, đậm đà của quê hương xứ sở. Câu thơ cho thấy chất tài hoa, chất Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi. Có lẽ lần đâu tiên “hương cốm mới” hiện diện trong thơ? Trong văn xuôi, Thạch Lam và Vũ Bằng đã viết rất thơ về cốm Vòng Hà Nội. Cốm là “thức quà riêng của đất nước”, là “thức quà thanh nhã và tinh khiết”. Trong cốm có “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”…
Hà Nội 36 phố phường, 1943, Thạch Lam
Với Vũ Bằng, trong những năm dài đất nước bị chia cắt, cùng với nỗi buồn của kẻ xa xứ là nỗi buồn nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội – quê mẹ mến yêu. Suốt đêm ngày năm tháng, nỗi thương nhớ như trải dài, như dồn tụ lại thành “Thương nhớ mười hai”. Mùa thu chớm đến, ông ao ước “Không biết đến bao giờ mới lại được nghe thấy hơi may về với hoa vàng”? Ông khắc khoải tự hỏi: “Mà ở đâu đây có cái hương thơm gì mà dìu dịu thế? Ông nhớ khôn nguôi “hương lúa ba giăng”. Ông nhớ day dứt cái vị “thơm ngọt ngào mùi chuối trứng cuốc ngon lừ! Quân thù nào có thể chia cắt được đất nước, có thể làm vơi cạn, khô kiệt được nỗi nhớ ấy? Qua đó, ta cảm nhận được “hương cốm mới” trên trang văn của Thạch Lam, của Vũ Bằng, trong thơ Nguyễn Đình Thi là nét đẹp của mùa thu đất nước, là hồn thu Thăng Long – Hà Nội mến yêu.
Ba câu thơ tiếp theo nhắc lại nỗi nhớ “những ngày thu đã xa”, buổi đầu thu “trong lòng Hà Nội”. Cảm xúc dồn nén, hoài niệm rung lên như dây tơ của cây nguyệt cầm với bao man mác:
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may”.
“Những ngày thu đã xa” là những ngày thu giã biệt Hà Nội, ra đi vì nghĩa lớn, vì đất nước và dân tộc thân yêu. Cuộc giã biệt ấy đã để lại trong lòng nhà thơ bao nỗi nhớ. “Nhớ” cái “chớm lạnh” buổi đầu thu, cái lạnh se sắt của gió thu hiu hiu. Hai chữ “chớm lạnh” rất tinh tế trong gợi tả và biểu cảm, vừa diễn tả cái lành lạnh những buổi sáng sớm đầu thu, vừa thể hiện chất xúc giác trong cảm nhận. Trong hơi may lành lạnh còn có âm thanh “xao xác” của lá thu bay trong gió, nhẹ cuốn trên hè phố, trong lòng đường của “những phố dài” Hà Nội. Từ láy “xao xác” là tiếng thu, của lá vàng rơi, của những nhánh cây khẽ rùng mình trong hơi may “chớm lạnh” mà thi sĩ Xuân Diệu đã từng xúc động:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
Đây màu thu tới
Thu xưa trong thơ, màu thu Hà Nội thắm bao nỗi buồn man mác , bâng khuâng. Thoáng buồn trong “xao xác hơi mây” của lá thu bay, của “mái buồn nghe sấu rụng” ( Chính Hữu). Chỉ bằng một vài nét vẽ, một vài chi tiết nghệ thuật về những ngày thu hà nội ” những ngày thu đã xa”, trong đó có cái “chớm lạnh” của hơi mây cảm được. Có cái “xao xác” của lá thu bay nghe được, Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng mỗi chúng ta cái hồn thu Kinh thành văn hiến ngàn năm. Phải là người tài hoa, mang tình yêu sâu nặng đối với Hà Nội mới viết được những vần thơ hàm súc, đep mà buồn như thế. Đoạn thơ ấy đã được khơi nguồn cảm hứng từ bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948), hoài niệm trào dâng, đồng hiện trong một không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đầy ấn tượng:
“Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác hơi mây
Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy”.
Hai câu cuối đoạn thơ thể hiện tâm trạng người ra đi từ ngày thu ấy. Giọng thơ lẳng lặng buồn:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
“Người ra đi” theo tiếng gọi của Non Sông, “lên chiến khu”? ” Người ra đi mang theo bao kỉ niệm sâu sác về mùa thu hà nội”. . “Hương cốm mới”, cái “chớm lạnh” trong “hơi mây” buổi đầu thu, cái “xao xác”, của lá me, lá sấu bay trong “những phố dài” , Hà Nội đã trở thành hành trang, đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, thân thiết. ” Người ra đi ” ôm ” trí nhớn ” của một ” li khách” với quyết tâm “Đầu không ngoảnh lại” ! Câu thơ “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” là môt câu thơ thật hay. Có màu vàng nhạt của nắng thu, có sắc vàng tươi của lá thu đã “rơi đầy”, đã trải dài trải rộng trên thềm phố. Câu thơ chứa đầy tâm trạng tác giả đã lấy ngoại cảnh, lấy nắng thu, lá thu để gợi tả tình lưu luyến. Ra đi với quyết tâm”đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn cảm nhận được “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” với bao tình lưu luyến nhớ thương. Vì thế, trải qua bao năm tháng, bao mùa thu trôi qua, đến “mùa thu nay…”, “tôi đứng vui nghe giữa núi đồi” mà vẫn bâng khuông “nhớ những ngày thu đã xa”. Nhớ thu xa cũng là nhớ Hà Nội, nhớ ngày dã biệt ra đi… mọi cuộc lên đường đều đáng nhớ. Quên sao được Đông Đô – Thăng Long – Hà Nội mếm yêu! Quên sao được Hồ Tây, Hồ Gươm, chợ Đồng Xuân, ô chợ Dừa… “đi học về qua luôn hát vui ca”. Người chiến sĩ từ mọi chiến trường mà nhớ về Hà Nội với tất cả niềm yêu thương tự hào:
“Từ thuở mang gươm đi giữ nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Huỳnh Văn Nghệ
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Quang Dũng
“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng…”
(Chính Hữu)
Đoạn thơ trên đây là phần đầu bài “Đất Nước”, một bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Thi. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Cảm xúc dồn nén, hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Các chi tiết nghệ thuật rất ngợi khi nói về thu Hà Nội. Mùa thu ” ra di”, mùa thu dã biệt… Nét thu Hà Nội đẹp mà buồn, mang mác trong hoài niệm cũng là hồn thu muôn đời của đất nước. Một cái “chớm lạnh” đầu thu. Một cái “xao xác” của lá thu rơi, một mùi “hương cốm mới” được làn gió thu mang theo và tỏa rộng trong không gian, thấm sâu vào hồn người. Một màu vàng tươi, vàng nhạt của nắng, của lá thu rơi đầy thềm… làm ta vương vấn mãi.
Thơ đích thực làm phong phú, thanh cao tâm hồn. Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi đem đến cho ta một tình yêu đẹp : yêu Hà Nội mến yêu!
Đề bài: Bình giảng khổ 3 trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Mùa thu nay khác rồi …
…. vọng nói về”
Bài làm
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đích thực tài hoa và sáng tạo. Trên các lĩnh vực văn xuôi, thơ, nhạc, kịch bản văn học, lí luận phê bình, … ông đều có thành tựu đáng tự hào. Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng, có những tìm tòi về hình ảnh và ngôn ngữ. Thơ ông giàu cảm xúc khi viết về đất nước trong chiến tranh.
Bài thơ “Đất nước” trích trong tâp thơ “Người chiến sĩ” , nó được thai nghén và hình thành trong một thời gian khá dài từ năm 1948-1955.Từ thực tiễn lịch sử và sự sống còn của dân tộc, nhà thơ suy ngẫm về đất nước.
Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về cảm hứng quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Biểu lộ niềm vui phơi phới của người chiến sĩ cầm súng đánh giặc bảo vệ quê hương, thể hiện tình yêu và lòng tự hào về đất nước với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và truyền thống anh hùng của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã viết:
… “Mùa thu nay nay khác rồi
…
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Cảm hứng yêu nước, tự hào dâng lên dào dạt trong tâm hồn nhà thơ,trong tâm hồn những người chiến sĩ “đã đứng lên thành những anh hùng. Người chiến sĩ đã ra đi từ mùa thu ấy, khi “cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng” (Chính Hữu), giã từ phố cũ thân yêu, dấn thân vào lửa máu.
Đối lập với “những ngày thu đã xa” đẹp mà buồn, là “Mùa thu nay khác rồi”.Nhà thơ reo lên sung sướng tự hào, một niềm vui phơi phới dâng trào. Đứng giữa núi đồi chiến khu, say mê ngắm đất trời. Thiên nhiên bao la tươi đẹp như xôn xao niềm vui với con người. Bốn chữ “tôi đứng vui nghe” thể hiện một tư thế, một dáng đứng kiêu hãnh tuyệt vời.Con người chan hòa cùng cây cỏ và say đắm trong màu săc quê hương. Ngọn gió mát lành màu thu “quyện hương cốm mới” như hát cùng đất nước.Hình ảnh “rừng tre phấp phới” diễn tả thật hay sức sống mãnh liêt của đát trời quê hương:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới…”.
Mùa thu lại về với đất nước và con người trong sắc màu tươi sáng: “Mùa thu thay áo mới – Trong biếc nói cười thiết tha”. Bao trùm đất nước là cả một không gian bao la, một thiên nhiên đẹp hữu tình được nhân hóa, gắn bó hòa hợp với con người. Con người kháng chiến với khát vọng tự do, nên tầm nhìn cũng cao xa, mênh mông. Có lẽ vì thế nhà thơ đặc biệt chú ý đến bầu trời. Năm lần nhà thơ nói đến bầu trời, mỗi lần có một cách nói, cách cảm nhận đầy khám phá:
“Trời thu thay áo mới”,
“Trời xanh đây là của chúng ta”.
“Trời đây chim và đất đầy hoa”.
“Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
“Trán cháy rực nghĩ trời đât mới”.
Cái khác của mùa thu nay được diễn tả qua vần điệu náo nức, xôn xao,được đặc tả qua hình ảnh sống động, tươi mát : Gió thổi rừng tre phấp phới”, được thể hiện ở ánh mắt, nụ cười: “Trong biêc nói cười thiết tha”. “Biếc” ở trời xanh , “biếc” ở con mắt những chàng trai, co gái đang say mê ngắm trời thu thời máu lửa.
Nguyên nhân của niềm vui ấy thật sâu xa, rộng lớn. Cách mạng thành công, nhân dân đã và đang đem tài năng và xương máu để giữu gìn và xây dựng đất nước. Đất nước là của nhân dân. Nguyễn ĐÌnh Thi như reo lên, hát lên niềm hạnh phúc tột cùng của những con người đang làm chủ đất nước:
“Trời xanh đây là của chúng ta,
Núi rừng đây là của chúng ta,
Những cánh đồng thơm mát,
Những ngả đường bát ngát,
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Một lối nói khẳng định: “của chúng ta” vang lên đĩnh đạc, tự hào. Một dân tộc đã gan góc đứng lên đánh Pháp mới có tiếng nói hào hùng ấy. Tất cả những gì cao quý ,thiêng liêng trên đất nước thân yêu này là “của chúng ta” , của nhân dân chúng ta. Sau những đêm dài nô lệ, nhà nước độc lập, nhân dân ta mới có niềm vui tự hào mênh mông ấy. Khát vọng làm chủ đất nước với tất cả niềm tự hào mênh mông ấy. Khát vọng làm chủ đất nước với tất cả niềm tự hào là của bao thế hệ con người VIệt Nam trong suốt bốn nghìn năm lịch sử : “Của ta ,trời đất, đêm ngày – Núi kia đồi nọ sông này của ta”( ” Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu) . Với nghệ thuật diễn tả trùng điệp, với cách liệt kê, sử dụng điệp từ , điệp ngữ (của chúng ta,… đây là… những) tác giả đã tạo nên giọng thơ lôi cuốn, hấp dẫn mang âm điệu anh hùng ca.
Dáng hình đất nước trong thơ Nguyễn ĐÌnh Thi hiện lên sông động qua những vần thơ tráng lệ. Nhà thơ như đang ngước mắt chỉ tay về ” trời xanh” và ” núi rừng”, … mà reo lên sung sướng. Có tình yêu nào lớn hơn tình yêu đất nước? Đất nước bao la, hùng vĩ với trời cao, biển rộng sông dài, … trở nên thân thiết, thiêng liêng. Đất nước với những cánh đồng quê mênh mông thẳng cánh cò bay, ” thơm mát” hương lúa bốn mùa. Đất nước với những nẻo đường tự do, những dặm đường kháng chiến ” bát ngát” đến mọi chân trời. Đất nước với những dòng sông – sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã, Cửu Long Giang, … “đỏ nặng phù sa” , bồi đắp nên những cánh đồng màu mỡ, nuôi sống nhân dân ta tự bao đời nay. Các tính từ : “Xanh”, “thơm mát”, “bát ngát”, “đỏ nặng”, … cực tả vẻ đẹp và sự bền vững đất nước, đồng thời cho thấy ngòi bút thơ tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn ngôn từ để hình tượng hóa vần thơ, tạo nên sắc điệu trữ tình đằm thắm.
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi” (Tố Hữu). Cảm xúc dật dào ấy về đât nước cứ ngâm nga mãi trong lòng chúng ta khi tiếp cận và cảm thụ những vần thơ của tác giả “Người chiến sĩ” nói về dáng hình đất nước.
So với lớp nhà thơ đương thời, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ có cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước. Cảm hứng lịch sử và truyền thống được kết hợp nhuần nhuyễn với cảm hứng thời đại. Có khí quật cường của tổ tiên từ nghìn xưa đem đến cho nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh một sức mạnh vô biên mà không một thế lực thù địch bạo tàn nào có thể khuất phục được:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất,
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Ba chữ “nước chúng ta” là sự khẳng định ý chí tự cường, niềm tự tôn dân tộc. Đất nước và dân tộc với lưỡi cày , thanh gươm và chiếc gộc tre “chưa bao giờ chịu khuất”. “Những buổi ngày xưa” mà nhà thơ nhắc đến là những năm tháng đau thương và vinh quang của giống nòi. Quên sao được ngày Bà Trưng, Bà Triệu, xuất quân, khi Lý Thường Kiệt viết ” Nam quốc sơn hà” trên chiến tuyến sông Cầu – Như Nguyệt, khi Trần Quốc Tuấn bắt Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng Giang, khi Liễu Thăng bị quân ta chém đầu tại Chi Lăng, khi Tôn Sĩ Nghị quăng cả ấn tín, triều phục chạy tháo thân qua biên giới, … Nhân dân mãi tự hào về “những buổi ngày xưa” ấy:
… ” Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước háo thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng”.
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” – Chế Lan Viên
Hai chữ “đêm đêm” nói lên tính liên tục dòng chảy lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc. Từ láy “rì râm” như một nốt nhạc trầm hùng van xa trong bài ca Tổ quốc, nó gợi tả cái mạch ngầm của giang sơn, gióng nòi, đó là truyền thống anh hùng bất khuất chốn xâm lăng. Biên độ câu thơ mở, khép tài tình, lúc rút ngắn lại 3 từ, lúc duỗi dài ra 8 từ, các câu lục ngôn, thất ngôn, đan chéo vào nhau, cài chặt vào nhau làm nên tính nhạc phong phú . Cảm xúc dào dạt , âm hưởng hào hùng, ngôn ngữ đẹp và tinh tế. Song song với chuỗi hình ảnh về dáng hình đất nước là sự phát triển của chuỗi liên tưởng về quá khứ hào hùng, về sức mạnh Việt Nam.
Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho vẻ đẹp và cốt cách thơ Nguyễn Đình Thi. Một hồn thơ tài hoa, bay bổng. Một tình yêu nước sâu nặng và thiết tha. Một đất nước đẹp tươi, hùng vĩ , giàu tiềm năng và tiềm lực,một dân tộc anh hùng được nhà thơ nói đến và ca ngợi. Chiều dài của lịch sử , tầm cao của dân tộc,thế đứng bất khuất của con người Việt Nam là những điều tốt đẹp nhất được thể hiện qua đoạn thơ này mà ta cảm nhận được một cách sâu sắc.” Đất nước” , bài thơ làm rung động tam hồn chúng ta … , như “lắng hồn núi sông ngàn năm…”.
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Gió thổi mùa thu hương cốm mới
……………
Những buổi ngày xưa vọng nhớ về.
Bài làm
“Đất nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của “Nguyễn Đình Thi” , thể hiện tập trung cảm hứng về đất nước của tác giả. Đoạn trích này là phần hay nhất tinh tế nhất, độc đáo nhất của bài thơ.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
….
Những buổi ngày xưa vọng nhớ về.
Thật vây, bài thơ được nung nấu và sáng tác trong một khoảng thời gian dài: bảy năm, từ 1948 đến năm 1955, 21 dòng đầu trong đoạn trích này chủ yếu lấy từ các đoạn trong bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” viết năm 1948 và bài “Đêm mít tinh” viết năm 1949. 28 dòng còn lại gồm 7 khổ, mỗi khổ 4 dòng viết năm 1955, tuy vẫn có những câu hay nhưng vẫn có những lời kể lể, ý thơ không thật sâu sắc, mặc dù vẫn thống nhất trong cảm hứng chung.
Đoạn thơ này gồm ba đoạn nhỏ, 7 dòng đầu hoài niệm về những ngày thu đã xa, 5 dòng tiếp theo nói về mùa thu nay, và 9 dòng còn lại là cơn trào dâng của tình cảm yêu nước.
Bài thơ mở đầu bằng một cảm xúc mùa thu trong sáng, nồng nàn, đầy sức sống:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Trời thu trong sáng, gió thu mát dịu, và thoang thoảng đâu đây hương cốm mới, hương vị đặc trưng của quê hương Việt Nam, của Hà Nội.
Từ niềm vui bất ngờ chuyển sang hoài niệm về Hà Nội:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Không rõ cái sáng mát trong của năm xưa là sáng nào, nhưng cái sáng sớm chớm lạnh của những ngày thu đã xa này là sáng đi rời xa Hà Nội. Nhà thơ nhớ như in hình ảnh Hà Nội những sáng sớm tinh mơ đầu thu. Phố như dài thêm vì chưa có người lại qua, gió thổi lá khô xao xác trên đường, làm tăng thêm không khí heo may. Người ra đi có một cử chỉ dứt khoát không quyến luyến, để lại đằng sau “thềm nắng lá rơi đầy”. Đây là hình ảnh ấn tượng trong kí ức, không theo trật tự chặt chẽ của thời gian, những hình ảnh dồn nén, đa nghĩa, gợi ra những hướng cảm nhận. Một mặt, đây là những hình ảnh rất chân thực về ngày thu Hà Nội, không bao giờ quên: phố dài, xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, những đường nét thân yêu, gần gũi và có cái gì đó xót xa. Nhưng mặt khác, tác giả có cảm xúc rất buồn về mùa thu, nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo, rơi rụng.
Đoạn hoài niệm này không phải hoài cổ, bởi nó đóng vai trò tương phản, đối sánh cho cảnh “Mùa thu nay khác rồi”, một tứ đối lập xưa nay đã khẳng định hiện tại khá quen thuộc với thơ ca cách mạng.
Tuy vậy hình ảnh “mùa thu nay” của Nguyễn Đình Thi là một hình ảnh khá độc đáo:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Một mùa thu trung du, núi đồi, rừng tre. Kể ra nếu hiểu so sánh mùa thu xưa Hà Nội với mùa thu nay trung du khác rồi thì không khỏi khập khiểng, nhưng đây là so sánh cảm xúc mùa thu của tác giả đã thay đổi. Mùa thu xưa, nhà thơ nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo rơi rụng, mùa thu này nhìn vào đâu cũng thấy vui reo, xôn xao, phấp phới, nói cười thiết tha. Cả mùa thu được ẩn dụ, nhân hóa với trời thu thay áo mới, rừng tre phấp phới niềm vui, cả trời thu trong xanh như nói cười. Đây vẫn là hình ảnh quen thuộc kiểu Nguyễn Đình Thi, hòa lẫn thực và ảo.
Nếu đoạn 1 thiên về hoài niệm, đoạn 2 nghiêng về cảm xúc thì đoạn 3 tiếp theo là dòng cảm xúc dạt dào với những câu khẳng định, câu trùng điệp. Cảm xúc sung sướng, tự hào của người làm chủ như muốn nói to lên vật sở hữu của mình. Những câu thơ bảy chữ được tổ chức dõng dạc như lời tuyên bố đanh thép:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Những chữ “đây” như nói về một cái gì rất cụ thể đã được nắm vững, chứ không phải cái gì xa xôi, trừu tượng, mơ hồ. Đất nước hiện lên với tất cả tính chất gợi cảm, đẹp tươi, thân yêu nhất:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Những trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông tạo ra một hình ảnh đất nước rộng mở, bao la. Không gian đơn là liệt kê khô khan, mà là mở rộng các ấn tượng. Sau khi ôm trọn đất nước, nhà thơ như nghẹn lại trong một câu thơ ngắn: “nước chúng ta” để rồi mở ra một hướng cảm xúc đất nước ở bề sâu lịch sử. Đây là đất nước trong tâm linh linh thiêng, thầm kín:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng hát
Những buổi ngày xưa vọng nói về …
Tác giả vẫn tiếp tục các hình ảnh ấn tượng của mình, không kể lể dài dòng về lịch sử, địa danh, mà gợi đến tiếng nói rì rầm của cha ông, hồn thiêng đất nước.
Đoạn đầu bài Đất nước là một đoạn thơ hay, giàu cảm xúc và sức khái quát. Khởi đầu một bài thơ viết về đất nước bằng một hoài niệm mùa thu đã xa, mới nhìn có vẻ như là lạc đề, nhưng ngẫm lại, cũng có cái lí của nó. Đất nước vươn mình, đã đổi mới cảm nhận về mùa thu, và nhà thơ cũng từ đổi mới cảm nhận mùa thu mà khởi đầu cảm nhận về đất nước. Từ kỉ niệm riêng hòa vào niềm vui chung, từ niềm vui ấy khơi sâu niềm tự hào về đất nước.
Thật thú vị khi nghĩ rằng cùng với cách mạng mùa thu, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi góp một tiếng thơ đổi mới cảm xúc mùa thu trong thơ ca dân tộc.
Đề bài: Bình giảng khổ 5 trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Ôi những cánh đồng quê… nhớ mắt người yêu”.
Bài làm
Có những vần thơ xao xuyến bồi hồi. Có những vần thơ ngọt ngào say đắm. Lại có những vần thơ đĩnh đạc, hào hùng. Còn có lúc, ta bị ám ảnh khôn nguôi trước những vần thơ yêu thương và căm giận:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
“Đất nước” – Nguyễn Đình Thi
“Đất nước” là bài thơ sáng giá nhất của Nguyễn Đình Thi viết trong kháng chiến chống Pháp, cũng là bài thơ kiệt tác viết về đề tài quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó đã được tác giả thai nghén và hình thành trong một quá trình lịch sử khá dài (1948 – 1955). Các áng thơ “Đêm mít tinh”, “Sáng mát trong như sáng năm xưa” – đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Đình Thi khám phá và thể hiện tuyệt đẹp tình yêu nước một cách nồng nàn, say đắm.
“Đất nước” như một phức điệu đa thanh nói về cảm xúc mùa thu quê hương xưa và nay. Là tiếng nói say mê về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, là niềm tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc anh hùng. Nó là tiếng nói xót xa, căm giận quân xâm lược đang giày xéo đất nước thân yêu. Phần cuối bài thơ biểu lộ niềm kiêu hãnh của người chiến sĩ trước tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt hiên ngang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa!” của đất nước. Đoạn thơ bốn câu trên đây trích trong phần thức ba của bài “Đất nước”.
Nhà thơ – người chiến sĩ – như đang nắm chắc tay súng “lắng hồn núi sông ngàn năm”, lắng nghe những âm vang của lịch sử, giống nòi “rì rầm trong tiếng đất” tự nghìn xưa “vọng nói về”: những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… bất tử! Từ quá khứ nghìn xưa trở về hiện tại, câu thơ vút lên nghẹn ngào, đau đớn:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”.
Cảnh tượng đau thương mà nhà thơ nói đến là mùa thu 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt! Nhiều đô thị, nhiều vùng nông thôn rộng lớn của đất nước ta đang bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo “Đường làng bao xương máu tơi bời – Vườn không nhà trống tan hoang” (“Làng tôi” – Văn Cao). “Những cánh đồng quê chảy máu” – hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho đất nước thân yêu, những làng xóm thân thuộc đang bị quân thù càn quét, bắt giết dã man. Máu những người nông dân hiền lành đã chảy ngập đường thôn, luống cày… dưới làn bom đạn của lũ cướp nước. Xưa kia thuở thanh bình, đất nước là “những cánh đồng thơm mát…”, “xanh xanh bãi mía bờ dâu…”, thì kể từ khi “súng giặc đất rền”, đã trở nên tang thương, điêu tàn với “những cánh đồng quê chảy máu”. Nhân dân ta bị giặc Pháp tàn sát dã man. Hai chữ “chảy máu” lên án tội ác và chính sách tam quan của quân cước nước: giết sạch, cướp sạch, đốt phá sạch! Từ “Ôi” cảm than diễn tả nỗi lòng đau đớn, xót xa không thể nào kể xiết!
Từ cái nhìn toàn cảnh về không gian đau thương, về “những cánh đồng quê chảy máu”, nhà thơ đứng lặng nhìn về các phía chân trời. Một nét vẽ thậm xưng, độc đáo, rất sáng tạo:
“Đây thép gai đâm nát trời chiều”.
Quân giặc tàn bạo ra sức bắn giết, càn quét, chiếm đất, dồn dân. Đồn giặc như nấm độc mọc lên khắp mọi nơi. “Dây thép gai” cũng là một hình ảnh hoán dụ nói về bốt đồn giặc, sự chiếm đóng dã man của quân cướp nước. Những núi thép gai, những hàng rào dây thép gai tua tủa nhọn hoắt bao bọc xung quanh đồn giặc không chỉ nhằm chống đỡ những trận tấn công vũ bão của quân đội ta, mà còn “đâm nát trời chiều”. Một cách nói thậm xưng đầy ấn tượng về tội ác và âm mưu cướp nước của giặc Pháp. “Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” là những chiều thôn trang êm đềm có “cánh cò trắng vẫy mênh mông”, có “tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn”, có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về thôn… Nhưng nay còn đâu nữa? Cảnh trời chiều quê hương đã và đang bị dây thép gai đồn giặc “đâm nát”. Nỗi đau từ đất trời như đang cứa nát, đâm nát lòng người!
Ở phần đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi nói về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ của đất nước với trời xanh, những cánh đồng quê thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa – và tất cả đều “của chúng ta”. Nhưng từ khi giặc tràn tới đồng quê thì “chảy máu”, trời chiều thôn trang thì bị dây thép gai “đâm nát”, biết bao đau đớn, căm hờn! Tác giả “Đất nước” tạo nên sự đối lập, tương phản đầy ấn tượng: xưa và nay, thanh bình với chiến tranh, hữu tình nên thơ với điêu tan, tang tóc – để lên án tội ác dã man của giặc Pháp mà trời không thể dung tha, người người đều căm giận! Sự kết hợp tài tình các biện pháp tu từ hoán dụ, cảm than, thậm xưng, và tương phản đã tạo nên vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm. Qua đó, ta cảm nhận được cốt cách của Nguyễn Đình Thi: hồn thơ đẹp, tài hoa, cảm xúc dồn nén, ngôn từ xác thực, hình tượng sáng tạo. Nhà thơ đã dẫn hồn người đọc sống và cảm nhận với hiện thực đất nước một thời khói lửa, mở rộng cho ta một trường liên tưởng về không gian nghệ thuật để mọi người cùng suy ngẫm về dòng lịch sử và hành trình bi tráng của dân tộc. Và đó cũng là cái giá của độc lập tự do để ta nhớ và tự hào!
Gần 150 năm về trước, trong bài thơ “Chạy giặc”, Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận lên án quân xâm lược:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây…
(…) Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…”
Có biết bao câu thơ xúc động làm sôi sục lòng người những năm tháng đất nước “ra trận”:
“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang…”.
“Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm
Đó là những vần thơ một thời tạc vào thời gian và lòng người để ta nhớ mãi.
Câu thơ thứ ba nói lên tâm trạng người chiến sĩ ra trận:
“Những đêm dài hành quân nung nấu”.
Câu 1 nói về “những cánh đồng quê chảy máu”, câu ba tứ thơ chỉ rõ “Những đêm dài hành quân nung nấu”, từ không gian đau thương mở ra thời gian căm giận, không chỉ một đêm, năm mười đêm mà là “những đêm dài”… Cấu trúc song hành, điệp lại 2 lần chữ “những”, chữ “nấu” vần với với chữ “máu” (vần chân) đã tạo nên giai điệu, nhạc điệu trầm hùng đang nung nấu tâm hồn người chiến sĩ xung kích trên đường hành quân ra trận. “Nung nấu” vì căm thù dữ dội. Nòng súng nóng bỏng, lưỡi lê nhọn hoắt căm thù! Mối thù đối với giặc Pháp cướp nước nung nấu, ngùn ngụt bốc lửa, sôi sục trong lòng, không chỉ trong một thời gian hữu hạn mà kéo dài trong thời gian vô hạn “Những đêm dài hành quân nung nấu”. Hai chữ “nung nấu” biểu hiện sâu sắc tình yêu nước của “những người áo vải – Đã đứng lên thành những anh hùng!”.
Càng nung nấu căm hờn quân xâm lược bao nhiêu thì lòng càng yêu quê hương đất nước bấy nhiêu. Người lính ra trận nung nấu, sôi sục căm thù giặc khi nhìn thấy đất nước tang tóc, điêu tàn, “những cánh đồng quê chảy máu…”, nhìn thấy “những bóng thù hắc ám”, những đồn giặc mọc lên với bao “dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ thứ tư tiếp theo là một nét vẽ, nét khắc chiều sâu tâm hồn người chiến sĩ ra trận; nhiều khám phá và sáng tạo:
“Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
“Nung nấu” căm thù và “bồn chồn nhớ” là hai nét biểu hiện của một tâm trạng, làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của anh Vệ quốc quân thời kháng chiến 9 năm đánh Pháp. Anh nhận ra trận với sức mạnh căm thù giặc, với tình yêu nước thương dân, với bao nỗi nhớ. Nhớ luống cày mái rạ, nhớ bãi mía nương dâu, nhớ giếng nước gốc đa, nhớ “người tình chung”… “nhớ mắt người yêu”. “Mắt người yêu” cũng là một hình ảnh hoán dụ rất đắt diễn tả hình bóng quê hương, vẻ đẹp duyên dáng “người tình chung” sau lũy tre làng mà anh nhớ lắm:
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em như giếng nước thôn làng
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?….”
“Mắt người Sơn Tây” – Quang Dũng
“Nhớ mắt người yêu” với bao kỉ niệm đẹp một thời trai trẻ. “Xa em năm nhớ – gần em mười thương”. Chàng trai cày ngày xưa nhớ quê nhà là nhớ hương vị đậm đà “bát canh rau muống, quả cà giòn tan”, là “nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Anh bộ đội Cụ Hồ giã từ nơi chôn nhau cắt rốn, nơi “nước mặn đồng chua”, nơi “đất cày lên sỏi đá”, có người nhớ thầm “Bầm ra ruộng cấy bầm run – Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Có người nhớ “người vợ trẻ – mòn chân bên cối gạo canh khuya”. Chàng lính trẻ hào hao trong đoàn binh Tây Tiến thì lại “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Có trăm nghìn nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân thương: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét – Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng” (Chế Lan Viên), v.v…
Trở lại câu thơ “bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”, hai chữ “bồn chồn” nghĩa là nóng ruột, không yên tâm (Từ điển tiếng Việt); diễn tả nỗi nhớ xôn xao, rung động, dâng lên như những đợt sóng vỗ mãi trong lòng. Đã có nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”. Đã có sự vấn vương “không yên một bề”. Đã có tâm tình khao khát “nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai…”. Câu thơ “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” là một nét vẽ rất đẹp thể hiện bút pháp tài hoa của Nguyễn Đình Thi. “Nhớ” là cảm hứng nhiều màu sắc và dáng vẻ đã làm nên những câu thơ hay, những vần thơ đẹp của Nguyễn Đình Thi trong tập thơ “Người chiến sĩ”:
… “Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn”…
Nhớ
Trong cái chung nhớ nước, nhớ “nguồn thiêng ông cha” (Hữu Loan), lại có cái riêng “bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Có nỗi hờn “nung nấu”, có nỗi nhớ “bồn chồn” nên mới có sức mạnh chiến đấu và niềm tin thắng trận: “Anh lại tìm em – Em mặc yếm thắm – Em thắt lụa hồng – Em đi trẩy hội non sông – Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” (Hoàng Cầm).
Tình cảm là cái gốc của thơ ca, là ngọn nguồn sáng tạo của thơ ca. Thơ chỉ đẹp khi thơ ca hút màu mỡ, phù sa trong lòng đất – hiện thực cuộc sống – mà nảy mầm xanh tươi, đơm hoa kết trái dâng hương thơm, vị ngọt cho đời. Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi như một bông hoa đẹp trong cành hoa đẹp đã mang hơi thở nóng hổi của thời đại, mang tình yêu đất nước mãnh liệt của con người Việt Nam trong ba ngàn ngày khói lửa.
Đọc đoạn thơ trên, ta cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi, một hồn thơ giàu cá tính sáng tạo. Hiện thực chiến tranh: đất nước điêu tàn, dân tộc đau thương trong bom đạn quân thù đã được diễn tả một cách tuyệt vời qua những vần thơ hàm súc, biểu cảm và giàu hình tượng.
“Cánh đồng quê chảy máu”, “Giây thép giai đâm nát trời chiều” là những hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo và hay, “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” là một hình ảnh mang tính kế thừa sáng tạo, thể hiện một hồn thơ chiến sĩ cho ta nhiều rung cảm thấm thía.
Đọc “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, tâm hồn ta được bồi đắp bao tình cảm đẹp trở nên trong sáng và phong phú, để ta yêu, để ta nhớ, ta sống lại và tự hào về những năm tháng hào hùng và oanh liệt với ngọn lửa Điện Biên thần kì của đất nước và dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đề bài: Bình giảng khổ thơ kết thúc bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi sau đây:
Bài làm
Nguyễn Đình Thi có câu thơ viết về mùa thu rất gợi:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Có những câu thơ đẹp, giàu cá tính sáng tạo:
“Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng, có những tìm tòi về hình ảnh và ngôn ngữ, dạt dào về cảm xúc khi ông viết về đất nước trong chiến tranh:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”.
Kết thúc bài thơ “Đất nước” là hình ảnh nước Việt Nam – Tổ quốc thân yêu – lẫm liệt và hiên ngang, quật khởi và kiêu hãnh trong tư thế hào hùng chiến đấu và chiến thắng:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lóa”.
Khổ thơ kết này được Nguyễn Đình Thi sử dụng rất sáng tạo thể thơ lục ngôn thể hiện cảm xúc như bị dồn nén lại, chất chứa trong lòng đất nước bấy nay. Giọng thơ bừng bừng vang lên như một khúc ca chiến trận. Đất nước đã trải qua những năm dài “đau thương chiến đấu”, biết bao máu đổ xương rơi, bao hi sinh gian khổ “Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội – Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh”, thì mới có cảnh tượng hào hùng này:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ”.
Cả đất nước đứng lên nổ súng tấn công quân xâm lược; tiếng súng nổ rung trời, quân thù bị giáng những đòn chí mạng. Trên những con đường chiến dịch, quân và dân ta ào ào ra trận, “người người lớp lớp” (Trần Dần), “đêm đêm rầm rập như đất rung” (Tố Hữu) vì thế trong tổng công kích, tổng phản công mới có cảnh tượng “súng nổ rung trời giận dữ” như vậy. Đất nước tiến công với sức mạnh của cả dân tộc. Hai tiếng “rung trời” cảm nhận thế đánh của đất nước mang tầm vóc kì vĩ vũ trụ. Đó là thế tiến công của quân dân ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ mới có sức mạnh thần kì ấy. Tiếng súng ấy còn chứa chất bao nỗi căm thù, giận dữ sôi sục. Giận dữ vì quân thù đã giày xéo đất nước ta, gây ra bao nhiêu tội ác tày trời: “Bát cơm chan đầy nước mắt”,… “những cánh đồng quê chảy máu”, và đã 9 năm trời đằng đẵng “Dây thép gai đâm nát trời chiều” quê hương đất nước ta. “Giận dữ” biến thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Câu thơ “Người lên như nước vỡ bờ” là một câu thơ hàm súc, khơi nguồn cảm hứng từ một thành ngữ – tục ngữ dân gian: “Tức nước vỡ bờ” rồi tạo nên một so sánh, để hình tượng hóa sức mạnh chiến đấu vô cùng mạnh mẽ và to lớn của nhân dân ta quyết đánh tan mọi kẻ thù, cuốn phăng mọi thế lực tàn ác trên con đường đất nước đi tới tương lai tươi sáng. Câu thơ nói ít mà gợi nhiều, thế và lực của đất nước dồn nén và tích tụ, bật lên và phóng tới như một mũi tên từ cánh cung thần của người anh hùng thần thoại. Sức mạnh của thời đại Hồ Chí Minh, của 9 năm kháng chiến chống Pháp của đất nước ta đã truyền cho ngòi bút Nguyễn Đình Thi niềm tin tưởng tự hào để viết nên những vần thơ hào sảng, cho ta nhiều liên tưởng và cảm xúc về sức mạnh quật khởi của đất nước anh hùng.Hai câu cuối như một tổng kết về hành trình lịch sử của đất nước. Có “rũ bùn” mới có “đứng dậy”, từ “máu lửa” mới có cảnh tượng “sáng lòa”. Câu thơ như một lời đúc kết về chiến tranh cách mạng, về một chân lí lịch sử của đất nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh:
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa”.
Chữ “từ” trong câu thơ nói lên một quá trình, một sự thay đổi lớn lao của đất nước. Ba tiếng “Nước Việt Nam”cất lên, vang lên trong vần thơ biểu lộ niềm vui sướng tự hào vô hạn của tác giả. Mười sáu năm sau, trên chiến trường Trị Thiên giữa những ngày sôi sục đánh Mỹ, kết thúc bài thơ “Đất nước” – Chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhà thơ trẻ Nguyễn Khoa Điềm, cũng có cảm hứng tự hào ấy đã gọi tên Đất Nước:
“Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào: Đất nước Việt Nam ơi!”.
Từ “máu lửa” là từ những hi sinh, mất mát, đau thương. Nói như Chế Lan Viên thì “Mỗi trang sử đất này đều ngập máu cha ông” (Sao chiến thắng). Từ “máu lửa” là từ những năm dài kháng chiến “một gốc tre ba đời đánh giặc”. “Từ máu lửa” là từ nô lệ lầm than mà nhân dân “rũ bùn đứng dậy” trong tư thế lẫm liệt chiến thắng vẻ vang: “sáng lòa”.
Câu thơ từ nhịp 6 chuyển sang nhịp 2 diễn tả dáng đứng Việt Nam hào hùng:
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn / đứng dậy/ sáng lòa”.
“Đứng dậy” – thể hiện sức mạnh quật khởi của đất nước, khát vọng tự do của nhân dân cầm vũ khí chiến đấu với quyết tâm “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!” (Hồ Chí Minh). “Từ máu lửa” đến “rũ bùn đứng dậy” mới có cảnh tượng huy hoàng: “sáng lòa”. Tứ thơ này được viết ra bằng cảm hứng lãng mạn nói về viễn cảnh của đất nước sau ngày đánh thắng quân xâm lược, bước vào một kỉ nguyên mới: độc lập, tự do, thịnh vượng. Câu thơ còn mang một hàm nghĩa lịch sử: cái giá của độc lập, tự do và niềm tự hào lớn lao về đất nước và kháng chiến.
Đoạn thơ trên mang đầy vẻ đẹp hàm súc về ngôn ngữ, vẻ đẹp tráng lệ về niềm tự hào đất nước, về kháng chiến. Ý thơ khái quát nâng lên tầm trí tuệ: khẳng định và ngợi ca sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đoạn thơ cho ta niềm tin về đất nước trên hành trình lịch sử: “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, để ta sung sướng, reo lên:
“Ta nghẹn ngào: Đất nước Việt Nam ơi!”.