Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 6 trang 29: Hãy vẽ hình và mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn.
Lời giải:
– Đột biến mất đoạn: làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST làm giảm số lượng gen trên NST.
– Đột biến lặp đoạn: là một đoạn NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST.
– Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại với nhau. Đảo đoạn có thể chứa tâm động và không chứa tâm động.
– Đột biến chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Gồm:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: 1 đoạn của NST này chuyển sang 1 NST khác và ngược lại.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: là hiện tượng 1 đoạn hoặc cả 1 NST này sát nhập vào NST khác.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 6 trang 29: Hãy nêu các nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST.
Lời giải:
– Do các tác nhân gây đột biến từ môi trường:
+ Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt…
+ Tác nhân hóa học: NMU, EMS, thuốc trừ sâu, …
– Do sự biến đổi sinh lí, sinh hóa nội bào.
→ Tần số đột biến phụ thuộc vào: loại tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân; độ bền vững về cấu trúc của NST.
Bài 1 trang 32 sgk Sinh học 12 nâng cao: Mô tả và vẽ hình các dạng đột biến cấu trúc NST.
Lời giải:
Các dạng đột biến cấu trúc NST:
– Đột biến mất đoạn: làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST làm giảm số lượng gen trên NST.
– Đột biến lặp đoạn: là một đoạn NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST.
– Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại với nhau. Đảo đoạn có thể chứa tâm động và không chứa tâm động.
– Đột biến chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Gồm:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: 1 đoạn của NST này chuyển sang 1 NST khác và ngược lại.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: là hiện tượng 1 đoạn hoặc cả 1 NST này sát nhập vào NST khác.
Bài 2 trang 32 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng nhất. Đột biến cấu trúc NST là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do phóng xạ tự nhiên.
B. Do phóng xạ sinh ra từ sự phân hủy các chất đồng vị phóng xạ.
C. Do biến đổi sinh lí nội bào.
D. Cả A, B và C
Lời giải:
Đáp án D
Bài 3 trang 32 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả nào trong các hiện tượng sau đây?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật.
D. Ít gây hại cho cơ thể.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 4 trang 32 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng nhất. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A. Đảo đoạn NST.
B. Mất đoạn lớn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
Lời giải:
Đáp án B
Bài thu hoạch
Mô tả, nhận xét các quá trình: 1. Nhân đôi ADN; 2. Phiên mã; 3. Dịch mã.
Trả lời:
1. Nhân đôi ADN:
– Các enzim tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y, để lộ 2 mạch đơn trong đó một mạch có đầu 3’ – OH và mạch kia có đầu 5’ – P.
– ADN pôlimeraza chỉ có thể bổ sung nuclêôtit vào nhóm 3’ – OH nên tổng hợp mạch đó liên tục. Mạch bổ sung thứ 2 tổng hợp từng đoạn ngắn ngược với chiều phát triển chạc chữ Y, sau đó được nối lại nhờ enzim nối ligaza.
– Kết thúc: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Nhờ đó, 2 phân tử ADN con được tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ.
– Nhân đôi ở sinh vật nhân chuẩn giống cơ chế nhưng sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nhiều đơn vị nhân đôi và nhiều loại enzim tham gia.
2. Phiên mã:
– Giai đoạn khởi đầu: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’→ 5′ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
– Giai đoạn kéo dài: ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung (A với U, T với A, G với X và X với G).
Chiều tổng hợp của mARN là: 5’ → 3’.
– Giai đoạn kết thúc: Khi enzim gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được sửa đổi, cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau rồi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp prôtêin.
→ Kết quả: thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung.
3. Dịch mã:
* Hoạt hóa axit amin:
Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN).
* Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
– Giai đoạn khởi đầu:
+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN (UAX) bổ sung chính xác với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
+ Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
– Giai đoạn kéo dài:
+ Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1-tARN) tới vị trí bên cạnh, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon của axit amin thứ nhất ngay sau côđon mở đầu trên mARN.
+ Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất (met-aa1).
+ Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN theo chiều 5’ → 3’, đồng thời tARN (đã mất axit amin mở đầu) rời khỏi ribôxôm.
+ Sau đó, phức hợp aa2-tARN tiến vào ribôxôm, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon của axit amin thứ hai trên mARN. Liên kết peptit giữa axit amin thứ nhất và axit amin thứ hai (aa1- aa2) được tạo thành. Sự dịch chuyển của ribôxôm tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.
– Giai đoạn kết thúc:
+ Quá trình dịch mã diễn ra cho đến khi gặp côđon kết thúc trên mARN thì dừng lại.
+ Ribôxôm tách ra khỏi mARN và chuỗi pôlipeptit được giải phóng, đồng thời axit amin mêtiônin mở đầu cũng tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
+ Chuỗi pôlipeptit sau đó hình thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh.
Bài thu hoạch
STT | Đối tượng | Số NST / tế bào | Giải thích cơ chế hình thành đột biến |
---|---|---|---|
1 | Khoai môn, khoai sọ (hoặc ráy) lưỡng bội (2n) | ||
2 | Khoai môn, khoai sọ tam bội (3n) hoặc ráy tứ bội (4n) | ||
3 | Bệnh nhân Đao | ||
4 | Bệnh nhân Tơcnơ |
Trả lời:
STT | Đối tượng | Số NST / tế bào | Giải thích cơ chế hình thành đột biến |
---|---|---|---|
1 | Khoai môn, khoai sọ (hoặc ráy) lưỡng bội (2n) | 2n = 28 | Bình thường (Giao tử n kết hợp với n tạo hợp tử 2n = 28) |
2 | Khoai môn, khoai sọ tam bội (3n) hoặc ráy tứ bội (4n) | 3n = 42 4n = 56 |
– Giao tử 2n kết hợp với giao tử n tạo hợp tử 3n = 42. – Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n = 56. |
3 | Bệnh nhân Đao | 2n = 47 | Giao tử bình thường n kết hợp với giao tử n + 1 tạo hợp tử 2n + 1 = 47 |
4 | Bệnh nhân Tơcnơ | 2n = 45 | Giao tử bình thường (22 + X) kết hợp với giao tử (22 + O) tạo hợp tử 44 + XO = 45 |