Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 18: Bài tập chương II (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau đây:

a. P : Chó lông ngắn × chó lông dài

b. P : Chó lông ngắn × chó lông ngắn

Lời giải:

– Quy ước gen: A: lông ngắn; a: lông dài

a. P : Chó lông ngắn × chó lông dài

TH1: P: AA   ×   aa

   (lông ngắn)      (lông dài)

GP:       A    a

F1:       Aa

         (100% lông ngắn)

TH2: P:    Aa    ×    aa

      (lông ngắn)       (lông dài)

GP:   A, a      a

F1:   Aa    :    aa

   (1 lông ngắn : 1 lông dài)

b. P : Chó lông ngắn × chó lông ngắn

TH1: P:   AA    ×     AA

F1:   AA (100% lông ngắn)

TH2: P:   AA   ×    Aa

GP:    A       A, a

F1:    AA    :   Aa

      (100% lông ngắn)

TH3: P:   Aa   ×   Aa

GP:   A,a       A, a

F1:       1AA: 2Aa : 1aa

      (3 lông ngắn: 1 lông dài)

Bài 2 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Sau đây là kết quả của các phép lai:

a. P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 74,9% đỏ thẫm ; 25,1% xanh lục.

b. P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 100% đỏ thẫm.

c. P : Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục → F1 : 50,2% đỏ thẫm ; 49,8% xanh lục

Kiểu gen của P trong các công thức lai trên như thế nào?

Lời giải:

a. P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 74,9% đỏ thẫm ; 25,1% xanh lục.

F1 phân li với tỉ lệ 3 : 1 → di truyền theo quy luật phân li → P: có kiểu gen dị hợp ở cả bố và mẹ.

Sơ đồ lai:

P:   Aa   ×    Aa

GP:   A,a    A, a

F1:   1AA: 2Aa : 1aa

   (3 đỏ thẫm : 1 xanh lục)

b. P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 100% đỏ thẫm.

P có thể có các kiểu gen:

TH1: P:   AA    ×    AA

F1:    AA (100% lông ngắn)

TH2: P:   AA   ×    Aa

GP:   A      A, a

F1:   AA    :    Aa

      (100% lông ngắn)

c. P : Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục → F1 : 50,2% đỏ thẫm ; 49,8% xanh lục

F1 phân li tỉ lệ 1 : 1, có kiểu hình xanh lục có kiểu gen: aa → Nhận giao tử a từ cả cha và mẹ → P thân đỏ sẫm có kiểu gen: Aa, P xanh lục có kiểu gen: aa.

Sơ đồ lai:

P:      Aa   ×   aa

GP:      A, a        a

F1:    Aa    :   aa

      (1 đỏ sẫm : 1 xanh lục)

Bài 3 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Màu lông gà do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào? Cho biết lông trắng do gen lặn quy định.

Lời giải:

Lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời → lông màu xanh da trời là tính trạng trung gian. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền trội không hoàn toàn.

– Quy ước gen: AA: lông đen; Aa: lông màu xanh da trời; aa: lông trắng.

– Sơ đồ lai:

P:   AA    ×    aa

   (lông đen)   (lông trắng)

GP:    A        a

F1:    Aa

         (100% lông màu xanh da trời)

Bài 4 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

a. Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

b. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra đều mắt đen?

Lời giải:

a. Con mắt xanh có kiểu gen aa → Nhận giao tử a từ cả bố và mẹ → Cha mẹ đều tạo giao tử a.

Con mắt đen có kiểu gen AA hoặc Aa

→ Kiểu gen của bố mẹ có thể là: Aa × Aa (mắt đen × mắt đen) và Aa × aa (mắt đen × mắt xanh).

b. Để sinh ra con đều mắt đen thì bố mẹ phải có kiểu gen:

– P: AA × AA (mắt đen × mắt đen).

– P: AA × aa (mắt đen × mắt xanh).

– P: AA × Aa (mắt đen × mắt đen).

Bài 5 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi ngựa thuần chủng lông xám và lông hung đỏ đều được F1 có lông xám. Cho ngựa F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 12 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung. Giải thích kết quả của phép lai.

Lời giải:

– F2: có 16 tổ hợp các loại giao tử → F1 tạo 4 loại kiểu tổ giao tử ở cả bố và mẹ. F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen không alen ở cả bố và mẹ. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền tương tác gen.

– F2 có tỉ lệ: 12:3:1 → Như vậy, tính trạng màu lông chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác gen, kiểu át chế gen trội.

Bài 6 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ : 93 mào hình hạt đào, 31 mào hình hoa hồng, 26 mào hình hạt đậu, 9 mào hình lá.

a. Hình dạng mào bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?

b. Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào : 1 mào hình hoa hồng : 1 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá.

Lời giải:

a. F2 phân li tỉ lệ: 9:3:3:1 (khác quy luật của Menđen) → F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen không alen ở cả bố và mẹ. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ trợ.

– Quy ước gen: A, B quy ước hình mào gà

– Sơ đồ lai:

F1 × F1:      AaBb        ×        AaBb

GP:       AB, Ab, aB, ab             AB, Ab, aB, ab

F2:

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb

Kiểu hình:

9 (A-B-): gà mào hạt đào

3 (A-bb): gà mào hoa hồng

3 (aaB-): gà mào hạt đậu

1 aabb: gà mào hình lá

b. Để F1 có 4 kiểu tổ hợp các loại giao tử → P có thể tạo giao tử trong 2 trường hợp: (4 × 1) và (2 × 2).

– Trường hợp 1:

P:        AaBb       ×       aabb

GP:       AB, Ab, aB, ab            ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào: 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá.

– Trường hợp 2:

P:       Aabb       ×        aaBb

GP:        Ab, ab            aB, ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào: 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá.

Bài 7 trang 73-74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.

a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Lời giải:

a. F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng → Tính trạng vảy đỏ trội hoàn toàn so với vảy trắng.

– Quy ước gen: A: vảy đỏ; a: vảy trắng

– Trong đó, cá vảy trắng toàn con cái. F2 phân li kiểu hình không đều ở 2 giới. Cặp tính trạng này chịu sự chi phối của quy luật di truyền liên kết với giới tính, trên gen X.

– Ở cá: cá đực: XX và cá cái: XY

– Sơ đồ lai:

P:   XaY   ×   XAXA

   (cá cái vảy trắng)      (cá đực vảy đỏ)

Gp:   Xa : Y         XA

F1:    XAXa : XAY (100% cá vảy đỏ)

F1×F1:    XAXa   ×    XAY

GF1:    XA : Xa        XA : Y

F2:     XAXA : XAY : XaY : XAXa

            (3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng)

b. Sơ đồ lai:

P:    XAY     ×   XaXa

   (cá mái màu đỏ)   (cá trống vảy trắng)

Gp:       XA : Y      Xa

F1:    XAXa : XaY

    (1 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng)

Bài 8 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a- chân cao, BB- lông đen, Bb- lông đốm (trắng đen), bb- lông trắng. Cho biết các gen quy định chiều cao chân và màu lông phân li độc lập.

a. Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân cao, lông đen được F1. Cho gà F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

b. Xác định kết quả phép lai giữa gà F1 và gà chân cao, lông trắng.

Lời giải:

a) Chân thấp – lông trắng: AAbb

Chân cao – lông đen: aaBB

– Sơ đồ lai:

P:    AAbb    ×    aaBB

GP:      Ab         aB

F1:         AaBb (100% chân thấp – lông đốm)

F1 × F1:    AaBb    ×    AaBb

GP:    AB, Ab, aB, ab      AB, Ab, aB, ab

F2:

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb

F2:    1AABB + 2AaBB: chân thấp – lông đen

         2AABb + 4AaBb: chân thấp – lông đốm

         3 A-bb: chân thấp – lông trắng

         1aaBB: chân cao – lông đen

         2 aaBb: chân cao – lông đốm

         1 aabb: chân cao – lông trắng

b) Sơ đồ lai:

F1 × F1:     AaBb    ×    aabb

GP:    AB, Ab, aB, ab      ab

F2:    1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 chân thấp – lông đen : 1 chân thấp – lông trắng : 1 chân cao – lông đốm : 1 chân cao – lông trắng.

Bài 9 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a – quả vàng; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 1604 cây, trong đó có 901 cây quả đỏ, tròn.

a. Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?

b. Cho cây F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai.

Lời giải:

a. F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Theo định luật của Menđen thì F1 có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen, P thuần chủng. F1 giao phấn được F2 có A-B- : 9/16. Tính trạng di truyền theo quy luật di truyền phân li độc lập.

– Quả đỏ, bầu dục: AAbb

Quả vàng, tròn: aaBB

– Sơ đồ lai:

P:    AAbb    ×    aaBB

GP:     Ab             aB

F1:     AaBb (quả đỏ – tròn)

F1 × F1:    AaBb     ×     AaBb

GP:    AB, Ab, aB, ab         AB, Ab, aB, ab

F2:

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb

Kiểu hình: 9 quả đỏ – tròn : 3 quả đỏ – bầu dục : 3 quả vàng – tròn : 1 vàng – bầu dục.

b. Sơ đồ lai:

F1 × F1:     AaBb    ×     aabb

GP:       AB, Ab, aB, ab      ab

F2:   1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 quả đỏ – tròn : 1 quả đỏ – bầu dục : 1 quả vàng – tròn : 1 vàng – bầu dục.

Bài 10 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, gen v – cánh cụt; gen B quy định thân xám, gen b – thân đen. Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Lời giải:

– F1 có thân đen, cánh cụt: bv//bv → P đều tạo giao tử bv.

– F1 có 4 kiểu tổ hợp các loại giao tử → P đều có kiểu gen dị hợp 1 cặp gen.

– F1 có kiểu hình thân xám, cánh dài (B-V-) → P tạo giao tử B và V.

→ P có kiểu gen: Bv//bv × bV//bv

Sơ đồ lai:

P:   Bv//bv    ×     bV//bv

Gp:   Bv : bv          bV : bv

F1:   Bv//bV : Bv//bv : bV//bv : bv//bv

Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Bài 11 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Trên NST số II ở ruồi giấm, các gen quy định mắt hồng và cánh vênh cách nhau 18 cm. Các tính trạng trội tương ứng là mắt đỏ và cánh bình thường. Khi lai ruồi mắt đỏ, cánh bình thường thuần chủng và ruồi mắt hồng, cánh vênh được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

Lời giải:

– Các gen quy định mắt hồng và cánh vênh cách nhau 18 cm → Hai gen này xảy ra hoán vị với tần số 18%.

– Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt hồng

B: cánh bình thường; b: cánh vênh

– Sơ đồ lai:

P:  AB//AB   ×  ab//ab

GP:    AB    ab

F1:    AB//ab (100% mắt đỏ, cánh bình thường)

F1×F1:  ♀ AB//ab    ×   ♂ AB//ab

GP:   AB = ab = 0,41         AB = ab = 0,5

     Ab = aB = 0,09

F2:

0,41 AB 0,41 ab 0,09 Ab 0,09 aB
0,5 AB 0,205 AB//AB 0,205 AB//ab 0,045 AB//Ab 0,045 AB//aB
0,5 ab 0,205 AB//ab 0,205 ab//ab 0,045 Ab//ab 0,045 aB//ab

Kiểu gen: 0,205 AB//AB : 0,41 AB//ab : 0,045 AB//Ab : 0,045 AB//aB : 0,045 Ab//ab : 0,045 aB//ab : 0,205 ab//ab

Kiểu hình: 0,705 thân xám, cánh dài : 0,045 thân xám, cánh cụt : 0,045 thân đen, cánh dài : 0,205 thân đen, cánh cụt.

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao:

Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:

Câu hỏi 1 (trang 74 – Sinh học 12 nâng cao): Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào?

A. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh

B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh

C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh

D. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh

Câu hỏi 2 (trang 74,75 – Sinh học 12 nâng cao): Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?

A. Xác định được các dòng thuần.

B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.

C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

D. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

Câu hỏi 3 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng

A. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.

B. tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

C. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.

D. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.

Câu hỏi 4 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?

A. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.

B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.

C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.

D. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.

Câu hỏi 5 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tránh khỏi sự mày mò trong việc chọn cặp lai.

B. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết.

C. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài.

D. Có được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi.

Câu hỏi 6 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.

B. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.

C. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.

D. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 7 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là

A. tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai.

B. tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai.

C. tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai.

D. tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai.

Câu hỏi 8 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?

A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình đều hoặc không đều ở hai giới tính.

B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính.

C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.

D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính.

Câu hỏi 9 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Điều nào dưới đây là không đúng?

A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

C. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.

Lời giải:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án B C B C A A C A B

Bài thu hoạch

I. Lai giống thực vật:

– Tóm tắt các bước tiến hành lai giống và những điều cần chú ý khi chọn hoa cùng với thao tác khi giao phấn.

– Vẽ hình sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.

Trả lời:

Nội dung thí nghiệm

a. Khử nhị trên cây mẹ:

– Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).

– Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được.

– Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa.

– Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn.

– Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.

– Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

b. Thụ phấn:

– Chọn những hoa đã nở xoà, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn.

– Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.

– Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.

– Dùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra.

– Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa của cây mẹ đã khử nhị.

– Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

c. Chăm sóc và thu hoạch

– Tưới nước đầy đủ.

– Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.

– Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó.

– Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.

Chú ý:

– Muốn tránh sự tự thụ phấn của hoa bằng cách cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây làm mẹ.

– Những hoa được chọn để khử nhị phải chắc chắn chưa thụ phấn. Muốn kiểm tra, hãy dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra. Nếu phần còn là chất sữa trắng hay là những hạt màu xanh nhạt thì chắc chắn là chưa xảy ra sự tự thụ phấn. Tốt nhất là hoa cây mẹ đang là nụ có màu vàng nhạt thì tiến hành khử nhị.

– Lựa chọn hoa cây mẹ và cây bố:

    + Cây mẹ có đầu nhụy màu xanh thẫm, có dịch nhờn.

    + Cây bố có hoa mới nở xòe, cánh hoa và bao phấn màu vàng tươi.

– Các thao tác giao phấn theo thứ tự sau:

    + Cách tỉa nhị ở cây mẹ như SGK.

    + Cách lấy hạt phấn ở cây bố nhứ SGK, chỉ lấy các hạt phấn đã chín (hạt phấn tròn và trắng).

    + Cách thụ phấn (chấm hay bôi hạt phấn lên đầu nhụy).

II. Lai một số loài cá cảnh:

– Tóm tắt các bước tiến hành lai giống.

– Ghi kết quả và nhận xét thì nghiệm vào bảng.

Trả lời:

– Các bước tiến hành lai giống như đã nêu trong bài, sau đó ghi kết quả vào bảng trả lời.

1. Kiếm mắt đen × Kiếm mắt đỏ (và ngược lại).

2. Mún đực xanh × Mún cái đỏ (và ngược lại).

3. Khổng tước đực có chấm màu × Khổng tước cái không có chấm màu.

4. Khổng tước đực có vết đỏ ở trước gốc đuôi và chấm màu xanh sau nắp mang × Khổng tước cái không có đặc điểm nêu trên.

5. Khổng tước đực có vây lưng hình dải dài × Khổng tước cái không có đặc điểm này.

6. Khổng tước cái có một vệt tím trên đuôi × Khổng tước đực không có đặc điểm này.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 891

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống