Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 37: Các nhân tố tiến hóa (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 37 trang 150: Vì sao đột biến gen thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?
Lời giải:
Vì:
– Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường.
– Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
– Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 37 trang 151: Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối các alen qua các thế hệ?
Lời giải:
Vì: trong quá trình phân li qua các thế hệ ở các quần thể giao phối không ngẫu nhiên, tỉ lệ các alen được chia đều cho các thể đồng hợp trội và lặn, do đó tần số alen không thay đổi.
Bài 1 trang 152 sgk Sinh học 12 nâng cao: Nêu vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa.
Lời giải:
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, trong đó nguồn nguyên liệu chủ yếu là đột biến gen. Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lí, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Bài 2 trang 152 sgk Sinh học 12 nâng cao: Vì sao đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa? Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu?
Lời giải:
– Đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa vì:
+ Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường.
+ Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
+ Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.
– Đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu vì: Tuy tần số đột biến của từng gen thường rất thấp, nhưng một số gen dễ đột biến, tần số đó có thể lên tới 102. Mặt khác, vì thực vật, động vật có hàng vạn gen nên tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn.
Bài 3 trang 152 sgk Sinh học 12 nâng cao: Di – nhập gen là gì? Nêu vai trò của nó đối với quá trình tiến hóa.
Lời giải:
– Di – nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
+ Các cá thể nhập cư mang đến các loại alen đã sẵn có trong quần thể nhận làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể hoặc mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể nhận.
+ Khi nhóm cá thể di cư khỏi quần thể gốc cũng làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể này. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể.
– Vai trò: Di – nhập gen là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và làm phong phú vốn gen của quần thể.
Bài 4 trang 152 sgk Sinh học 12 nâng cao: Nêu vai trò của giao phối không ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trong tiến hóa. Vì sao mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú?
Lời giải:
– Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên: Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, nhưng tần số tương đối của các alen thì không thay đổi.
– Vai trò của giao phối ngẫu nhiên:
+ Phát tán các đột biến trong quần thể tạo nên vô số các biến dị tổ hợp thông qua phát tán các giao tử và các hợp tử.
+ Trung hòa tính có hại của đột biến vì đưa gen đột biến lặn vào kiểu gen dị hợp.
+ Tạo ra các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú trong đó có các tổ hợp gen thích nghi.
+ Ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy ngẫu phối là nhân tố cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, ngẫu phối không phải là nhân tố tiến hóa.
– Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú: Quần thể có vai trò phát tán các đột biến trong quần thể tạo nên vô số các biến dị tổ hợp thông qua phát tán các giao tử và các hợp tử. Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ tạo ra 2n loại giao tử, 3n loại kiểu gen, 2n loại kiểu hình… Bình thường trong quần thể giao phối, số cặp gen dị hợp rất lớn nên quần thể là một kho biến dị di truyền rất phong phú. Vì vậy biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Bài 5 trang 152 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Các nòi, các loài thường phân biệt nhau bằng
A. các đột biến NST.
B. các đột biến gen lặn.
C. sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ.
D. một số các đột biến lớn.
Lời giải:
Đáp án C