Chương 3: Quần xã sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 57: Mối quan hệ dinh dưỡng (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 57 trang 238: Hãy phân biệt 3 dạng tháp sinh thái.

Lời giải:

Các dạng tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.

– Trong đó, tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, nghĩa là năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.

– Hai tháp còn lại đôi khi bị biến dạng. Ví dụ, giữa vật chủ – vật kí sinh, vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh đông nên đáy tháp nhỏ còn đỉnh tháp lại lớn.

Bài 1 trang 239 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy cho biết khái niệm về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng. Cho ví dụ.

Lời giải:

– Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã, trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản phẩm của nó làm thức ăn, về phía mình, nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp.

Ví dụ: Tảo → Giáp xác → Cá trích → Cá thu → Cá mập.

Cỏ → Châu chấu → Chim sâu → Rắn → Đại bàng.

– Bậc dinh dưỡng: những đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng.

Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Chim sâu → Rắn → Đại bàng. Có 5 thành phần, mỗi thành phần là một bậc dinh dưỡng. Trong quần xã, mỗi bậc dinh dưỡng gồm nhiều loài cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng một dạng thức ăn.

Bài 2 trang 239 sgk Sinh học 12 nâng cao: Trong thiên nhiên có mấy loại chuỗi thức ăn cơ bản? Chuỗi nào là hệ quả của chuỗi nào?

Lời giải:

Trong thiên nhiên có các loại chuỗi thức ăn cơ bản: chuỗi thức ăn khởi đầu bằng thực vật và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.

Trong đó, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải là hệ quả của chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật. Những chất bài tiết của động vật, mảnh vụn xác động thực vật thường bị phân giải. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời nhưng tùy nơi, tùy lúc mà một trong hai chuỗi trở thành ưu thế. VD: Trên đồng cỏ vào mùa xuân hè, cỏ non dồi dào là nguồn thức ăn phong phú cho trâu bò và các loài côn trùng ăn cỏ. Vào mùa đông, cỏ cằn cỗi, úa vàng, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải trở nên ưu thế hơn.

Bài 3 trang 239 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy giải thích tại sao tháp sinh khối của thủy sinh vật trong tầng nước lại có dạng khác thường. Trong trường hợp nào tháp số lượng bị đảo ngược?

Lời giải:

– Tháp sinh khối của thủy sinh vật trong tầng nước có dạng khác thường vì: sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp, trong khi sinh khối của sinh vật tiêu thụ lại lớn, tháp trở nên mất cân đối, đáy tháp nhỏ.

– Tháp số lượng bị đảo ngược trong trường hợp:

   + Vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh đông.

   + Quần xã sinh vật ở môi trường nước.

Bài 4 trang 239 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy cho biết, khi đi từ vùng cực đến vùng nhiệt đới thì lưới thức ăn phức tạp hơn hay đơn giản hơn. Hãy giải thích.

Lời giải:

Khi đi từ vùng cực đến vùng nhiệt đới thì lưới thức ăn phức tạp hơn do: vùng nhiệt đới có số lượng loài đa dạng, thành phần các loài phong phú hơn, ổ sinh thái phân hóa ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều loài ăn nhiều loại thức ăn hơn.

Bài 5 trang 239 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi ; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là

A. quan hệ kí sinh.

B. quan hệ hội sinh.

C. quan hệ con mồi – vật ăn thịt.

D. quan hệ ức chế – cảm nhiễm

Lời giải:

Đáp án C

Bài thu hoạch

Tính mức giàu có (hay độ phong phú) của loài cá mương bằng công thức:

Độ phong phú – (ni/N).100

Trong đó: ni: số lượng cá thể của loài i nào đó

N: tổng số cá thể của cả 3 loài thu được

Tính kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả lại theo một cách đơn giản của biểu thức của Seber (1982):

Trong đó, N: số lượng cá thể của quần thể cần tính

               M: số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên

               C: số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2

               R: số cá thể đã đánh dấu bị bắt lại ở lần thứ 2.

(Kết quả thí nghiệm dựa vào số liệu thực tế)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1015

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống