Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 212: Cơ cấu ngành công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 26 trang 114: Quan sát biểu đồ hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.

Trả lời:

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch qua các năm từ 1996 – 2005.

– Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến tăng, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005), tăng 3,3%.

– Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 13,9% (năm 1996) xuống 11,2% (năm 2005), giảm 2,7%.

– Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 26 trang 116: Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

Trả lời:

– Ở Bắc Bộ:

   + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :

      • Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

      • Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

      • Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

      • Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

      • Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

      • Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

– Ở Nam Bộ:

   + Tiêu biểu là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

   + Hình thành một dải phân bố công nghiệp.

   + Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

– Duyên hải miền Trung: mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

– Ở các khu vực còn lại (Tây Nguyên, Tây Bắc):

   + Hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

   + Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.

Bài 1 trang 117 Địa Lí 12: Chứng minh rằng cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

Trả lời:

– Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:

   + Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).

   + Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).

   + Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hoá chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử,…

Bài 2 trang 117 Địa Lí 12: Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch?

Trả lời:

– Nhờ đường lối phát triển của nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Nhân tố thị trường góp phần điều tiết sản xuất công nghiệp.

– Chịu sự tác động của các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực KT-XH.

– Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm phát huy được các thế mạnh, mang lại hiệu quả KT cao, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên.

– Chuyển dịch theo xu hướng chung của toàn thế giới.

Bài 3 trang 117 Địa Lí 12: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Trả lời:

a. Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

– Ở Bắc Bộ:

   + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :

      • Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

      • Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

      • Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

      • Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

      • Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

      • Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

   + Ở Nam Bộ (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL):

      • Hình thành một dải phân bố công nghiệp.

      • Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

   + Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

   + Ở các khu vực còn lại (Tây Nguyên, Tây Bắc), hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.

b. Nguyên nhân của sự phân hóa

– Phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

– Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

– Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Bài 4 trang 117 Địa Lí 12: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

Trả lời:

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh trong những năm gần đây theo xu hướng:

   + Giảm mạnh tỉ trọng khu vực Nhà nước 25,1% (2005).

   + Tăng tỉ trọng khu vực Ngoài Nhà nước 31,2% (2005).

   + Tăng mạnh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 43,7%

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1094

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống