Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 174 Địa Lí 12: Cho bảng số liệu:
Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005
Loại cây | Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên |
Cây CN lâu năm | 1633,6 | 91,0 | 634,3 |
Cà phê | 497,4 | 3,3 | 445,4 |
Chè | 122,5 | 80,0 | 27,0 |
Cao su | 482,7 | — | 109,4 |
Các cây khác | 531,0 | 7,7 | 52,5 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.
b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ
– Thể loại biểu đồ: hình tròn
– Đơn vị vẽ: %
– Bảng xử lí số liệu:
Loại cây | Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên |
Cây CN lâu năm | 100.0 | 100.0 | 100.0 |
Cà phê | 30.4 | 3.6 | 70.2 |
Chè | 7.5 | 87.9 | 4.3 |
Cao su | 29.5 | 0 | 17.2 |
Các cây khác | 32.6 | 8.5 | 8.3 |
– Tính quy mô bán kính đường tròn:
+ Đặt RTDMNBB = 1,0 (đơn vị bán kính)
+ R¬TN = 2,6 (đơn vị bán kính)
+ RCN = 4,2 (đơn vị bán kính)
– Vẽ biểu đồ:
b. Nhận xét về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.
– Giống nhau:
+ Quy mô
• Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
• Mức độ tập trung hóa tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè,… tập trung trên quy mô lớn.
+ Về hướng chuyên môn hóa: cả hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này.
+ Về điều kiện phát triển:
• Cả hai vùng đều có tiềm năng về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.
• Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
• Các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến,…
– Khác nhau:
Khác nhau | Trung du miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên |
Quy mô |
– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. – Mức độ tập trung hóa thấp hơn. |
– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. – Mức độ tập trung hóa cao. |
Hướng chuyên môn hóa | Chè | Cà phê, cao su, chè. |
Về điều kiện tự nhiên |
– Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn. – Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. – Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). |
– Các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 – 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng – Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan. – Khí hậu có tính chất cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao. |
Điều kiện kinh tế – xã hội |
– Có mật độ dân số trung bình.- Có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,… và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. – Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên. |
– Là vùng thưa dân nhất nước ta. – Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. |
– Giải thích: Hai vùng có sự khác nhau trong phát sản xuất cây công nghiệp lâu năm do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ.
+ Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan với độ phì cao, thích hợp cho việc các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời.
+ Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê.
Bài 2 trang 175 Địa Lí 12: Cho bảng sô liệu sau:
Bảng 38.2. Số lượng trâu bò, năm 2005
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
Trâu | 2922,2 | 1679,5 | 71,9 |
Bò | 5540,7 | 899,8 | 616,9 |
a. Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
b. Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:
– Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn?
– Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước?
– Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
Trả lời:
a. Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
Trâu | 34,5 | 65,1 | 10,4 |
Bò | 65,5 | 34,9 | 89,6 |
b. Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học:
– Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn vì:
+ Có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
+ Nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển vững chắc.
+ Khí hậu :
• TDMN Bắc Bộ: nhiệt đới có một mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu.
• Tây Nguyên: nhiệt đới cận xích đạo có mùa khô, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò.
+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, đặc biệt là các vùng phụ cận (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ).
+ Dân cư có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc lớn.
– Thế mạnh này được thể hiện trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước:
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
Trâu | 100,0 | 57,5 | 2,5 |
Bò | 100,0 | 16,2 | 11,1 |
+ Đàn trâu Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 57,5% và Tây Nguyên chiếm 2,5% đàn trâu cả nước.
+ Đàn bò Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 16,2% và Tây Nguyên chiếm 11,1% đàn bò cả nước.
– Ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ:
• Có điều kiện khí hậu lạnh ẩm.
• Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng.
• Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung.
• Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.
– Tây Nguyên:
+ Khí hậu cận xích đạo phù hợp cho chăn nuôi bò.
+ Có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn.
+ Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.