Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 183 Địa Lí 12: Cho bảng số liệu:
Bảng 40.1.Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | Sản lượng |
1986 | 40 |
1988 | 688 |
1990 | 2700 |
1992 | 5500 |
1995 | 7700 |
1998 | 12500 |
2000 | 16291 |
2002 | 16863 |
2005 | 18519 |
Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu do học sinh sưu tầm và giáo viên cung cấp, hãy viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý:
– Tiềm năng dầu khí của vùng.
– Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí.
– Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Trả lời:
– Tiềm năng dầu khí của vùng Đông Nam Bộ:
+ Các bể dầu khí có tiềm năng lớn nhất nước ta hiện nay là:
• Bể dầu khí Cửu Long với các mỏ đang khai thác Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng…
• Nam Côn Sơn với các mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây…
• Thềm lục địa Tây Nam (Bunga Kekwa ,Cái Nước) và bồn trũng sông Hồng (Mỏ khí Tiền Hải…)
+ Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn ở Đông Nam Bộ được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.
– Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí.
+ Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng được mở rộng.
+ Đang tiếp tục thăm dò phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương ,Bạch Ngọc…
+ Sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên 18.519 nghìn tấn (năm 2005), tăng gấp gần 463 lần.
+ Sản lượng dầu khí hàng năm tăng nhanh do được chú trọng đầu tư vốn và kĩ thuật khai thác.
– Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
+ Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng.
+ Phát triển công nghiệp hóa dầu.
+ Tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng phát triển bền vững và ngày càng đa dạng.
+ Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển)
Bài 2 trang 183 Địa Lí 12: Cho bảng số liệu:
Bảng 40.2: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ.
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Giá trị sản xuất công nghiệp | 1995 | 2005 |
Tổng số | 50508 | 199622 |
Nhà nước | 19607 | 48058 |
Ngoài nhà nước | 9942 | 46738 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 20959 | 104826 |
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm trên. Nêu Nhận xét.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ
– Thể loại biểu đồ: cột ghép
– Đơn vị: tỷ đồng
– Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét
– Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch và thay đổi qua các năm.
– Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ tăng từ 50.508 tỉ đồng (1995) lên 199.622 tỉ đồng (2005), tăng gấp 3,95 lần.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng mạnh, tăng từ 20.959 tỉ đồng (1995) lên 104.826 tỉ đồng (2005), gấp 5,0 lần và cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
+ Khu vực ngoài Nhà nước có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất nhưng có xu hướng tăng khá nhanh, tăng từ 9.942 tỉ đồng (1995) lên 46.738 tỉ đồng năm (2005), tăng gấp 4,7 lần và cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần).
+ Khu vực Nhà nước tăng, từ 19.607 tỉ đồng (1995) lên 48.58 tỉ đồng (2005), gấp 2,45 lần và thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.